I. Tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Doanh nghiệp A được cấp giấy phép kinh doanh để cung cấp dịch vụ trung gian thương mại. Chị Hồng là cán bộ phụ trách lĩnh vực hành chính của doanh nghiệp A, hỏi: Pháp luật quy định những hành vi nào liên quan trực tiếp đến giấy phép kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1, khoản 7 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí) quy định:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;
b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Như vậy, các hành vi liên quan trực tiếp đến giấy phép kinh doanh bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như trên.
2. Chị Hoàng là nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp K. Doanh nghiệp K Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại (không bao gồm dịch vụ quảng cáo). Chị đề nghị cho biết, giấy phép kinh doanh gồm những nội dung gì? Trường hợp kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp thì có bị xử phạt không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 11 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, quy định:
1. Nội dung Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;
c) Hàng hóa phân phối;
d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
đ) Các nội dung khác.
2. Thời hạn kinh doanh
a) Thời hạn kinh doanh đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này là 05 năm;
b) Thời hạn kinh doanh cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp.
Khoản 2, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Như vậy, Giấy phép kinh doanh gồm các nội dung như viện dẫn ở trên. Trường hợp kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.
3. Anh Bình là Trưởng phòng kinh doanh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài T. Công ty T muốn mở rộng phạm vi hoạt động thêm lĩnh vực cung cấp dịch vụ trung gian thương mại. Anh Bình đề nghị cho biết, những hoạt động nào phải được cấp giấy phép kinh doanh? Nếu kinh doanh dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa: gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;
c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;
d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Điểm a khoản 3, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ quy định trên, hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian thương mại thuộc trường hợp phải được cấp Giấy phép kinh doanh. Nếu kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.
4. Anh Phong là nhân viên công ty H. Anh Phong hỏi: Giấy phép kinh doanh của công ty anh làm việc sắp hết hiệu lực, nếu muốn tiếp tục kinh doanh thì có được gia hạn giấy phép không? Trường hợp kinh doanh khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP thì nếu thời hạn kinh doanh trên giấy phép kinh doanh hết hiệu lực mà không đề nghị cấp mới thì thuộc trường hợp chấm dứt hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Như vậy, đối với giấy phép kinh doanh thì pháp luật không quy định việc gia hạn giấy phép mà phải làm thủ tục cấp mới.
Điểm b khoản 3, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Như vậy, khi thời hạn kinh doanh trên giấy phép kinh doanh hết hiệu lực mà muốn tiếp tục kinh doanh thì phải đề nghị cấp mới giấy phép. Nếu kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực thì bị xử phạt như trên.
5. Chị Phương là nhân viên công ty G, phụ trách việc kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và phải được cấp giấy phép kinh doanh. Chị Phương hỏi: Nếu khi đã được cấp giấy phép kinh doanh mà trong quá trình kinh doanh không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định thì bị xử phạt không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm c khoản 3, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Theo quy định trên, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh thì bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.
6. Anh Quan làm việc tại công ty X. Anh đề nghị cho biết, giấy phép kinh doanh bị thu hồi trong trường hợp nào? Nếu giấy phép kinh doanh bị thu hồi mà tiếp tục hoạt động kinh doanh thì bị xử phạt với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định giấy phép kinh doanh bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án có mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị thu hồi;
c) Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh là giả mạo;
d) Ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép;
đ) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP trong 24 tháng liên tiếp;
e) Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn theo yêu cầu.
Khoản 4, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Trên đây là các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh thì bị xử phạt với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
7. Anh Hòa là nhân viên công ty R. Vừa qua, công ty R bị người có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt về hành vi sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh (có đối tượng là hoạt động sản xuất rượu công nghiệp) với mức phạt tiền là 50.000.000đồng. Qua tìm hiểu quy định pháp luật, anh Hòa hiểu hành vi này bị xử phạt với mức từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức. Vậy mức xử phạt nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm d khoản 3, khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp đối tượng là hoạt động sản xuất rượu công nghiệp thì mức phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt theo quy định. Do đó, mức phạt tiền của người có thẩm quyền đối với công ty R trong trường hợp nêu trên là phù hợp với quy định pháp luật.
8. Chị Loan là nhân viên công ty có vốn đầu tư nước ngoài TB. Chị đề nghị cho biết, những ngành, nghề nào cấm đầu tư kinh doanh? Nếu kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 quy định ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như sau:
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ
Điều 7 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Trên đây là ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Trường hợp kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) nêu trên.
9. Anh Bàng có người quen bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu. Anh hỏi, hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao).
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao.
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao.
- Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm có số lượng từ 1.000 bao trở lên.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Như vậy, hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu bị xử phạt với các mức phạt như trên tuỳ theo số lượng buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.
10. Cửa hàng kinh doanh của ông Trần bị lập biên bản về hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng. Ông Trần đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng dưới 5 kilôgam hoặc dưới 5 lít.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 5 kilôgam đến dưới 10 kilôgam hoặc từ 5 lít đến dưới 10 lít.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 10 kilôgam đến dưới 15 kilôgam hoặc từ 10 lít đến dưới 15 lít.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 15 kilôgam đến dưới 20 kilôgam hoặc từ 15 lít đến dưới 20 lít.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 20 kilôgam đến dưới 30 kilôgam hoặc từ 20 lít đến dưới 30 lít.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 30 kilôgam đến dưới 40 kilôgam hoặc từ 30 lít đến dưới 40 lít.
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 40 kilôgam đến dưới 50 kilôgam hoặc từ 40 lít đến dưới 50 lít.
- Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm có số lượng từ 30 kilôgam hoặc từ 30 lít trở lên.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Như vậy, hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng bị xử phạt với mức phạt tiền như trên tùy theo số lượng vi phạm.
11. Ông Hòa trú tại thành phố H, hỏi: hành vi buôn bán pháo nổ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định hành vi buôn bán pháo nổ như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kilôgam.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán nổ từ 0,5 kilôgam đến dưới 1 kilôgam.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 2 kilôgam đến dưới 3 kilôgam.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 3 kilôgam đến dưới 4 kilôgam.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 4 kilôgam đến dưới 5 kilôgam.
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam.
- Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm có số lượng từ 4 kilôgam trở lên.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Như vậy, hành vi buôn bán pháo nổ bị xử phạt với mức phạt tiền như trên tùy theo số lượng vi phạm.
12. Con trai bà Lan Anh bị phát hiện có hành vi sản xuất pháo nổ với số lượng 2,5 kg. Bà Lan Anh đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt tiền với mức phạt bao nhiêu?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm c khoản 4, khoản 9 Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) ...
b) ...
c) Buôn bán pháo nổ từ 2 kilôgam đến dưới 3 kilôgam;
d) ....
9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm tương ứng quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Theo các quy định trên, hành vi sản xuất pháo nổ với số lượng 2,5 kilôgam bị phạt tiền với mức từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp cá nhân vi phạm; nếu tổ chức có hành vi vi phạm bì bị phạt tiền với mức từ 40.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
13. Ông Nam bị phát hiện có hành vi tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng 60 bao. Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm b khoản 2, khoản 10 Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) ...
