I. TÌNH HUỐNG GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
1. Chị Hoa làm việc tại doanh nghiệp A. Doanh nghiệp A mới được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm. Chị Hoa hỏi, pháp luật quy định về thông báo hoạt động dịch vụ việc làm như thế nào? Trường hợp thông báo không theo quy định thì bị xử phạt không?
Điều 30 Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm quy định thông báo hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tên người đại diện theo pháp luật thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm, số điện thoại, e-mail, website.
2. Trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
3. Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh về địa điểm mới kèm theo giấy tờ chứng minh điều kiện theo quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước ngày thực hiện chuyển địa điểm.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có hành vi thông báo hoạt động dịch vụ việc làm không theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định số 28/2020/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, chị Hoa căn cứ quy định tại Điều 30 Nghị định số 23/2021/NĐ-CP nêu trên để thông báo hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp A đúng quy định. Trường hợp doanh nghiệp A không thực hiện theo quy định thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Nhận thấy nhiều người trẻ có nhu cầu tìm kiếm việc làm, anh Trần và nhóm bạn đã thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm, tìm kiếm công việc và kết nối với người lao động. Tuy nhiên nhóm anh Trần lại không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Khoản 3 và 4 Điều 6 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không phải là trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập hợp pháp hoặc không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Căn cứ quy định trên, anh Trần và những người bạn của anh bị phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu.
3. Chị Hoa là nhân viên công ty TH. Do tình hình dịch bệnh nên công ty gặp khó khăn trong hoạt động, sản xuất. Một số người đã bị chuyển làm công việc khác so với hợp đồng lao động, chị nghe nói trong thời gian tiếp theo, chị cũng nằm trong danh sách bị điều chuyển công việc. Chị Hoa đề nghị cho biết, pháp luật quy định việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như thế nào, có thông báo rõ thời hạn điều chuyển không và trường hợp không thông báo rõ về thời hạn điều chuyển thì có bị xử phạt không?
Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 nêu trên, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định.
Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo các quy định nêu trên, khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động. Trường hợp vi phạm quy định này thì doanh nghiệp bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
4. Anh Hoàng đã ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp K. Theo đó, địa điểm làm việc là tại văn phòng trụ sở chính của doanh nghiệp K tại thành phố H. Tuy nhiên, khi nhận việc thì anh được bố trí làm việc tại chi nhánh nơi có phân xưởng của doanh nghiệp đóng tại huyện PĐ. Anh Hoàng đề nghị cho biết, trong trường hợp này anh có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước không và doanh nghiệp K có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thực hiện công việc theo hợp đồng lao động: Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động được quy định tại Điều 29 của Bộ luật lao động.
Điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định nêu trên, anh Hoàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước vì không được bố trí địa điểm làm việc theo giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp doanh nghiệp K bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
5. Chị Thanh là nhân viên tại doanh nghiệp NM. Chị đang mang thai tháng thứ ba, vừa qua, bác sỹ yêu cầu chị cần phải nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 20 ngày nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chị Thanh đề nghị cho biết, trường hợp này chị có thể thỏa thuận với doanh nghiệp để tạm hoãn hợp đồng lao động không? Nếu hết thời hạn tạm hoãn, doanh nghiệp không nhận chị trở lại làm việc thì có bị xử phạt hành chính không?
Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai như sau:
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 10 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, chị Thanh có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019; khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận lại lao động theo quy định tại ĐIều 31 Bộ luật Lao động năm 2019. Trường hợp không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì doanh nghiệp MN bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc.
6. Anh Hùng là nhân viên tại công ty QT. Theo hợp đồng lao động, anh phụ trách công tác xuất nhập khẩu của công ty. Vừa qua, công ty điều chuyển anh sang bộ phận quản lý kho, hàng của công ty. Anh Hùng hỏi, công ty QT có quyền chuyển anh làm công việc khác so với hợp đồng lao động không? Trường hợp vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 nêu trên, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật luật Lao động.
Điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp được quyền chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019. Do anh Hùng không nói rõ việc công ty QT chuyển anh làm việc khác so với hợp đồng lao động là vì lý do gì, thời hạn như thế nào và anh có đồng ý bằng văn bản không nên không thể nói công ty QT có vi phạm quy định này hay không. Trường hợp công ty QT có vi phạm thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
7. Chị Hoa là công nhân tại nhà máy S. Chị cho biết, một số công nhân thường bị người chủ quản đe dọa dùng, ép buộc họ phải làm thêm những việc khác trái với ý muốn. Việc này pháp luật có xử phạt hành chính không?
Khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
Hành vi ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động và nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động (Điều 8, Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2019).
Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, trường hợp nếu hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi lao động là của người chủ quản tại phân xưởng nơi chị Hoa làm việc thì hành vi này bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng, người lao động cần báo vấn đề này lên người sử dụng lao động để có biện pháp xử lý, chấm dứt hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi lao động.
8. Doanh nghiệp GH vừa qua đã chấm dứt hợp đồng lao động với 20 công nhân. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều công nhân phản ánh tất cả các lao động bị chấm dứt hợp đồng đều không được trả tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, thậm chí một số trường hợp còn bị doanh nghiệp không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động. Trường hợp này doanh nghiệp GH bị xử phạt hành chính như thế nào?
Khoản 1 và 3 Điều 11 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định;
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động;
b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi của doanh nghiệp GH bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động; Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
9. Chị Hoàng là nhân viên doanh nghiệp BN. Trong thời gian tới, doanh nghiệp BN có sự thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động nên dự kiến sẽ cho thôi việc khoảng 5 lao động. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có phải xây dựng phương án sử dung lao động không, việc cho thôi việc đối với người lao động có cần phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động không? Trường hợp vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?
Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau:
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đối với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo bằng văn bản trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
b) Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo các quy định nêu trên, doanh nghiệp BH thuộc trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. Trong trường hợp này, nếu ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Việc cho thôi việc đối với người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động. Trường hợp vi phạm các nội dung này thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi trên.
10. Chi Hằng là lao động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động VQ. Chị hỏi, trong trường hợp được doanh nghiệp khác thuê lại lao động và bị phân biệt đối xử so với người lao động của doanh nghiệp đó thì pháp luật có xử phạt hành vi phân biệt đối xử này không?
Điều 57 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động như sau:
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp;
- Phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp thuê lại lao động có nghĩa vụ không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình. Trường hợp vi phạm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6000.000 đồng đối với tổ chức.
