Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Giải đáp một số trường hợp về chế độ đối người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động
Ngày cập nhật 04/05/2022

1. Chị Hoa đang làm công nhân tại doanh nghiệp A, chị dự định 3 tháng tới sẽ chuyển sang làm cho doanh nghiệp B thì phát hiện bị bệnh nghề nghiệp, được xác định làm suy giảm lao động 5%. Chị Hoa đề nghị cho biết, chị có thuộc trường hợp đưọc bồi thường bệnh nghề nghiệp không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định các trường hợp được bồi thường thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ trường hợp nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).  

b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, chị Hoa thuộc trường hợp được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động (doanh nghiệp A).

2. Chị Thanh là nhân viên văn phòng của Công ty T chuyên về xây dựng. Chị hỏi: Tại Công ty T có một số người lao động bị tại nạn lao động thuộc trường hợp được bồi thường tai nạn lao động, trong đó có ông An đã từng bị tai nạn lao động trước đó, nay lại bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của ông gây ra. Đối với những trường hợp như ông An, có được cộng dồn thêm vụ tai nạn lần trước với lần này để bồi thường không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định nguyên tắc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

1. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

2. Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:

- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

Căn cứ quy định trên, tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó. Do đó, trường hợp ông An không được cộng dồn thêm vụ tai nạn lần trước với lần này để bồi thường.

3. Chị Phú bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 10%. Định kỳ, chị Phú giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 20%. Vậy mức bồi thường bệnh nghề nghiệp đối với chị Phú được quy định như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động được tính như sau:

1. Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

Công thức:

Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

Trong đó:

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Bảng tính mức bồi thường từ người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Mức suy giảm khả năng lao động (%)

Mức bồi thường ít nhất Tbt (tháng tiền lương)

Từ 5 đến 10

1,50

11

1,90

12

2,30

13

2,70

14

3,10

15

3,50

16

3,90

17

4,30

18

4,70

19

5,10

20

5,50

21

5,90

22

6,30

23

6,70

24

7,10

25

7,50

26

7,90

27

8,30

28

8,70

29

9,10

30

9,50

31

9,90

32

10,30

33

10,70

34

11,10

35

11,50

36

11,90

37

12,30

38

12,70

39

13,10

40

13,50

41

13,90

42

14,30

43

14,70

44

15,10

45

15,50

46

15,90

47

16,30

48

16,70

49

17,10

50

17,50

51

17,90

52

18,30

53

18,70

54

19,10

55

19,50

56

19,90

57

20,30

58

20,70

59

21,10

60

21,50

61

21,90

62

22,30

63

22,70

64

23,10

65

23,50

66

23,90

67

24,30

68

24,70

69

25,10

70

25,50

71

25,90

72

26,30

73

26,70

74

27,10

75

27,50

76

27,90

77

28,30

78

28,70

79

29,10

80

29,50

81 đến tử vong

30,00

 

Căn cứ quy định trên, trường hợp chị Phú được bồi thường như sau:

- Mức bồi thường lần thứ nhất:

Tbt = 1,5 + {(10 - 10) x 0,4} = 1,5 (tháng tiền lương).

- Mức bồi thường lần thứ hai (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là: 20%-10% = 10%):

Tbt = 10 x 0,4 = 4,0 (tháng tiền lương).

Như vậy, chị Phú có thể căn cứ theo quy định nêu trên để xác định mức bồi thường của mình.

4. Ông Mạnh bị tai nạn lao động trong lúc làm việc tại công trường. Theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động, nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của ông Mạnh gây ra. Trong trường hợp này, ông Mạnh có được bồi thường tai nạn lao động không?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trường hợp được bồi thường tai nạn lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ trường hợp nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).   