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
c) ...;
d) ....
10. Các mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cũng được áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với:
a) Hành vi vận chuyển hàng cấm;
b) Hành vi tàng trữ hàng cấm;
c) Hành vi giao nhận hàng cấm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Theo các quy định trên, hành vi tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng 60 bao bị phạt tiền với mức từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cá nhân vi phạm; nếu tổ chức có hành vi vi phạm bì bị phạt tiền với mức từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
14. Bà Hạnh trú tại huyện PL, tỉnh H hỏi, “hàng giả” thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Trên đây là quy định về “Hàng giả” thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bà tham khảo để biết.
15. Bà Thủy là chủ quầy thuốc tây tại thành phố H, tỉnh H, hỏi: thuốc giả, dược liệu giả là gì?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 33, 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 quy định như sau:
1. Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất, dược liệu;
b) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
c) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
d) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
2. Dược liệu giả là dược liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đúng loài, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo;
b) Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu bị cố ý chiết xuất hoạt chất;
c) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.
Trên đây là quy định về thuốc giả và dược liệu giả, bà Thủy tham khảo để biết.
16. Ông Tùng là chủ quầy thuốc tây tại huyện P, tỉnh H. Vừa qua, ông bị lập biên bản về hành vi buôn bán thuốc giả. Ông Tùng đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt với mức phạt tiền bao nhiêu?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Theo quy định điểm c khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) thì “hàng giả” gồm có thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016.
Khoản 1, 3, 4 Điều 9 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP), mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 dưới đây;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b dưới đây;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ quy định trên, hành vi buôn bán thuốc giả bị xử phạt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng tùy theo giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
17. Chị Thoa trú tại thành phố H, tỉnh H, chuyên bán mỹ phẩm. Vừa qua, chị bị lập biên bản về hành vi buôn bán hàng giả về là mỹ phẩm, thu lợi bất hợp pháp 4.000.000đồng. Chị đề nghị cho biết, hành vi này bị phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm a khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều 9 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP), mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 dưới đây.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b dưới đây;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Căn cứ quy định trên, hành vi vi phạm của chị Thoa bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
18. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật K có hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) thì “hàng giả” bao gồm: “d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng”.
Khoản 1, 3, 4 Điều 10 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 dưới đây;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ các quy định trên, hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký của cơ sở K bị xử phạt với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng tùy theo giá trị hàng giả tương đương với giá trị của hàng thật hoặc số lợi bất hợp pháp thu lợi được.
19. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Q có hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký, số lợi bất hợp pháp thu được là 40.000.000 đồng. Hành vi này của cơ sở Q bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) thì “hàng giả” bao gồm: “Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký”.
Điểm đ khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 dưới đây;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ các quy định trên, hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký, có số lợi bất hợp pháp thu được là 40.000.000 đồng của cơ sở Q bị xử phạt với mức phạt từ 200.000.000 đồng đến 280.000.000 đồng.
20. Ông Quý trú tại huyện PV, tỉnh H, hỏi: Cửa hàng X tại địa phương nơi ông cư trú có hành vi buôn bán một số mặt hàng bánh kẹo giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Ông Quý đề nghị cho biết, hành vi này của cửa hàng X bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) thì “hàng giả” bao gồm: “Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa”.
Khoản 1, 3, 4 Điều 11 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 dưới đây;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b dưới đây;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ các quy định trên, hành vi buôn bán một số mặt hàng bánh kẹo giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa bị xử phạt với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy theo giá trị hàng giả tương đương với giá trị của hàng thật hoặc số lợi bất hợp pháp thu lợi được mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
21. Bà Bình là chủ cửa hàng buôn bán mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Vừa qua, của hàng của bà Bình bị phát hiện có bán các mặt hàng là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất. Số lợi bất hợp pháp thu được là khoảng 25.000.000 đồng. Qua tìm hiểu, bà Bình được biết hành vi này có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Bà Bình đề nghị cho biết, mức xử phạt này có đúng không?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) thì “hàng giả” bao gồm: “Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa”.
Điểm d khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều 11 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 dưới đây;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b dưới đây;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Căn cứ quy định trên, hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có mức xử phạt gấp đôi so với hành vi vi phạm đối với các hàng hoá không thuộc khoản 2 Điều 11 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP). Do đó, hành vi vi phạm của Bình có mức xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
22. Vừa qua, ông Tài bị phát hiện có hành vi sản xuất bánh kẹo có nhãn bao bì giả mạo của một công ty chuyên sản xuất bánh kẹo. Hành vi này của ông Tài bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) thì “hàng giả” bao gồm: “Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa”.
Khoản 1, 3, 4 Điều 12 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 dưới đây;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, hành vi sản xuất bánh kẹo có nhãn bao bì giả mạo của một công ty chuyên sản xuất bánh kẹo của ông Tài bị xử phạt theo quy định nêu trên, mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tuỳ theo hàng giả tương đương giá trị số lượng của hàng thật hoặc số lợi bất hợp pháp thu được mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
23. Hộ kinh doanh bà Hồng có hành vi sản xuất mũ bảo hiểm có nhãn hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất. Số lợi bất hợp pháp thu được là 15.000.000 đồng. Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) thì “hàng giả” bao gồm: “Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa”.
Điểm c khoản 1, 2, 3, 4 Điều 12 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 dưới đây;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, hành vi sản xuất bánh kẹo có nhãn bao bì giả mạo của một công ty chuyên sản xuất bánh kẹo của ông Tài bị xử phạt theo quy định nêu trên, mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tuỳ theo hàng giả tương đương giá trị số lượng của hàng thật hoặc số lợi bất hợp pháp thu được mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm”.
Căn cứ quy định trên, hộ kinh doanh bà Hồng có hành vi sản xuất mũ bảo hiểm có nhãn hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất với số lợi bất hợp pháp thu được là 15 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
24. Ông Vinh có hành vi buôn bán các loại tem chất lượng giả đối với mặt hàng rượu. Hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm e khoản 7, khoản 8 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định “Hàng giả” bao gồm: tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
“Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
Khoản 1, 3, 4 Điều 13 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 500 đơn vị;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến dưới 3.000 đơn vị;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến dưới 5.000 đơn vị;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến dưới 10.000 đơn vị;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 dưới đây;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Như vậy, hành vi buôn bán các loại tem chất lượng giả đối với mặt hàng rượu của ông Vinh bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.
25. Bà An có hành vi nhập khẩu bao bì hàng hoá giả của thực phẩm, có số lượng 4.000 đơn vị. Hành vi này của bà An bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm e khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều 13 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến dưới 5.000 đơn vị.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Hành vi nhập khẩu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả;
b) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm;
c) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 dưới đây;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ quy định trên, hành vi của bà An bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
26. Bà Nga có hành vi sản xuất nhãn giả mặt hàng áo quần thời trang. Hành vi này của bà Nga bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1, 3, 4 Điều 14 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 500 đơn vị;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến dưới 3.000 đơn vị;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến dưới 5.000 đơn vị;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến dưới 10.000 đơn vị;
h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 dưới đây;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Như vậy, hành vi sản xuất nhãn giả mặt hàng áo quần thời trang của bà Nga bị xử phạt theo quy định nêu trên.