11. Doanh nghiệp PL đang cần lao động để hỗ trợ công tác hành chính của công ty trong một thời gian. Doanh nghiệp PL có thể thuê lại lao động này không? Trường hợp thuê lại lao động thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo danh mục được ban hành kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có 20 nhóm công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, gồm: 1. Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký. 2. Thư ký/Trợ lý hành chính. 3. Lễ tân. 4. Hướng dẫn du lịch. 5. Hỗ trợ bán hàng. 6. Hỗ trợ dự án. 7. Lập trình hệ thống máy sản xuất. 8. Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông. 9. Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất. 10. Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy. 11. Biên tập tài liệu. 12. Vệ sĩ/Bảo vệ. 13. Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại. 14. Xử lý các vấn đề tài chính, thuế. 15. Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô. 16. Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất. 17. Lái xe. 18. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển. 19. Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí. 20. Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay.
Điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có hành vi thuê lại lao động làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp PL có thể thuê lại lao động trong lĩnh vực Thư ký/Trợ lý hành chính. Trường hợp thuê lại lao động ngoài danh mục công việc nêu trên thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
12. Vừa qua, doanh nghiệp VC có ký hợp đồng thuê lại lao động với bên cho thuê là doanh nghiệp T. Tuy nhiên, sau đó, doanh nghiệp VC mới biết doanh nghiệp T có Giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động. Trong trường hợp này, doanh nghiệp VC bị xử phạt hành chính không?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê lại).
Điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có hành vi ký hợp đồng thuê lại lao động với bên cho thuê lại lao động không có Giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi ký hợp đồng thuê lại lao động với bên cho thuê lại lao động không có Giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động của daonh nghiệp VC bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
13. Doanh nghiệp HG đang có xảy ra tranh chấp lao động nên bị thiếu lao động để sản xuất. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp HG có thể thuê lại lao động được không?
Khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 53 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Trong trường hợp để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động thì bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại.
Điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có hành vi thuê lại lao động khi bên thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, trường hợp để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động thì bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại. Trường hợp vi phạm thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
14. Doanh nghiệp HD thực hiện thay đổi cơ cấu, công nghệ nên đã cho thôi việc một số lao động. Để thay thế người lao động bị cho thôi việc trong trường hợp này, doanh nghiệp HD dự kiến thuê lại lao động có được không?
Khoản 3 Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Điểm c khoản 3 Điều 53 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định trường hợp thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại.
Điểm d khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có hành vi thuê lại lao động để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Nếu thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ thì bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại. Nếu vi phạm thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
15. Qua kiểm tra tại doanh nghiệp YB về hoạt động cho thuê lại lao động, ghi nhận doanh nghiệp YB có hành vi không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động. Hành vi này cua doanh nghiệp YB bị xử phạt như thế nào?
Điều 56 Bộ luật Lao động quy định ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng lao động, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động;
- Không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật;
- Không niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê;
- Không báo cáo kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ như trên. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
16. Chi Bình là lao động của công ty cho thuê lại lao động S. Chị cho biết, công ty S trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động. Trường hợp công ty S có vi phạm pháp luật lao động không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có nghĩa vụ bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
Khoản 4, điểm a khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt tiền đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 nêu trên;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp S có hành vi trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động là vi phạm pháp luật về lao động. Hành vi này bị phạt tền với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy vào số lượng người lao động bị doanh nghiệp có hành vi vi phạm nêu trên.
17. Doanh nghiệp ML đã thuê lại lao động để thực hiện nhiệm vụ tại doanh nghiệp. Khi chưa hết thời hạn thuê lại lao động thì công việc đã cơ bản tạm ổn. Vậy doanh nghiệp ML có thể chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác không?
Khoản 4 Điều 53 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Khoản 5, điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác;
c) Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp ML không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác. Trường hợp vi phạm thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm.
18. Doanh nghiệp PH thực hiện cho thuê lại lao động. Vừa qua, doanh nghiệp PH nhận được đề nghị của người sử dụng lao động về việc cho thuê lại lao động với thời hạn 18 tháng. Doanh nghiệp PH từ chối vì theo qu định chỉ được cho thuê lại người lao động không quá 12 tháng. Tuy nhiên, bên thuê lại đề nghị tăng gấp 3 tiền thuê lại so với giá thông thường nếu doanh nghiệp PH đồng ý với thời hạn cho thuê lại là 18 tháng. Với đề nghị này, doanh nghiệp PH đã đồng ý cho thuê lại lao động với thời hạn 18 tháng. Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 6, điểm b, c khoản 7 Điều 12 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
c) Cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng;
d) Cho thuê lại lao động khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc cho thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
đ) Sửa chữa nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 nêu trên;
b) Tịch thu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 nêu trên.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng của doanh nghiệp PH bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
19. Doanh nghiệp NB bị Đoàn kiểm tra lập biên bản về hành vi vi phạm không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác. Doanh nghiệp NB đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Điều 60 Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề như sau:
1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác; không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề; không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề, theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, hành vi không đào tạo nghề cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc khác của doanh nghiệp NB bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy theo số lượng người lao động mà doanh nghiệp có hành vi vi phạm.
20. Anh Mạnh cho biết, anh và một số người khác tham gia học nghề tại doanh nghiệp KT chuyên gia công, sản xuất mặt hàng trang sức. Những người học nghề ở đây phải làm việc ngày từ 12-15 tiếng đồng hồ mà không được người sử dụng lao động trả tiền công. Hành vi này có bị xử phạt không?
Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2021 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trong trường hợp trên, doanh nghiệp KT đã có hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động. Đây là hành vi hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Trường hợp doanh nghiệp KT có hành vi vi phạm thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động.
21. Chị Lan Anh là nhân viên công ty M. Chị cho biết, vừa qua, công ty M đã sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và đã ban hành Quyết định về vấn đề này. Tuy nhiên, trước đó, nội dung này không được đưa ra để người lao động tham gia ý kiến, trao đổi, thảo luận. Chị Lan Anh hỏi, trường hợp này cong ty M có vi phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại mục 2 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được quy định tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có 20 nhóm công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, thì nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến (Điều 44) như sau:
1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 nêu trên mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;
b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;
c) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật;
b) Không bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, công ty M đã có hành vi không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở khi không cho người lao động được tham gia ý kiến đối với vấn đề mà người lao động được tham gia ý kiến (cụ thể trong trường hợp này là sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động). Hành vi này bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
22. Vừa qua, tại doanh nghiệp CB, đại diện tập thể lao động có yêu cầu người sử dụng lao động tham gia đối thoại về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động. Tuy nhiên, phía người sử dụng lao động vẫn không có ý kiến sẽ tham gia thực hiện đối thoại theo yêu cầu này. Hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Điều 63 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 nêu trên.
Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp CB đã không có hành vi thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu. Hành vi này bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
23. Chị Hoài là nhân viên doanh nghiệp SA . Chi cho biết, doanh nghiệp SA vừa mời đi vào hoạt động và xây dựng, ký kết thỏa ước lao động thập thể. Vậy thỏa ước này có phải gửi cơ quan nhà nước không, nếu vi phạm thì có bị xử phạt hành chính không?
Điều 77 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc gửi thỏa ước lao động tập thể như sau:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
Điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp SA phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết. Trường hợp vi phạm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
24. Chị Trà là nhân viên công ty AT. Công ty AT vừa mới được thành lập nên đang trong quá trình xây dựng thỏa ước lao động tập thể. Chị Trà đề nghị cho biết, chi phí chi phí thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể do người lao động hay người sử dụng lao động chi trả? Trường hợp bên có trách nhiệm chi trả không thực hiện nghĩa vụ chi trả thì bị xử phạt không?
Điều 89 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể do phía người sử dụng lao động chi trả.
Điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, người sử dung lao động phải chi trả mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể. Trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
25. Anh Hòa là nhân viên tại doanh nghiệp TN. Vừa qua, anh và những người lao động khác trong doanh nghiệp đã biết về việc thỏa ước lao động tập thể được ký kết. Tuy nhiên, sau một thời gian hơn 3 tháng, doanh nghiệp vẫn không công bố cho người lao động biết. Hành vi này bị xử phạt không?
Khoản 6 Điều 76 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
Điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết của người sử dụng lao động tại doanh nghiệp TN bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
26. Người sử dụng lao động và người lao động tại doanh nghiệp V tiến hành thương lượng tập thể. Chi Hoa là người của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp V. Chị hỏi: trong quá trình thương lượng, đại diện người lao động có yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể (tất nhiên không phải hông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động) như người sử dụng lao động từ chối yêu cầu này. Trường hợp này người sử dụng lao động doanh nghiệp V có bị xử phạt hành chính không?
Khoản 3 Điều 70 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: trong quá trình thương lượng tập thể, nếu có yêu cầu của bên đại diện người lao động thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.
Điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, nếu người sử dụng lao động của doanh nghiệp V từ chối cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với tập thể).
27. Tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp B có yêu cầu thương lượng tập thể với người sử dụng lao động để sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể. Kể từ ngày có yêu cầu đến nay đã hơn 10 ngày làm việc nhưng người sử dụng lao đọng doanh nghiệp B không tiến hành thương lượng tập thể. Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 1 Điều 70 Bộ luật Lao động quy định:
Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
Điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo các quy định nêu trên, trường hợp người sử dụng lao động của doanh nghiệp V không tiến hành thương lượng tập thể để sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Hành vi này bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với tập thể).
28. Vừa qua, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp GF bị Tòa án tuyên vô hiệu toàn bộ do không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, về phía người sử dụng lao động thì vẫn áp dụng các nội dung đã nêu tại thỏa ước này đối với người lao động. Hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Điều 86 và 88 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
a) Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
b) Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
- Người ký kết không đúng thẩm quyền;
- Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
2. Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (đối với tổ chức).
29. Vừa qua, Đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng tại doanh nghiệp HL đã có biên bản ghi nhận hành vi không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng. Hành vi này của doanh nghiệp HL bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
b) Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
c) Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;
d) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
đ) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
e) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng của doanh nghiệp HL bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
30. Chị Sương là nhân viên tại công ty SV, cho biết: công ty SV thường xuyên trả lương không đúng hạn cho công nhân lao động. Trường hợp này công ty SV có bị xử phạt hành chính không?
Khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định trên, hành vi trả lương không đúng hạn của công ty SV bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo số người lao động mà công ty có hành vi vi phạm. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
31. Anh Thành là công nhân tại công ty MC. Anh cho biết, khi Chính phủ có công bố về mức lương tối thiểu vùng thì phải sau 5-6 tháng kể từ ngày quy định có hiệu lực, doanh nghiệp MC mới áp dụng mức lương này; và thời gian 5-6 tháng đó, công ty MC đã lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Hành vi này bị xử phạt hành chính như thế nào?
Khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định nêu trên, hành vi của doanh nghiệp MC bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng tùy theo theo số người lao động mà công ty có hành vi vi phạm. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
II. TÌNH HUỐNG GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1. Nhờ người quen giới thiệu, chị Hương được tuyển dụng vào vị trí quản lý của cửa hàng bán lẻ xăng dầu X. Chị Hương hỏi, pháp luật quy định chứng chỉ đối với vị trí quản lý cửa hàng bán lẻ xăng dầu như thế nào? Trường hợp không có các chứng chỉ theo quy định thì có bị xử phạt không?
Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh xăng dầu, quy định:
“Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành”
Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và dầu khí quy định như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
Điều 5 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Như vậy, trước khi vào làm việc tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu X, chị Hương cần được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định. Trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu không thực hiện theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000.
2. Nghe thông tin liên Bộ Công thương và Tài chính sẽ công bố điều chỉnh giá bán mặt hàng xăng dầu vào trưa 12h ngày hôm nay, cửa hàng bán lẻ xăng dầu Z đã tự ý điều chỉnh giá bán mặt hàng xăng dầu trước thời điểm công bố 30 phút. Hành vi này bị xử phạt như thế nào?
Khoản 2, 5 và 6 Điều 21 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên
Căn cứ quy định trên, cửa hàng bán lẻ xăng dầu Z bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
3. Nhận thấy nhiều người dân có nhu cầu tìm kiếm mua nhà và đất, anh Quỳnh và nhóm bạn muốn thành lập doanh nghiệp môi giới bất động sản. Anh Quỳnh hỏi: điều kiện để được thành lập doanh nghiệp giới bất động sản? Thành viên thành lập doanh nghiệp có cần phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không? Trong trường hợp không có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản thì bị xử phạt như thế nào?
Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản:
“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.”
Điểm a khoản 2 Điều 58 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định, không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo các quy định nêu trên, anh Quỳnh và nhóm bạn khi thành lập doanh nghiệp môi giới bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Trường hợp vi phạm quy định này thì doanh nghiệp bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
4. Vợ chồng chị H đã ký Hợp đồng mua bất động sản hình thành trong tương lại của công ty Z. Tại thời điểm bàn giao theo Hợp đồng, vợ chồng chị H chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng công ty Z đã yêu cầu vợ chồng anh chị thanh toán 100% giá trị hợp đồng. Chị H hỏi: hành vi này của công ty Z có đảm bảo theo quy định pháp luật không? Nếu không thì công ty Z có bị xử phạt như thế nào?