Khoản 1, 2 Điều 4 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH nêu trên quy định trợ cấp tai nạn lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và nguyên tắc trợ cấp như sau:

1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Theo các quy định trên, trường hợp ông Mạnh bị tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra. Do đó, ông được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động. Việc trợ cấp tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

5. Ông Sang bị tai nạn lao động do lỗi vi phạm quy định về an toàn lao động. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông là 15%. Ông Sang được trợ cấp tai nạn lao động với mức bao nhiêu?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định mức trợ cấp lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

1. Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

2. Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH:

Công thức:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Bảng tính mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Mức suy giảm khả năng lao động (%)

Mức bồi thường ít nhất Tbt (tháng tiền lương)

Mức trợ cấp ít nhất Ttc (tháng tiền lương)

Từ 5 đến 10

1,50

0,60

11

1,90

0,76

12

2,30

0,92

13

2,70

1,08

14

3,10

1,24

15

3,50

1,40

16

3,90

1,56

17

4,30

1,72

18

4,70

1,88

19

5,10

2,04

20

5,50

2,20

21

5,90

2,36

22

6,30

2,52

23

6,70

2,68

24

7,10

2,84

25

7,50

3,00

26

7,90

3,16

27

8,30

3,32

28

8,70

3,48

29

9,10

3,64

30

9,50

3,80

31

9,90

3,96

32

10,30

4,12

33

10,70

4,28

34

11,10

4,44

35

11,50

4,60

36

11,90

4,76

37

12,30

4,92

38

12,70

5,08

39

13,10

5,24

40

13,50

5,40

41

13,90

5,56

42

14,30

5,72

43

14,70

5,88

44

15,10

6,04

45

15,50

6,20

46

15,90

6,36

47

16,30

6,52

48

16,70

6,68

49

17,10

6,84

50

17,50

7,00

51

17,90

7,16

52

18,30

7,32

53

18,70

7,48

54

19,10

7,64

55

19,50

7,80

56

19,90

7,96

57

20,30

8,12

58

20,70

8,28

59

21,10

8,44

60

21,50

8,60

61

21,90

8,76

62

22,30

8,92

63

22,70

9,08

64

23,10

9,24

65

23,50

9,40

66

23,90

9,56

67

24,30

9,72

68

24,70

9,88

69

25,10

10,04

70

25,50

10,20

71

25,90

10,36

72

26,30

10,52

73

26,70

10,68

74

27,10

10,84

75

27,50

11,00

76

27,90

11,16

77

28,30

11,32

78

28,70

11,48

79

29,10

11,64

80

29,50

11,80

81 đến tử vong

30,00

12,00

 

Theo quy định trên, mức trợ cấp lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với ông Sang là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).

 6. Chị Hoa là nhân viên Công ty S và là Chủ tịch công đoàn tại Công ty này. Thời gian qua, có một số trường hợp người lao động thuộc diện được bồi thường, trợ cấp, nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo thông tin của người lao động, mức bồi thường, trợ cấp, trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương nhưng người lao động cảm thấy không đúng với mức lương trong tháng đó của họ. Để giải thích cho người lao động hiểu và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp có sự vi phạm, chị Hoa đề nghị cho biết, tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của chủ sử dụng lao động được quy định như thế nào?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điều 5 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

2. Mức tiền lương tháng quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo từng đối tượng như sau:

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).

b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.

c) Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.

d) Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.

Trên đây là quy định tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chị Hoa căn cứ từng trường hợp cụ thể của người lao động để giải thích hoặc bảo vệ quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định pháp luật.

7. Anh Hùng là công nhân của Công ty P. Vừa qua, anh bị tai nạn lao động và đã được giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động là 15%. Anh Hùng đề nghị cho biết, trong thời hạn bao lâu thì anh được nhận tiền bồi thường tai nạn lao động?

Trả lời (mang tính chất tham khảo):

Điều 7 Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quy định thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp như sau:

1. Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.

2. Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.

Theo quy định trên, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động thì Công ty P phải có quyết định bồi thường, trợ cấp đối với anh Hùng. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Công ty P ra quyết định bồi thường, trợ cấp, anh Hùng được nhận tiền bồi thường (thanh toán một lần).

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.521.055
Lượt truy cập hiện tại 2.734