27. Ông Nam bị phát hiện có hành vi sản xuất bao bì hàng giả của thực phẩm với số lượng 700 đơn vị. Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm c khoản 1, 2, 3, 4 Điều 14 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm;
b) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 dưới đây;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 nêu trên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với hành vi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ quy định trên, hành vi sản xuất bao bì hàng giả của thực phẩm với số lượng 700 đơn vị của ông Nam bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
28. Bà Hoa có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu túi xách. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1, 4, 5 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 dưới đây;
b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Như vậy, hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu túi xách của bà Hoa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định như trên.
29. Ông Hoà có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu là thuốc phòng bệnh và thuốc, có giá trị nhập lậu 25.000.000 đồng. Hành vi này của ông Hoà bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm đ khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
c) Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ quy định trên, hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu là thuốc phòng bệnh và thuốc, có giá trị nhập lậu 25.000.000 đồng của ông Hoà bị phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
30. Bà Thanh bị phát hiện có hành vi cố ý giao nhận hàng hoá nhập lậu là mỹ phẩm. Hàng hóa nhập lậu có giá trị là 52.000.000 đồng. Hành vi này bị xử phạt với mức phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):
Điểm g khoản 1, điểm c khoản 2, kho Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định:
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
c) Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
a) Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
b) Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;
c) Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
Điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân”.
Căn cứ quy định trên, hành vi cố ý giao nhận hàng hoá nhập lậu là mỹ phẩm với giá trị hàng hóa nhập lậu là 52.000.000 đồng của bà Thanh bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
II. Tình huống giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
1. Chị Ánh làm việc tại Doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng DM. Tuy nhiên, Chị Ánh phát hiện Cửa hàng sử dụng hóa đơn đặt in nhưng không ký hợp đồng in bằng văn bản. Do đó, chị Ánh hỏi, trong trường hợp này Doanh nghiệp DM có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
Đồng thời, cũng tại Nghị định này, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản của Doanh nghiệp mua bán vật liệu DM sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
2. Bà S, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Tâm kinh doanh sắt thép và xi măng hỏi trong trường hợp Công ty bà bị mất hợp đồng nhưng không thực hiện việc khai báo mất hóa đơn thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định.
- Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Đồng thời, cũng tại Nghị định này, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không khai mất hóa đơn của doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đồng.
3. Trong quá trình thanh tra thuế tại Doanh nghiệp X, cơ quan thuế phát hiện Doanh nghiệp X đã thực hiện hành vi lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế. Doanh nghiệp X hỏi trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
- Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
- Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
- Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế;
- Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế của Doanh nghiệp X sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
4. Do bất cẩn nên Doanh nghiệp ACB đã làm cháy sổ sách, chứng từ và hóa đơn đã mua của cơ quan thuế. Các hóa đơn trên chưa được lập. Doanh nghiệp ACB hỏi trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi làm cháy hóa đơn đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập của Doanh nghiệp ACB sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
5. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải lập và giao hóa đơn cho người mua. Vậy, trường hợp bán hàng mà không xuất hóa đơn bị xử lý thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế và hóa đơn quy định:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua, trừ hành vi “không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất” và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không xuất hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc lập hóa đơn theo quy định.
6. Công ty xuất nhập khẩu thóc gạo đã không báo cáo giá mua xuất khẩu. Vậy, trong trường hợp này, công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 10 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu, gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu gạo; không báo cáo hoặc báo cáo không đúng lượng hàng hóa tồn kho dự trữ lưu thông của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không báo cáo giá mua thóc gạo xuất khẩu của Công ty sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
7. Hậu covid-19, kinh doanh vận tải khó khăn, Doanh nghiệp vận chuyển PT đã khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa. Vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp PT bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 6 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước; hành vi sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng được sử dụng tiền trợ giá, tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi khai khống hồ sơ thanh toán để nhận tiền trợ cước vận chuyển hàng hóa của Công ty sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền có được do khai khống hồ sơ.
8. Anh Long phản ánh Công ty xăng dầu HH đã bán xăng E92 cao hơn giá niêm yết. Anh Long hỏi: Trong trường hợp này Công ty xăng dầu HH sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi bán cao hơn giá niêm yết của Công ty xăng dầu HH sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc trả lại anh Long số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết.
9. Nhận thấy nhu cầu người dân cần mua khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn để phòng chống dịch bệnh covid 19, bà Z đã mua khẩu trang, dung dịch sát khuẩn về kinh doanh và bán với giá gấp 5 lần giá bình thường khi không có dịch. Hành vi này của bà Z có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điều 17 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa cao bất hợp lý của bà Z đã vi phạm pháp luật và bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, đồng thời bà Z bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do giá bán hàng hóa bất hợp lý.
10. Trong giai đoạn dịch bệnh covid 19, nhiều gia đình thực hiện giãn cách xã hội. Trên mạng xã hội, nhiều facebooker đã loan tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, gây tâm lý hoang mang cho nhiều người. Hành vi này sẽ xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi loan tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, gây tâm lý hoang mang của các facebooker đã vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
11. Nhận thấy nhu cầu thẩm định giá tăng cao, Trung tâm bồi dưỡng Z đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá với số lượng 100 học viên/lớp. Tuy nhiên Trung tâm đã không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu khi mở khóa học, lớp học. Hành vi này sẽ xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có một trong các hành vi sau:
- Không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu theo quy định trước khi mở khóa học, lớp học;
- Tổ chức một lớp học quá 70 học viên;
- Thực hiện không đúng việc lấy ý kiến đánh giá của học viên trên Phiếu đánh giá chất lượng khóa học theo quy định.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi tổ chức một lớp học quá 70 học viên và không gửi thông báo mở khóa học, lớp học kèm theo hồ sơ tài liệu theo quy định trước khi mở khóa học, lớp học của Trung tâm Z sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.0000 đồng.
12. Trường hợp cửa hàng Z niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
+ Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng của cửa hàng Z sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
13. Ông Z tố cáo Văn phòng công chứng ABC đã thu phí công chứng cao hơn mức phí theo quy định nhà nước. Trường hợp này, Văn phòng công chứng ABC sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định:
1. Phạt tiền đối với hành vi thu phí, lệ phí không đúng mức phí, lệ phí theo quy định của pháp luật như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 300.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày Quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp không xác định được người nộp phí, lệ phí để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền này vào ngân sách nhà nước”.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, tùy số tiền vi phạm thì hành vi vi phạm thu phí cao hơn mức phí quy định mà Văn phòng công chứng ABC sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động và buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho ông Z.