Khoản 1 Điều 57 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định: “Việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng. Trường hợp bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua”.
Điểm a khoản 2 Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng có hành vi thu tiền của bên mua, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng tiến độ thực hiện dự án hoặc thu vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng theo quy định.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức
Căn cứ các quy định nêu trên, việc công ty Z thu tiền của vợ chồng chị H đã thu vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng theo quy định. Trường hợp này công ty Z sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
5. Chị Thanh là công nhân và thuộc đối tượng được mua chung cư thuộc dự án ở xã hội. Sau một thời gian sử dụng, chị Thanh thấy căn hộ của chị bị rò rỉ nước, trần nhà có dấu hiệu bong tróc. Chị đã đề nghị chủ dự án cho người sửa chửa, bảo hành nhiều lần nhưng không được. Chị Thanh hỏi: Việc không thực hiện trách nhiệm bảo hành công trình sau khi đưa vào sử dụng được pháp luật quy định như thế nào? Có bị xử phạt hành chính không?
Điều 20 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định:
“1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán cho bên mua. Trường hợp nhà, công trình xây dựng đang trong thời hạn bảo hành thì bên bán có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Thời hạn bảo hành nhà, công trình xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở; trường hợp đã hết thời hạn bảo hành thì do các bên thỏa thuận.”
Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Căn cứ các quy định nêu trên, việc chủ dự án có trách nhiệm bảo hành công trình đối với căn hộ của chị Thanh theo quy định. Nếu không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định thì chủ dự án sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
6. Chị T mua đất nghĩa trang của Công ty nghĩa trang Vườn Địa Đàng và đưa mộ phần của bố mẹ về an táng tại đây. Sau một thời gian, chị đến thăm thì thấy mộ phần của bố mẹ chị có dấu vết bò dẫm đạp, bát hương rơi đổ ngổn ngang. Công ty nghĩa trang Vườn Địa Đàng đã không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ định kỳ. Hành vi này của Công ty có vi phạm quy định pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng quy đinh: “Các nghĩa trang đang hoạt động hoặc đã đóng cửa phải được định kỳ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt tại các nhà lưu giữ, duy tu bảo dưỡng các công trình trong nghĩa trang; bảo đảm các quy định về vệ sinh môi trường trong nghĩa trang”.
Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt định kỳ theo quy định.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, trong trường hợp này, việc không thực hiện việc chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt định kỳ thì Công ty nghĩa trang Vườn Địa Đàng có bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
7. Chị Hoa là dược sĩ và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để kinh doanh dược. Tuy nhiên, do kinh doanh cửa hàng thuốc không hiệu quả nên có người thỏa thuận muốn thuê lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của chị. Chị Hoa hỏi: việc cho thuê Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Khoản 9 Điều 6 Luật Dược năm 2016 quy định cấm: “Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược”
Điều 54 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối hành vi thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để kinh doanh dược.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 24 tháng đối với hành vi nêu trên.
Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, trường hợp nếu chị Hoa cho thuê Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược kinh doanh dược sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 24 tháng.
8. Chị Hoa có chứng chỉ hành nghề dược và được tuyển dụng làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm. Doanh nghiệp có cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền không.?Trường hợp thông báo không theo quy định thì bị xử phạt không?
Điểm g khoản 2 Điều 42 Luật Dược năm 2016 quy định cơ sở kinh doanh dược có nghĩa vụ: Thông báo, cập nhật danh sách người có chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điểm b khoản 1 Điều 55 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không cập nhật danh sách người có chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm căn cứ quy định tại điểm g khoản 2 Điều 42 Luật Dược năm 2016 nêu trên để thông báo, cập nhật danh sách người có chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề của đơn vị đúng quy định. Trường hợp đơn vị không thực hiện theo quy định thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000.
9. Chị Hoàng là chủ cửa hàng tạp hóa, kiêm đại lý bán lẻ thuốc lá TS. Cơ quan quản lý đến kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính đối với việc cửa hàng của chị không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Chị Hoàng hỏi: hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi của cửa hàng chị sẽ bị xử phạt như thế nào?
Điểm b khoản 1 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012 quy định: người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.
Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.
Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo các quy định nêu trên, chị Hoàng là ngưởi chịu trách nhiệm của đại lý bán lẻ thuốc lá, nên việc chị không treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại đại lý sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
10. Chồng chị T nhờ con trai 8 tuổi đi mua thuốc lá tại đại lý bán lẻ thuốc lá gần nhà nhưng đại lý từ chối bán hàng cho con trai của anh, lý do: con anh chưa đủ tuổi mua thuốc lá. Chị thấy nhiều cửa hàng khác vẫn bán thuốc lá cho con trai chị. Chị T hỏi: độ tuổi theo quy định pháp luật có thể được mua thuốc lá? Nếu con chị chưa đủ tuổi mua thuốc lá mà cửa hàng vẫn bán thì có bị xử phạt không?
Khoản 6 Điều 9 Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012 quy định cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo các quy định nêu trên, độ tuổi được mua thuốc lá là từ đủ 18 tuổi. Việc đại lý bán lẻ thuốc lá từ chối bán hàng cho con trai chị là thực hiện đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp, các cửa hàng khác biết con chị chưa đủ tuổi bán, cung cấp cấp thuốc lá mà vẫn thực hiện thì sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
III. TÌNH HUỐNG GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG, NHÀ Ở; AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
1. Do có mâu thuẫn với ông D, nên Lê Văn A ở tại xã AD, huyên AL đã lấy 01 con dao nhọn thường được dùng gọt hoa quả của gia đình, giấu trong người và sang nhà ông D với mục đích chém ông D. Tuy nhiên, vụ việc đã bị người nhà ông D kịp thời phát hiện và can ngăn nên A chưa thực hiện được ý định của mình. Trong trường hợp này, hành vi của A có phải là hành vi vi phạm không? Nếu có thì xử lý thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định số 167/2013/NĐ-CP) quy định:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.”
Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với hành vi giấu dao trong người để chém ông D, A sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, A còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là con dao nhọn nói trên.
2. Bà B ở tại phường BT, thành phố CT có sở thích nuôi thú cưng. Vì vậy, dù ở khu chung cư bà vẫn nuôi 2 con chó. Phía trước khu chung cư có một công viên nhỏ là nơi để trẻ em vui chơi, dân ở chung cư nghỉ ngơi, thư giãn, đi bộ, tập thể dục... Hàng ngày, 2 con chó của bà B thường đi vệ sinh ở gốc cây, bụi cỏ trong công viên nhỏ đó, gây mùi xú uế rất khó chịu, ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi có người phàn nàn bà thường bao biện là do không có chỗ, bà già yếu nên không đưa chó đi xa được. Việc bà B cho chó phóng uế tại công viên có vi phạm pháp luật không?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;
d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;
đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với hành vi để chó phóng uế tại công viên nêu trên, bà B sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
3. Trong quá trình làm nhiệm vụ, một tổ công tác của Phòng CSGT Công an tỉnh BD phát hiện, bắt giữ 02 nam thanh niên điều khiển xe mô tô không có biển kiểm soát, không đội mũ bảo hiểm, người ngồi sau mang theo một mã tấu. Qua khám xét phương tiện, tổ công tác còn phát hiện trong cốp xe có 02 dao găm và 01 quả chùy. Tổ công tác đã đưa người, phương tiện, tang vật về Công an phường TH. Hai đối tượng khai tên là Nguyễn Văn B và Hoàng Văn T, đều trú tại phường KD. Qua công tác đấu tranh, B và T khai nhận mua các vũ khi thô sơ trên của một người không biết tên. Công an phường TH tiến hành thu giữ toàn bộ số vũ khí thô sơ trên và thụ lý giải quyết theo thẩm quyền. Xin hỏi theo quy định của pháp luật thì hành vi của B và T bị xử lý như thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định: “Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu”. Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm: Dân quân tự vệ; Cảnh sát biển; Công an nhân dân; Cơ yếu; Kiểm lâm, Kiểm ngư; An ninh hàng không; Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan; Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động; Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm c “Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với hành vi mua vũ khi thô sơ mà không có giấy phép, B và T sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, B và T còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm các vũ khi thô sơ nêu trên.
4. Trong một lần đi rừng, Hồ Văn G phát hiện một quả bom và đem quả bom này về nhà. Nhận được tin báo của nhân dân, công an xã TS đã đến nhà G và bắt quả tang G đang tháo quả bom để tháo lấy thuốc nổ. Hành vi của G bị xử lý như thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm c: “Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, việc G tháo quả bom để tháo lấy thuốc nổ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, căn cứ điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, G còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là quả bom nói trên.
5. Cho rằng, cột dây điện thoại của Công ty bưu chính viễn thông trên đất vườn nhà gây cản trở cho việc trồng trọt, ông M đã tự xê dịch cột này ra khỏi vườn mà không thông báo cho công ty viễn thông. Hành vi này của ông M có vi phạm pháp luật không, xử lý thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm a “Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với việc tự ý xê dịch cột dây điện thoại của Công ty viễn thông, ông M sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, ông M còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 và biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Bà Đ có dịch vụ cho thuê nhà nghỉ. Gần đây, bà cho 2 người quốc tịch CPC nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú và cũng không hướng dẫn họ khai báo tạm trú theo quy định. Bà P có thể bị xử lý như thế nào?
Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm g “Cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với hành vi nêu trên, bà P sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
7. Ông K gặp ông Z ở biên giới. Ông N thuê xe của ông K để về thị xã LS. Biết rõ là ông Z nhập cảnh vào Việt Nam trái phép nhưng ông K vẫn dùng xe ô tô của mình để chở người này về thị xã LS theo đề nghị của ông Z. Ông K có thể bị xử lý như thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm a: “Chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, hành vi của ông K sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều này, ông K còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chiếc xe đã dùng để chở ông Z.
8. Bà D là chủ nhà nghỉ. Gần đây, bà đã cho một số người vào Việt Nam trái phép thuê nhà nghỉ của bà để ở lại. Hành vi này của bà D bị pháp luật xử lý thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 5 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm a “Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với hành vi cho người vào Việt Nam trái phép thuê nhà nghỉ của bà để ở lại, bà B sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
9. Để chuẩn bị cho lễ cưới của mình, Q và L đã tổ chức chụp ảnh ngoại cảnh. Họ đã chọn khu vực đồi có cảnh quan đẹp để quay phim, chụp ảnh mặc dù biết đó là khu vực cấm và đã chụp nhiều kiểu ở đó. Trong trường hợp này, họ có vi phạm không?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm e “Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ ở khu vực cấm”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Với hành vi chụp ảnh tại khu vực cấm nêu trên, Q và L sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều này, họ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thu hồi tài liệu, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước, cụ thể là các hình ảnh mà họ đã quay phim, chụp ảnh tại khu vực cám này.
10. Mặc dù không phải là Công an, nhưng S đã mua trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân để mặc về ra mắt gia đình người yêu cho oai. Với hành vi này, S có thể bị phạt như thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Điều 19 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, S có 2 hành vi vi phạm là mua và sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu. Với các hành vi trên, S sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu và bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu. Ngoài ra, S còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu nêu trên.
Người bán cho S cũng bị áp dụng hình thức xử phạt tương tự đối với hành vi bán trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu cho S.
11. Phát hiện một khu nhà trọ cho quá nhiều người thuê trọ trong một phòng. Những người này không khai báo tạm trú với cơ quan chức năng, không khai báo lai lịch rõ ràng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh, trật tự tại địa phương, nên cơ quan chức năng đã thành lập đoàn kiểm tra. Tuy nhiện, khi đến nơi, những người thuê trọ không chịu mở cửa cho đoàn kiểm tra vào thực hiện nhiệm vụ. Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm a “Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Với hành vi không mở cửa để đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, những người thuê trọ nói trên sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
12. Ông Q ở xóm B dùng kích điện để đánh bắt cá, nhiều người tụ tập lại xem. Được tin báo, lực lượng chức năng đã đến làm việc, yêu cầu ông Q chấm dứt hành vi vi phạm. Ông Q không chấp hành, còn lớn tiếng chửi bới và dùng gậy xông vào đánh một cán bộ của đoàn làm việc. Ông Q có thể bị phạt như thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm a “Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Hành vi của ông Q dùng gậy đánh người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
13. Lợi dụng ở nơi vắng vẻ, bà K đã trồng một vài cây cần sa trong chậu cây cảnh, nói là cây thuốc chữa bệnh. Được tin báo của nhân dân, lực lượng chức năng đã đến làm việc để xử lý. Bà K có vi phạm pháp luật không và xử lý thế nào nếu có vi phạm.
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Việc bà K trồng cần sa là vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ khoản 6 Điều này, bà K còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là số cây cần sa bà đã trồng.