14. Trong quá trình thanh tra Công ty thẩm định giá XYZ, Đoàn thanh tra phát hiện Công ty đã thực hiện thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá. Hành vi này của Công ty XYZ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi Thực hiện thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, hành vi thẩm định giá mà không có hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đồng thời cũng không có văn bản yêu cầu thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá của Công ty XYZ sẽ bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
15. Ông L không còn hành nghề Thẩm định viên về giá. Ông đã cho công ty thẩm định giá XYZ thuê Thẻ thẩm định viên về giá. Hành vi này của ông L sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Giả mạo, cho thuê, cho mượn Thẻ thẩm định viên về giá;
- Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
- Hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, hành vi cho thuê Thẻ thẩm định viên về giá của ông L sẽ bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
16. Anh Z có nhờ doanh nghiệp thẩm định giá thẩm định bất động sản của mình để thực hiện mua bán nhưng anh nhận thấy doanh nghiệp thẩm định giá cố tình làm sai lệch kết quả so với giá trị tài sản của anh thấp hơn giá thị trường. Anh Z hỏi nếu anh có bằng chứng việc này thì doanh nghiệp thẩm định giá này bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giá 2012 quy định về hành vi cấm doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện: “Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá”
Khoản 14, 13 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định:
“13. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá và áp dụng xử phạt bổ sung.
14. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ có thời hạn từ 30 ngày đến 40 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều này.
Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá."
Căn cứ các quy định nêu trên, doanh nghiệp thẩm định giá thẩm có hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản sẽ bị phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng, đồng thời đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định.
17. Người có hành vi thông đồng với doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá bị xử phạt như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu một trong hai bên giao dịch có hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
18. Doanh nghiệp thẩm định giá có được yêu cầu một khoản tiền khác ngoài mức giá trên hợp đồng định giá hay không? Nếu yêu cầu thì bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điểm c khoản 3 Điều 10 Luật Giá 2012 quy định về hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện: Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng.
Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá không được nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng.
Điểm c khoản 8 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
19. Quy trình thẩm định giá tài sản gồm bao nhiêu bước? Doanh nghiệp không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá thì bị xử lý theo quy định pháp luật như thế nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
a) Điều 30 Luật Giá năm 2012 quy định quy trình thẩm định giá tài sản gồm 06 bước, cụ thể:
1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
4. Phân tích thông tin.
5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
b) Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá tài sản thì sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
20. Thẩm định viên về giá có được thực hiện thẩm định giá cho đơn vị mà họ mua cổ phần không? Nếu không mà vi phạm thì Thẩm định viên về giá sẽ bị phạt bao nhiêu nào?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Điểm c khoản 4 Điều 10 Luật Giá 2012 quy định thẩm định viên về giá hành nghề không được thực hiện hành vi: Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.
Điểm c Khoản 4, điểm c Khoản 5 và Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định:
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước có thời hạn từ 70 ngày đến 90 ngày Thẻ thẩm định viên về giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền do thông đồng với khách hàng, khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có) đối với hành vi vi phạm tại Khoản 4 Điều này”.
Căn cứ các quy định nêu trên, thẩm định viên về giá không được thực hiện thẩm định giá cho đơn vị mà họ mua cổ phần. Nếu không mà vi phạm thì Thẩm định viên sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài bị xử lý hành chính, thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định cho đơn vị mà họ mua cổ phần còn bị tước thời hạn từ 70 ngày đến 90 ngày Thẻ thẩm định viên về giá, đồng thời phải nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có).
III. Tình huống giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
1. Ông Trần Chiến có hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Hành vi của ông Trần Chiến có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 44 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản quy định:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp trong lĩnh vực thủy sản.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
b) Cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin, dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật;
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Trần Chiến sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
2. Ông Hoàng Mừng sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 m làm nghề lưới kéo để khai thác thuỷ sản trong khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi của ông Hoàng Mừng có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 7 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản quy định:
“1. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.
2. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đã được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Hoàng Mừng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm, buộc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm.
3. Ông Nguyễn Mạnh có hành vi khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm với khối lượng 12 ki-lô-gam (kg); chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi của ông Nguyễn Mạnh có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 8 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận hoặc phương án khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
2. Khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.
3. Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.
4. Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thả đủ số lượng cá thể loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản xuất được vào vùng nước tự nhiên trong thời gian quy định khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sản để nghiên cứu tạo nguồn giống và sản xuất giống thủy sản.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chuyển giao thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Buộc thả bổ sung thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Nguyễn Mạnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm, buộc chuyển giao thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm.
4. Ông Trần Hà có hành vi thả phao trái phép tại vùng đệm của khu bảo tồn biển. Hành vi của ông Trần Hà có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 9 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại vùng đệm của khu bảo tồn biển như sau:
a) Thả phao trái phép;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác hoạt động trái phép;
d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép;
đ) Xây dựng trái phép công trình hạ tầng;
e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trái phép.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển như sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như sau:
a) Hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Trần Hà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
5. Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản A không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định. Hành vi của Cở sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản A có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 10 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
c) Không ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
b) Công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển mục đích sử dụng giống thủy sản nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản, giống thủy sản bố mẹ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Cở sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản A sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển mục đích sử dụng giống thủy sản nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản.
6. Doanh nghiệp xuất khẩu giống hải sản B có hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Hành vi của Doanh nghiệp xuất khẩu giống hải sản B có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 11 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Doanh nghiệp xuất khẩu giống hải sản B sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy theo quy định đối với hành vi vi phạm.
7. Doanh nghiệp xuất khẩu giống hải sản C có hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định. Hành vi của Doanh nghiệp xuất khẩu giống hải sản C có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 12 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa và buộc cải chính tên giống thủy sản trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Doanh nghiệp xuất khẩu giống hải sản C sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa và buộc cải chính tên giống thủy sản trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm.
8. Doanh nghiệp sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản M có hành vi chưa gửi thông tin 5 sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. Hành vi của Doanh nghiệp M có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 13 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“ 1. Lưu thông thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin dưới 3 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 10 sản phẩm trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái chế sản phẩm nếu đáp ứng yêu cầu tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Doanh nghiệp M sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái chế sản phẩm nếu đáp ứng yêu cầu tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm.
9. Doanh nghiệp K là cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nơi bày bán, bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại. Hành vi của Doanh nghiệp K có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 14 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Nơi bày bán, bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;
b) Không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp K sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
10. Doanh nghiệp H là cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất 5 sản phẩm thức ăn thủy sản. Hành vi của Doanh nghiệp H có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 15 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất theo quy trình sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm, an toàn sinh học bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất dưới 5 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 10 sản phẩm đến dưới 15 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất từ 15 sản phẩm trở lên.
2. Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất dưới 3 sản phẩm;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất từ 10 sản phẩm trở lên.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không có tên trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái chế nếu đáp ứng quy định của mục đích tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và sản phẩm được sản xuất trong nước quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp H sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái chế nếu đáp ứng quy định của mục đích tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm.
11. Doanh nghiệp Q là cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm. Hành vi của Doanh nghiệp Q có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 16 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp Q sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm.
12. Ông Lê Dần có hành vi nuôi trồng thuỷ sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Hành vi của ông Lê Dần có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 17 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Lê Dần sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm.
13. Ông Nguyễn Bờ chủ tàu cá có hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất 20 mét có Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam. Hành vi của ông Nguyễn Bờ có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
e) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.”
Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a, b và điểm h khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ và i khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và điểm đ, e và điểm g khoản 3 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Nguyễn Bờ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm. Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm.
14. Ông Võ Biển chủ tàu cá có hành vi sử dụng tàu cá khai thác thủy sản vượt 16% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác. Hành vi của ông Nguyễn Bờ có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 22 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 10% đến dưới 20% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản vượt từ 20% đến 30% hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai “thác thủy sản vượt từ 30% trở lên hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác vượt quá hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Võ Biển sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu thủy sản khai thác vượt quá hạn ngạch sản lượng cho phép khai thác đối với hành vi vi phạm. Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm.
15. Ông Đặng Huế không nộp báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất 10 mét theo quy định. Hành vi của ông Đặng Huế có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 25 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét theo quy định;
b) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không có, không ghi, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định, trong trường hợp tái phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Đặng Huế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
16. Doanh nghiệp QA là doanh nghiệp nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có hành vi hoạt động không đúng vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản. Hành vi của Doanh nghiệp QA có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 26 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi đưa tàu vào vùng biển Việt Nam theo quy định;
b) Cập không đúng cảng được ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Không có hoặc không ghi hoặc ghi không đầy đủ hoặc không nộp: nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
đ) Không tiếp nhận giám sát viên hoặc trả giám sát viên không đúng địa điểm hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi hoạt động không đúng vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Doanh nghiệp QA sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm.
17. Ông Đào Hùng có hành vi sản xuất, mua bán ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản. Hành vi của ông Đào Hùng có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 27 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp hoặc thả neo tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Đào Hùng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm.
18. Ông Hồ Cư có hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, không sử dụng tàu cá. Hành vi của ông Hồ Cư có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 28 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Hồ Cư sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm.
19. Ông Văn Quốc có hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá. Hành vi của ông Văn Quốc có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 29 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với trường hợp có Giấy phép khai thác thủy sản;
b) Tịch thu chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Văn Quốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm đối với trường hợp có Giấy phép khai thác thủy sản. Tịch thu chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm.
20. Ông Cao Ngô có hành vi treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không đúng quy định đối với tàu cá Việt Nam. Hành vi của ông Cao Ngô có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 30 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc treo không đúng quy định đối với tàu cá Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc treo không đúng quy định đối với tàu cá nước ngoài.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Cao Ngô sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định.
IV. Tình huống giải đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi và xử lý vi phạm hành chính
1. Do trồng rừng sản xuất không hiệu quả, anh Nguyễn Văn H ở xã X huyện AL đã chuyển đổi sang trồng cây khác (diện tích 700m2) để có thu nhập cao hơn. Trong lúc đang gieo giống, anh bị Ủy ban nhân dân xã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Do đó, anh muốn biết theo quy định hiện hành thì hành vi vi phạm nêu trên bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) tại Điều 12 vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng quy định:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích dưới 800 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 600 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 400 m2.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.400 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 1.000 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 800 m2.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.400 m2 đến dưới 3.000 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.500 m2.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 3.000 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.000 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2;
b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.500 m2;
c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rừng sản xuất có diện tích 10.000 m2 trở lên;
b) Rừng phòng hộ có diện tích 7.500 m2 trở lên;
c) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 m2 trở lên.
Như vậy, theo quy định nêu trên với hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật (Rừng sản xuất có diện tích dưới 800 m2) sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
2. Công ty A được nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng với mục đích nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, qua kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh H phát hiện ngoài việc nghiên cứu khoa học, Công ty A còn tổ chức khai thác gỗ trái phép (0,9 m3 gỗ rừng tự nhiên) và đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi này. Anh Bùi Quang L là Giám đốc công ty hỏi: Với hành vi này, công ty A sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.”
- Khoản 3, khoản 8 và 9 Điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng:
a) Đối với gỗ loài thông thường:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và các dụng cụ, công cụ được sử dụng để thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;”.
c) Tịch thu phương tiện cơ giới đối với hành vi quy định tại Điều này gây thiệt hại như sau:
Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 2 từ 04 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 02 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 01 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;
Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm b của các khoản 2, khoản 3 từ 1,5 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;
Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c khoản 1 từ 0,5 m3 gỗ trở lên; tại điểm c của các khoản 2, khoản 3 từ 0,3 m3 gỗ trở lên;
Khai thác rừng trái pháp luật đối với thực vật rừng ngoài gỗ quy định tại điểm a khoản 4 trị giá 15.000.000 đồng trở lên; tại điểm b, điểm c khoản 4 trị giá 10.000.000 đồng trở lên;
d) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do không thực hiện đúng phương án khai thác, gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này như sau: Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 2 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 2 từ 1,5 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 3 từ 01 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c của các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 từ 0,3 m3 trở lên.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Như vậy, với hành vi khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng (dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên) thì Công ty A sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 13 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP viện dẫn nêu trên.
3. Hợp tác xã S là chủ rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất. Sau khi khai thác trắng diện tích 10,5 ha rừng tràm đã không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng theo quy định. Qua trình kiểm tra, Hạt kiểm lâm huyện NĐ phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi này. Anh V đại diện Hợp tác xã S hỏi, với hành vi nêu trên theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Tổ chức nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp.”
- Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.”
- Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng lửa không đúng quy định của pháp luật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
b) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;
c) Không tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Không bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
đ) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt ở những công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng;
e) Không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng;
g) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích 10 ha trở lên.”
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên với hành vi không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng (với diện tích 10,5 ha) thì Hợp tác xã S sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
4. Gia đình anh K ở xã Thượng Long huyện NĐ, có nương, rẫy gần khu vực rừng sản xuất. Vì thói quen thường đốt rơm rạ, gốc ngô sau khi thu hoạch, vừa qua, sau vụ thu hoạch lúa, ngô anh đã đốt và làm cháy 300m2 rừng sản xuất. Hành vi của anh đã bị Hạt kiểm lâm huyện NĐ lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1.000.000 đồng và buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương theo quy định. Do đó, anh hỏi việc xử phạt của Hạt kiểm lâm huyện có đúng quy định pháp luật hay không?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1, khoản 9 Điều 17 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 500 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 200 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 50 m2;
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá dưới 2.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì việc xử phạt vi phạm hành chính của Hạt kiểm lâm huyện NĐ là đúng quy định của pháp luật.
5. Thực hiện quy chế phối hợp trong quản lý và bảo vệ rừng, Hạt kiểm lâm huyện M phối hợp với Ủy ban nhân dân xã X tiến hành kiểm tra định kỳ tại tiểu khu 378, rừng phòng hộ phát hiện các biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng đã bị tháo dỡ. Qua điều tra, Công an xã đã làm rõ được Ngô Văn A là người thực hiện hành vi nêu trên. Hành vi của A theo quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 19 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Viết, vẽ, xóa các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, biển cảnh báo, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đào phá đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng;
b) Phá đường ranh cản lửa, kênh, mương, cống, đập ngăn nước, bể, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng;
c) Phá hàng rào, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đập phá bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng, nhà làm việc, tài sản, phương tiện dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng; làm hư hỏng các công trình khác phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.”