14. Ông M kinh doanh chuỗi nhà hàng, quán cafe ven biển. Ngoài ra, ông còn là chủ kinh doanh quán karaoke TS. Do bận nhiều việc, nên ông đã giao cho người cháu giúp quản lý quán karaoke, mà ít có thời gian trực tiếp đến quán. Lợi dụng điều này, người cháu đã để diễn ra việc mua, bán dâm tại quán karaoke. Ông M có phải chịu trách nhiệm gì không?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở quán karaoke TS, ông M sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều này, ông M còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
15. Bản tính lười lao động, nhưng ham chơi, đua đòi, Nguyễn Văn B ở xã HT thường xuyên mua số đề để mong mau đổi đời mà khỏi phải làm việc vất vả. Giàu đâu chẳng thấy, chỉ thấy gia cảnh ngày càng khốn khó hơn, vợ chồng suốt ngày cãi vã nhau vì nợ nần chồng chất. Việc mua số đề có bị xử lý không?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 26 quy định Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, việc B mua số đề là hành vi vi phạm hành chính. Với hành vi này, B sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Ngoài ra, B còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có.
16. Do tình hình dịch bệnh phải nghỉ việc, nên một số công nhân tại nhà trọ đã tụ tập đánh bạc bằng hình thức tú lơ khơ được, thua bằng tiền. Khi lực lượng chức năng tới kiểm tra, phát hiện sự việc đã tiến hành xử lý. Trường hợp này, các công nhân đánh bạc sẽ bị xử lý thế nào.
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm a “Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Với hành vi đánh tá lả được, thua bằng tiền, các công nhân trên sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, họ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có.
17. Bà X ở phường ĐX là Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh một khách sạn nhỏ. Tại khách sạn của bà, do được trang bị đã lâu nên một số biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn, nhưng bà vẫn không thay sửa kịp thời. Cơ quan công an đã kiểm tra và phát hiện vi phạm. Trường hợp này, bà B sẽ bị xử phạt thế nào.
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm b “Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với hành vi để biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn mà không kịp thời khắc phục, thay thế, bà B sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều này, bà B còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, tức là phải khắc phục, thay thế các biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu nêu trên.
18. D làm nghề thợ nề, thường xuyên uống rượu say sưa, chửi bới, đánh đập vợ con. Có hôm, D đánh vợ tím bầm mặt, chân tay chảy máu. Các con cũng thường xuyên bị D đánh đập gây thương tích. Hành vi của D có bị coi là vi phạm pháp luật không, vì D hay nói “Vợ con tao, tao dạy”.
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với hành vi đánh đập, gây thương tích cho vợ con, ông D có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Ngoài ra, trong trường hợp vọ con ông D có yêu cầu, ông D còn bị áp dung biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai theo quy định tại khoản 3 Điều 49 nêu trên.
19. Ông N ở xã TB có người mẹ già yếu, lú lẫn, hay quên, đôi khi đi lạc… Để phạt bà về những việc gây khó chịu do tính hay quên của bà, ông N thường xuyên bắt mẹ minh phải nhịn ăn, ăn mặc rách rưới, có hôm trời giá rét còn bỏ mặc bà nằm ngoài hiên chịu rét… Hàng xóm rất bất bình và báo với chính quyền. Khi chính quyền đến làm việc, ông N lớn tiếng cãi cọ, cho rằng đây là việc riêng của gia đình ông, không ai có quyền can thiệp. Về việc này, pháp luật quy định xử lý thế nào.
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Điểm a khoản 1 Điều 50 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với việc bắt mẹ minh phải nhịn ăn, ăn mặc rách rưới, có hôm trời giá rét còn bỏ mặc bà nằm ngoài hiên chịu rét, ông N đã có hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình và sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ông N còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc xin lỗi công khai khi mẹ ông có yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 50 nói trên.
20. Nghi ngờ vợ mình ngoại tình, ông TD ở phường AH bắt bà Y phải nghỉ việc, bắt bà ở trong nhà, không cho ra ngoài. Ông cũng cấm bà không được gặp gỡ bố mẹ đẻ, các anh chị em, bạn bè. Ông tuyên bố làm vậy là để trừng phạt và dạy bà; làm cho bà phải chịu cô đơn, khổ đau vì đã không chung tình với ông. Ông TD đã vi phạm pháp luật như thế nào.
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 1 Điều 52 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm a: “Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó”.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, đối với hành vi của ông TD bắt vợ phải nghỉ việc, ở trong nhà, không cho ra ngoài, không được gặp gỡ bố mẹ đẻ, các anh chị em, bạn bè… ông TD có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ông N còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc xin lỗi công khai khi vợ ông có yêu cầu theo quy định tại khoản 4 Điều 52 nói trên.
21. Bà Võ Thị B ở phường TL, thị xã HY có 3 người con. Do lười lao động, bà đã ép buộc các con của mình phải đi ăn xin. Cuối ngày đưa tiền về cho bà. Những ngày thời tiết năng nóng hay mưa lạnh, kể cả những lúc con ốm đau, bà vẫn bắt chúng phải đi ăn xin, kiếm sống. Trong 3 đứa con của bà, 2 đứa phải đi ăn xin, đứa còn lại lang thang kiếm sống. Hành vi này của của bà B bị pháp luật xử lý thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Điều 56 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định
“1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
b) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
c) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.”
Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy, với hành vi của mình, bà B sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
22. Công ty xây dựng M tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ tại phường PH, thành phố H. Quá trình thi công do không tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt nhà của ông G. Các bên liên quan đã có buổi làm việc nhưng không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự. Việc này được xử lý thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác, trong đó có hành vi quy định tại điểm b, như sau: “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị”.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định
3. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, trong trường hợp này, Công ty xây dựng M sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều này, Công ty còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại đối với hành vi này.
23. Trong quá trình thi công công trình đường giao thông nông thôn tại xã B, huyện NĐ, anh Bùi Quang A là công nhân lái xe cẩu đã va chạm và làm hỏng một số thiết bị và hệ thống đèn chiếu sáng công cộng. Nhận được tin báo của người dân địa phương, cơ quan chức năng xã B đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử lý đối với hành vi nêu trên của anh A. Do đó anh A hỏi theo quy định của pháp luật thì hành vi của mình bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng các trang thiết bị hoặc hệ thống chiếu sáng công cộng. Đây là mức phạt tiền đối với tổ chức. Trường hợp này, người vi phạm là cá nhân anh A. Do đó, anh A là người bị phạt. Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, với hành vi vi phạm này, anh A sẽ bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, anh A còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi pham nêu trên theo quy định tại khoản 4 Điều này.