Như vậy, với hành vi tháo dỡ biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng thì A sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của các biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng theo quy định.
6. Anh Lê Văn T là chủ công ty vận chuyển vật liệu xây dựng ở huyện AL. Do không quản lý nhân viên chặt chẽ nên nhân viên của anh đã dùng xe của công ty để vận chuyển gỗ trái phép cho người quen (gỗ thông thường với khối lượng 0,7m3). Do đó, anh T hỏi: Với hành vi này theo quy định của pháp luật thì nhân viên của anh sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 1, khoản 20 Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“Hành vi vận chuyển lâm sản (trường hợp vận chuyển lâm sản bằng phương tiện thì xác định hành vi vi phạm từ thời điểm lâm sản đã được xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 7.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài thông thường dưới 01 m3;
d) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 0,5 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,1 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 7.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 7.000.000 đồng.”
“20. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
Sử dụng xe sản xuất, lắp ráp trái quy định; xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định; xe đeo biển số giả.”
Sử dụng xe tự ý cải tạo thành hai ngăn, hai đáy, hai mui trở lên; xe không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
Vận chuyển gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 trở lên; thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 25.000.000 đồng trở lên; sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc loài thông thường trị giá 25.000.000 trở lên; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá 15.000.000 đồng trở lên; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; ngà voi, sừng tê giác.
Vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 02 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc trị giá của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 05 m3 trở lên hoặc tổng trị giá các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật trị giá 25.000.000 đồng trở lên.”
Như vậy, với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật (Gỗ thuộc loài thông thường dưới 01 m3) sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 20 Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP viện dẫn nêu trên.
7. Anh Trần Thế A ở huyện PĐ cho biết, vừa qua gia đình hàng xóm anh bị Hạt kiểm lâm và Công an xã bắt gặp đang trồng sắn trên diện tích 350m2 trong khu vực rừng phòng hộ. Qua thu thập chứng cứ, Công an xã đã chứng minh được rằng vợ chồng hàng xóm là người trực tiếp chặt cây và đốt diện tích rừng phòng hộ nói trên để làm rẫy. Do đó, anh A hỏi hành vi này theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 14 Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.”
“14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi đào, bới, san ủi, nổ mìn, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên gây thiệt hại đến rừng;
b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh áp dụng đối với hành vi xả chất độc gây thiệt hại đến rừng;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
d) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.”
Như vậy, với hành vi nêu trên, hàng xóm của anh A sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 14 Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP nêu trên.
8. Hạt kiểm lâm huyện AL thông tin, qua công tác nắm tình hình, mới đây tại Quốc lộ 1A thuộc Tổ 7, xã H, Tổ công tác của Hạt kiểm lâm phối hợp với Công an huyện đã kiểm tra xe ô tô BKS: 75A- 816.XX do Nguyễn Văn C điều khiển, đi cùng trên xe có Bùi Văn T, phát hiện trong xe có 1 cá thể động vật đã chết, trọng lượng khoảng 30 kg. Tại cơ quan Kiểm lâm, Bùi Văn T khai nhận, cá thể động vật trên là Sơn Dương do T đánh bẫy được ở khu vực rừng gần nhà, sau khi bẫy được, T thuê Nguyễn Văn C chở từ xã ra huyện để bán thì bị Hạt kiểm lâm phát hiện, bắt giữ. Hành vi của T theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.”
- Khoản 15, khoản 16 Điều 21 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.”
“16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.”
Như vậy, với hành vi săn, bắt động vật rừng trái quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 15, khoản 16 Điều 21 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP như viện dẫn nêu trên.
9. Qua công tác theo dõi, nắm bắt tình hình, vào lúc 13 giờ ngày 03/5/2023, Tổ công tác Hạt Kiểm lâm huyện K mật phục tại khu vực thôn M, phát hiện chiếc xe ô tô tải mang biển kiểm soát 75A-025.XX do Trần Văn C điều khiển có dấu hiệu vận chuyển lâm sản, tiến hành ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra, qua kiểm tra trong thùng xe tải đang vận chuyển một số gỗ Gõ đỏ, thuộc nhóm IIA (0,45 m3). Người điều khiển phương tiện không xuất trình được hồ sơ liên quan đến nguồn gốc hợp pháp số lâm sản đang vận chuyển, Tổ công tác đưa phương tiện và tang vật về Hạt Kiểm lâm để lập hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật. Với hành vi này thì C sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
Hành vi vận chuyển lâm sản (trường hợp vận chuyển lâm sản bằng phương tiện thì xác định hành vi vi phạm từ thời điểm lâm sản đã được xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 7.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng;
c) Gỗ thuộc loài thông thường dưới 01 m3;
d) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 0,5 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,1 m3;
e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 7.000.000 đồng;
g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 7.000.000 đồng.”
- Khoản 20, 21 Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 07/2022/NĐ-CP) quy định:
“20. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:
Sử dụng xe sản xuất, lắp ráp trái quy định; xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định; xe đeo biển số giả.
Sử dụng xe tự ý cải tạo thành hai ngăn, hai đáy, hai mui trở lên; xe không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
Vận chuyển gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 trở lên; thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 25.000.000 đồng trở lên; sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc loài thông thường trị giá 25.000.000 trở lên; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá 15.000.000 đồng trở lên; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng trở lên.
Vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; ngà voi, sừng tê giác.
Vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 02 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc trị giá của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 05 m3 trở lên hoặc tổng trị giá các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật trị giá 25.000.000 đồng trở lên.
21. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b của các khoản 1, khoản 1a; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 1a, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.”
Như vậy, với hành vi vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật thì C sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 20, khoản 21 Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP như viện dẫn nêu trên.
10. Ông Đặng Ngọc M và bà Lê Thị B là hộ gia đình chuyên sử dụng bò đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại cho những hộ gia đình chăn nuôi bò có nhu cầu tại huyện AL, tỉnh H. Tuy nhiên, nguồn đực giống chưa được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo quy định. Do đó, ông hỏi, hành vi này có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 10 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại mà không có hồ sơ giống; đực giống chưa được kiểm tra, đánh giá chất lượng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về mua bán tinh, phôi giống vật nuôi sau đây:
a) Nơi bảo quản không tách biệt hoặc bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại;
b) Không có sổ sách theo dõi việc bảo quản, mua bán tinh, phôi.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về cá nhân làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi sau đây:
a) Không có chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi theo quy định;
b) Không có hồ sơ ghi chép thông tin về chủ hộ, số hiệu đực giống, cái giống, ngày phối giống, lần phối theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi mua bán trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi không có hồ sơ giống theo quy định.
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng giống vật nuôi sau đây:
a) Không có hồ sơ theo dõi chỉ tiêu chất lượng tinh trong thời gian kiểm tra, khai thác tinh đực giống;
b) Không có trang thiết bị chuyên dụng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để sản xuất, kiểm tra, đánh giá, bảo quản và vận chuyển tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng;
c) Sản xuất tinh từ đực giống chưa được kiểm tra năng suất cá thể;
d) Khai thác trứng giống không phải từ đàn giống cấp bố mẹ hoặc tương đương trở lên, trừ trường hợp khai thác trong tự nhiên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tiêu hủy tinh, trứng giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 5 Điều này.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên với hành vi sử dụng đực giống để phối giống trực tiếp nhằm mục đích thương mại mà đực giống chưa được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo quy định là hành vi vi phạm hành chính và theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
11. Doanh nghiệp X là doanh nghiệp chuyên về sản xuất giống tôm và cá da trơn tại huyện H. Qua kiểm tra, Đoàn thanh tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh H đã phát hiện và lập biên bản đối với hành vi sản xuất, mua bán giống vật nuôi có mỗi chỉ tiêu mức chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố với trị giá lô hàng khoảng 70 triệu đồng. Do đó, anh M là giám đốc doanh nghiệp X hỏi với hành vi này thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Điều 11 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán giống vật nuôi có mỗi chỉ tiêu mức chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán giống vật nuôi có mỗi chỉ tiêu mức chất lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn công bố đối với lô hàng có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng giống vật nuôi đã bán ra ngoài thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
- Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì doanh nghiệp X sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng giống vật nuôi đã bán ra ngoài thị trường đối với hành vi vi phạm.
12. Ông Ngô Văn K là chủ cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi tại huyện NĐ. Vừa qua, đoàn kiểm tra của huyện đã tiến hành kiểm tra, phát hiện cơ sở của ông không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học và đã lập biên bản vi phạm đối với hành vi vi phạm này. Do đó, ông K hỏi, với hành vi nêu trên thì sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 11 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán con giống vật nuôi mà không lưu, cập nhật đầy đủ hồ sơ giống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất mỗi loại giống vật nuôi mà không có hồ sơ giống, không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống; không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ giống theo quy định;
b) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán dòng, giống vật nuôi mới mà chưa có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng dòng, giống vật nuôi đã bán ra thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì với hành vi cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
13. Anh Lê Đình H ở xã Quảng Lợi huyện QĐ cho biết, gia đình anh cùng với nhiều hộ gia đình khác là nơi sản xuất và cung cấp giống gà chân đen lớn tại địa phương. Vừa qua, khi đi tập huấn về chăn nuôi tại xã thì được phổ biến là việc mua bán con giống mà không lưu đầy đủ hồ sơ giống là vi phạm pháp luật. Do đó, anh hỏi với hành vi này thì theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 12 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán con giống vật nuôi mà không lưu, cập nhật đầy đủ hồ sơ giống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất mỗi loại giống vật nuôi mà không có hồ sơ giống, không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống; không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ giống theo quy định;
b) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán dòng, giống vật nuôi mới mà chưa có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng dòng, giống vật nuôi đã bán ra thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì với hành vi mua bán con giống vật nuôi mà không lưu, cập nhật đầy đủ hồ sơ giống sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
14. Ông Đặng Ngọc M là chủ cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi X trên địa bàn xã B huyện PV. Vừa qua, đoàn kiểm tra của xã đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản đối với cơ sở của ông với hành vi không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm. Do đó, ông hỏi, với hành vi này theo quy định hiện hành thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định;
b) Không có biện pháp kiểm soát động vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
c) Không có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
d) Không thực hiện phân tích chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
đ) Không có người phụ trách kỹ thuật hoặc người phụ trách kỹ thuật có trình độ chuyên môn không phù hợp;
e) Không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm;
g) Không thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo; trừ trường hợp nguyên liệu, thành phẩm đã được bao gói kín hoặc các khu sản xuất được bố trí riêng biệt;
h) Không có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì hành vi không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
15. Công ty TNHH MTV K là doanh nghiệp chuyên mua bán thức ăn chăn nuôi, có trụ sở đóng tại địa bàn phường N, thành phố H. Qua phản ánh của bà con nhân dân và cơ quan thông tin đại chúng về nghi ngờ chất lượng sản phẩm của công ty. Cơ quan chức năng đã kiểm tra, phát hiện sản phẩm của công ty có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu 10% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng. Với hành vi vi phạm này, công ty sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 3, khoản 7 Điều 18 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.”
“7. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thu hồi và tái chế lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.”
- Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì Công ty K sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi và tái chế lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
16. Doanh nghiệp A kinh doanh thức ăn chăn nuôi, khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế doanh nghiệp thì thấy rằng một số sản phẩm hàng hóa là thức ăn chăn nuôi do doanh nghiệp cung cấp đã hết hạn sử dụng với giá trị hàng hóa vi phạm là 15.000.000 đồng. Với hành vi nêu trên, theo quy định hiện hành doanh nghiệp A sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 1, khoản 4 Điều 20 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“1. Hành vi mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm thức ăn chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 100.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy;
c) Buộc sửa đổi thông tin đối với lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
- Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì doanh nghiệp A sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp và buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.
17. Chị Lê Thanh C ở phường PH, thành phố H cho biết: Xung quanh địa bàn nơi chị sinh sống nhận thấy hiện nay có tình trạng cơ sở chăn nuôi, giết mổ thực hiện việc bơm nước vào gia súc, gia cầm để tăng trọng lượng. Hành vi này thể hiện sự gian dối thương mại. Do đó, chị hỏi hành vi nêu trên theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4, khoản 5 và 6 Điều 24 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“4. Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi phá hoại hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xử lý nhiệt đối với động vật thuộc hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.”
Như vậy, với hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ thì tùy theo khối lượng động vật vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên.
18. Anh M ở phường X, thành phố H cho biết, khu vực anh sinh sống có gia đình bà A dùng tầng 4 của căn nhà đang ở để nuôi yến. Bà đã dùng hệ thống loa phát ra âm thanh để dẫn dụ đàn yến về. Tuy nhiên, hệ thống âm thanh của gia đình bà A quá ồn ào, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh. Do đó, anh hỏi hành vi này có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 5 Điều 27 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến vượt mức tiếng ồn tối đa cho phép theo quy định;
b) Phát âm thanh để dẫn dụ chim yến ngoài khoảng thời gian theo quy định.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên với hành vi sử dụng thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến vượt mức tiếng ồn tối đa cho phép theo quy định là hành vi vi phạm hành chính và theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục là buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn theo quy định.
19. Anh Bùi Viết C, cho biết địa phương anh là nơi có nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, gà, vịt … trên địa bàn huyện X. Tuy nhiên, việc am hiểu các quy định về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi còn hạn chế. Do đó, anh muốn biết để tuyên truyền vận động bà con chăn nuôi không sử dụng chất cấm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, anh hỏi theo quy định hiện hành thì hành vi vi phạm nêu trên bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4, khoản 5 Điều 28 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“4. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định viện dẫn nêu trên.