24. Ông Trần Đăng Q vừa đăng ký xong hộ kinh doanh cá thể để mở quán cà phê Chiều Tím, nhân dịp khai trương quán cà phê của mình, ông Q – chủ quán cà phê đã tự ý treo biển quảng cáo vào một cây xanh ở đường phố trước cửa quán cà phê Chiều Tím (cây xanh này được cơ quan Nhà nước trồng theo quy hoạch). Hành vi của ông Q đã bị lực lượng chức năng phường A, thành phố H phát hiện và lập biên bản vi phạm. Do đó, ông Q hỏi hành vi của mình theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 53 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một số hành vi, trong đó có hành vi tại điểm b “Giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo hoặc các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, công viên không đúng quy định”. Như vậy hành vi của ông Q tự ý treo biển quảng cáo vào một cây xanh được cơ quan Nhà nước trồng theo quy hoạch ở đường phố trước cửa quán cà phê Chiều Tím là vi phạm pháp luật và ông Q sẽ bị phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng (vì ông là cá nhân vi phạm). Ngoài ra, ông Q còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi nêu trên theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 53 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
25. Ông Ngô Văn H ở phường AH thành phố H, sau khi xây dựng nhà ở của mình thì đã tự ý san, lấp một phần kênh thoát nước công cộng trái quy định để làm nơi phơi áo quần cho gia đình. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng của phường đã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính. Do đó, ông hỏi, hành vi của mình theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 46 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đổ đất, đá, vật liệu, rác xuống sông, hồ, kênh, mương, hố ga, cống, rãnh thoát nước làm cản trở dòng chảy.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý đấu nối vào mạng lưới thoát nước;
b) San, lấp kênh, mương, ao hồ thoát nước công cộng trái quy định;
c) Tự ý dịch chuyển đường ống ngầm, hố ga thoát nước.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xả chất độc hại vào hệ thống thoát nước công cộng;
b) Vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.”
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định
3. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì hành vi của ông H sẽ bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng (do ông H là cá nhân vi phạm). Đồng thời, ông H còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 46 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
26. Ông Lê Đình C là chủ cơ sở nước đá XB trên đường Ngô Gia Tự, thành phố H. Trong quá trình vận hành hoạt động, để tiết kiệm chi phí ông C đã tự ý đấu nối đường ống cấp nước, thay đổi đường kính ống cấp nước không đúng quy định. Cơ quan chức năng qua phản ánh đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử lý đối với ông C. Do đó, ông C hỏi: hành vi nêu trên theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 45 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hỏng đường ống cấp nước, thiết bị kỹ thuật trong mạng lưới cấp nước;
b) Tự ý đấu nối đường ống cấp nước, thay đổi đường kính ống cấp nước không đúng quy định;
c) Dịch chuyển tuyến ống, các thiết bị kỹ thuật thuộc mạng lưới cấp nước không đúng quy định.”
Khoản 5 Điều 45 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện biện pháp để đảm bảo chất lượng nước sạch phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc thực hiện việc cung cấp nước sạch phù hợp với kế hoạch phát triển cấp nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc lấy ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển nhượng quyền kinh doanh dịch vụ cấp nước theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì hành vi vi phạm của ông C sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.500.000 đồng (do ông C là cá nhân vi phạm). Đồng thời, ông C bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 45 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
27. Đầu năm 2021, chị Trần Thu H mới mua được căn hộ chung cư XP, tại phường XP, thành phố H. Qua thời gian sinh sống tại đây chị thấy gần khu vực mình sinh sống có khu đất đẹp trong khu vực công trình cấp nước của Thành phố nên đã vào đó để trồng rau xanh và cây hoa màu để cải thiện cuộc sống. Lực lượng chức năng đã nhắc nhở chị là không được phép trồng cây trong khu vực đó, tuy nhiên vì khu đất mầu mở, cây phát triển tốt nên chị vẫn tiếp tục trồng. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và lập biên bản đối với hành vi nêu trên. Do đó, chị H hỏi: hành vi nêu trên theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 44 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xả phân, rác, đổ phế thải xây dựng, phóng uế; chăn nuôi súc vật; trồng cây, rau, hoa màu trong khu vực an toàn các công trình thuộc hệ thống cấp nước.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn, bảo vệ khu vực an toàn đài nước, hồ chứa nước hoặc các công trình kỹ thuật khác thuộc hệ thống cấp nước.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành vi của chị C sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng (do chị C là cá nhân vi phạm). Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
28. Để lấy đất bồi đắp cho nền nhà đang xây của mình ở xã M huyện PĐ, ông Đặng Ngọc C đã đào múc và lấy đất, đá trong khu vực có đường ống truyền tải nước sạch đi qua, cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện ông C đã vi phạm khu vực an toàn của tuyến ống truyền tải nước sạch, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, ông C hỏi hành vi của mình theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 43 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Xả rác, nước thải, đổ đất đá, vật liệu xây dựng trong hành lang an toàn tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đào bới hoặc lấy đất đá trong hành lang an toàn tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch; lấn chiếm hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đục tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.”
Như vậy, theo quy định nêu trên của ông C sẽ bị phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng (do ông C là cá nhân vi phạm). Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 43 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
29. Bà Ngô Thị K ở tại phường VN thành phố H hỏi, trường hợp người nước ngoài đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho một cá nhân khác thuê để ở nhưng không báo cho cơ quan quản lý về nhà ở thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 63 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định:
“3. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về nhà ở đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân nước ngoài cho thuê nhà ở mà không có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở không thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sở hữu nhà ở hoặc thực hiện các giao dịch về nhà ở khác tại Việt Nam không đúng đối tượng, không đủ điều kiện hoặc quá số lượng quy định hoặc sở hữu nhà thuộc khu vực không cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép sở hữu;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức nước ngoài dùng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở.”
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định
3. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thì hành vi người nước ngoài cho thuê nhà ở không thông báo với cơ quan chức năng về quản lý nhà ở sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
30. Công ty xây dựng LK tổ chức thi công xây dựng công trình tại xã DS. Công ty có che chắn khu vực thi công, tuy nhiên, việc che chắn không bảo đảm nên vật liệu xây dựng rơi vãi xuống các khu vực xung quanh. Người dân ở gần đó đã báo chính quyền để xử lý. Trường hợp này, Công ty sẽ bị xử lý thế nào.
Trả lời (có tính chất tham khảo)
Điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định
3. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5, khoản 7, điểm a và điểm b khoản 8, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 15; khoản 1 Điều 23; điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 30; khoản 1 Điều 58; điểm a khoản 3 Điều 63; Điều 64; khoản 1 (trừ điểm e) Điều 66 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Công ty xây dựng công trình có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, Công ty còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 11 Điều này như sau: buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, buộc bổ sung phương tiện che chắn theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu.