20. Ông Long là chủ cơ sở giết mổ gia súc KL. Tuy nhiên, qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện cơ sở ông không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ theo quy định và lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi này. Do đó, ông hỏi với hành vi này theo quy định hiện hành thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 29 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;
c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, phá hoại, xâm phạm trái phép hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
4. Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi phá hoại hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xử lý nhiệt đối với động vật thuộc hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì với hành vi không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
21. Ông A là chủ trang trại chăn nuôi gia súc quy mô nhỏ ở xã QL huyện PĐ vừa bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Ông A hỏi, mức xử phạt này có đúng quy định pháp luật hay không?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
- Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư;
d) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định pháp luật.”
- Khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 30 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
- Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“1. Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định viện dẫn nêu trên thì việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A là không phù hợp với quy định của pháp luật.
22. Gia đình chị M ở thôn MX xã Q huyện NĐ là chủ hộ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, hộ gia đình chị không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Nhận tin báo của bà con, Ủy ban nhân dân xã đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này. Do đó, chị M hỏi, với hành vi nêu trên theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 31 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, thì với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
23. Anh Nguyễn Văn A là chủ cơ sở X chuyên sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi. Trong lần thanh tra vừa qua, cơ sở của anh đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không có kho bảo quản sản phẩm. Do đó, anh hỏi với hành vi nêu trên theo theo quy định của pháp luật thì anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường;
b) Không thực hiện phân tích chất lượng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
c) Không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất sản phẩm;
d) Không có đầy đủ thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, bảo đảm độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường;
đ) Không có kho bảo quản sản phẩm;
e) Không có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật bảo đảm an toàn cho người và môi trường trong trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.”
Như vậy, với hành vi không có kho bảo quản sản phẩm anh A sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
24. Chị Ngô Thị M cho biết cơ sở của chị chuyên sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, tuy nhiên đang trong thời gian chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc đình chỉ sản xuất, thì cơ sở của chị vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm này. Do đó, chị hỏi với hành vi này theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 5, khoản 7 Điều 33 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ sản xuất.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc tái chế sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng;
c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì với hành vi sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ sản xuất sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục là buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đối với hành vi vi phạm; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.”.
25. Anh Bùi Quang T, ở xã A, thị xã HT nhiều năm đi làm ăn xa ở thành phố H, do tình hình dịch việc làm ăn không được thuận lợi, gia đình anh quay về địa phương và mở một trang trại tại địa bàn xã để nuôi gà, vịt kết hợp với trồng hoa màu. Tuy nhiên, khu vực này là khu vực quy hoạch không được phép chăn nuôi. Anh đã bị Chủ tịch UBND xã xử phạt 2 triệu đồng và buộc anh di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Anh muốn biết việc xử phạt trên của Chủ tịch UBND xã có đúng quy định của pháp luật không?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 24 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì việc xử phạt của Chủ tịch tịch Ủy ban nhân dân phường A là đúng quy định của pháp luật.
26. Cửa hàng chị M do buôn bán thực phẩm không hợp vệ sinh gây ra nhiều vụ ngộ độc gây xôn xao dư luận nên đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Vậy việc xử phạt đối với cửa hàng chị M có phải thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng không? Nếu có thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy đinh:
“Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt”
Theo đó, trường hợp của cửa hàng T đã có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm gây ra nhiều vụ ngộ độc gây xôn xao dư luận nên việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cửa hàng chị M thuộc trường hợp phải công bố công khai về việc xử phạt.
Việc công bố được thực hiện theo Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đối với các trường hợp vi phạm phải được công bố công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Trường hợp đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính, thì cũng phải thực hiện công bố công khai theo quy định tại khoản này.
- Nội dung thông tin công bố công khai gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân, quốc tịch của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả và thời gian thực hiện.
- Người đứng đầu cơ quan báo hoặc người chịu trách nhiệm quản lý nội dung của trang thông tin điện tử và thời hạn công bố công khai có trách nhiệm:
+ Đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Đăng công khai thông tin đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạm hành chính ít nhất 01 lần, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;
+ Đăng tin đính chính trong thời hạn 01 ngày làm việc trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
- Thủ trưởng cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm:
+ Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố công khai;
+ Đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính.
- Đính chính thông tin sai lệch:
+ Trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, thì phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính;
+ Việc đính chính được thực hiện 01 lần đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.
- Trường hợp việc công bố công khai việc xử phạt không thể thực hiện đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì những lý do bất khả kháng, thì người có trách nhiệm công bố công khai phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và thực hiện công bố công khai việc xử phạt ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục.
- Kinh phí thực hiện công bố công khai và đính chính thông tin sai lệch được chi trả bằng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên từ cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
27. Chi cục Hải quan F vừa phát hiện ra một lô hàng giả đang được vận chuyển đi tiêu thụ. Để có căn cứ xác định khung tiền phạt và thẩm quyền xử phạt, Chi cục Hải quan F cần thực hiện xác định giá trị lô hàng giả này. Vậy theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, việc xác định giá trị tang vật được thực hiện như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó. (Khoản 1 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính).
Do tang vật thu được là hàng giả nên theo điểm d khoản 2 Điều 60 thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ nêu trên để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 48 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
- Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
- Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
- Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
28. Sau khi nhận được tin báo của quần chúng tại nhà anh M đang có chứa nhiều chân gà bị ôi thiu đang chờ được chở đi tiêu thụ, Chủ tịch xã quyết định cử người đến khám nhà anh M để xử phạt và ngăn chặn hành vi vi phạm. Theo quy định của pháp luật, quyết định của Chủ tịch xã có đúng thẩm quyền hay không?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và ít nhất 01 người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.”
Như vậy, căn cứ theo khoản 2 Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính nêu trên thì trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, chỗ cất giấu tang vật là nhà anh M, do đó việc Chủ tịch xã quyết định khám nhà anh M là không đúng thẩm quyền.
29. Anh T là Trưởng Công an xã K, huyện AL. Anh T đang phải xử lý hành chính một trường hợp cháu V (15 tuổi) vì tội trộm cắp tài sản. Theo quy định của pháp luật, khi xử lý trường hợp của cháu V, anh T phải tuân theo những nguyên tắc xử lý nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính chung, khi xử lý đối với cháu V, 15 tuổi (người chưa thành niên) thì anh T còn phải áp dụng các nguyên tắc sau đây:
- Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;
- Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;
- Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
- Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
- Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần thứ năm của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
30. Cháu B (15 tuổi) bị bắt khi đang thực hiện hành vi trộm cắp gà nhà hàng xóm. Do đây là lần đầu tiên B vi phạm, nên anh D trưởng công an xã dự định áp dụng biện pháp nhắc nhở để thay thế các hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với B. Theo quy định của pháp luật, việc áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với B phải đáp ứng các điều kiện nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 26 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“1. Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính để người chưa thành niên nhận thức được những vi phạm của mình.
2. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:
a) Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
3. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở. Việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành biên bản.”
Như vậy, căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP thì đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở là: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.”
Do B mới 15 tuổi nên để áp dụng biện pháp nhắc nhở, B phải tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình thì sẽ được xem xét áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Anh D sẽ căn cứ vào điều kiện này để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở. Việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành văn bản./.