IV. GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP, BỔ TRỢ TƯ PHÁP
1. Văn phòng luật sư A (Văn phòng) đã chuyển địa điểm trụ sở đăng ký hoạt động đã 20 ngày nhưng không đăng ký với Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế (nơi Văn phòng đăng ký hoạt động). Hành vi này của Văn phòng có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Luật sư quy định:
Khi có sự thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, lĩnh vực hành nghề, danh sách luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư, các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký hoạt động thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Trường hợp có thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi hoặc kể từ ngày nhận được Giấy đăng ký hoạt động cấp lại, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư về việc thay đổi.
Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề;
c) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài;
đ) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
e) Không công bố nội dung đăng ký hoạt động hoặc nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
g) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;
h) Không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
i) Phân công 01 luật sư hướng dẫn quá 03 người tập sự hành nghề luật sư tại cùng một thời điểm;
k) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
l) Nhận người không đủ điều kiện tập sự hành nghề luật sư vào tập sự hành nghề tại tổ chức mình; không nhận người tập sự hành nghề luật sư theo phân công của Đoàn luật sư mà không có lý do chính đáng;
m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình;
n) Không cử đúng người làm việc hoặc không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác, chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
Văn phòng luật sư A đã quá thời hạn 10 ngày làm việc nhưng không đăng ký với Sở Tư pháp về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Văn phòng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều 7 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật AB (Trung tâm), cử tư vấn viên pháp luật là ông Trần Văn C tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Văn M (người yêu cầu tư vấn pháp luật). Ông Trần Văn C không phải là luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm. Hành vi này của Trung tâm có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật quy định:
Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết mức thù lao tư vấn pháp luật tại trụ sở;
b) Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức và hoạt động định kỳ hằng năm hoặc khi được yêu cầu; không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi nội dung đăng ký hoặc chấm dứt hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật; thay đổi giám đốc trung tâm, trưởng chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư; thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật;
d) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
đ) Cho người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm để thực hiện tư vấn pháp luật dưới danh nghĩa của trung tâm tư vấn pháp luật;
e) Cử người không phải là luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm tư vấn pháp luật tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tư vấn pháp luật;
g) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật;
h) Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.”
Trung tâm tư vấn pháp luật AB đã cử người không phải là luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm tư vấn pháp luật tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu tư vấn pháp luật. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Trung tâm tư vấn pháp luật A sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng và hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. Ông Hoàng Văn T giả mạo là ông Nguyễn Văn H đến Văn phòng Công chứng BC để ký và yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản của cha mẹ để lại cho ông H và ông T. Hành vi giả mạo của ông Hoàng Văn T sau đó bị ông Hoàng Văn H phát hiện và tố cáo. Hành vi này của ông Hoàng Văn T có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Điều 12 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch;
b) Sử dụng giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Gian dối, không trung thực khi làm chứng hoặc phiên dịch;
b) Dịch không chính xác, không phù hợp với giấy tờ, văn bản cần dịch.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng;
b) Yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng bản dịch;
đ) Cản trở hoạt động công chứng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, các điểm a, b và c khoản 3 Điều này;
b) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về bản dịch đã được công chứng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này;
c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Hoàng Văn T sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng, biện pháp khắc phục hậu quả: buộc Văn phòng Công chứng BC thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định đối với hành vi này.
4. Văn phòng Công chứng CD đã thuê và sử dụng mặt bằng bên cạnh trụ sở Văn phòng Công chứng CD để lưu trữ hồ sơ công chứng nhưng chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp. Hành vi này của Văn phòng Công chứng CD có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Khoản 2 Điều 64 Luật Công chứng quy định:
“Bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.”
Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng;
b) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình;
c) Lưu trữ hồ sơ công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.”
Văn phòng Công chứng CD đã lưu trữ hồ sơ công chứng ngoài trụ sở của Văn phòng khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Văn phòng Công chứng CD sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
5. Ông Lê Văn S là Giám định viên tư pháp đã tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định. Hành vi này của ông Lê Văn S có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Khoản 2 Điều 23 Luật giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, quy định:
“2. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
b) Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
c) Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
d) Lập hồ sơ giám định;
đ) Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
e) Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
g) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.”
Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc giám định để trục lợi;
b) Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định;
c) Từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Kết luận giám định sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định của pháp luật;
e) Ghi nhận không trung thực kết quả trong quá trình giám định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Lê Văn S sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
6. Công ty đấu giá tài sản GB đã niêm yết công khai việc đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất tại trụ sở của Công ty mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất là 13 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá. Trong khi việc niêm yết công khai đấu giá tài sản là bất động sản được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật đấu giá tài sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá. Hành vi này của Công ty đấu giá tài sản GB có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Niêm yết hoặc thông báo công khai đấu giá không đúng quy định;
b) Bán hoặc tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá không đúng quy định;
c) Niêm yết, thông báo công khai khi thay đổi nội dung đấu giá đã niêm yết, thông báo công khai không đúng quy định;
d) Ban hành quy chế cuộc đấu giá không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định hoặc không thông báo công khai quy chế cuộc đấu giá;
đ) Đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá theo quy định;
e) Không kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản cung cấp dẫn đến việc đấu giá đối với tài sản không được phép bán hoặc tài sản chưa đủ điều kiện đấu giá theo quy định;
g) Không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
h) Tổ chức cuộc đấu giá không đúng thời gian, địa điểm hoặc không liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng;
i) Cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá tham gia cuộc đấu giá;
k) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác ngoài khoản thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá theo quy định hoặc chi phí dịch vụ khác đã thỏa thuận;
l) Thực hiện không đúng quy định về việc xem tài sản đấu giá.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Công ty đấu giá tài sản GB sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
7. Văn phòng Thừa phát lại CM lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi chuyển quyền sử dụng đất mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Hành vi này của Văn phòng Thừa phát lại CM có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định:
“Điều 37. Các trường hợp không được lập vi bằng
1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
b) Lập vi bằng liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì;
c) Lập vi bằng vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự;
d) Lập vi bằng vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội;
đ) Lập vi bằng xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính;
e) Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
g) Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu;
h) Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
i) Vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
k) Lập tài liệu kèm theo vi bằng không phù hợp với thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng theo quy định.”
Khoản 8, khoản 9 Điều 32 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
d) Tịch thu tang vật là thẻ thừa phát lại bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với thẻ thừa phát lại bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3, các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 4, các khoản 5, 6 và 7 Điều này;
c) Thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi thừa phát lại đăng ký hành nghề về vi bằng đã được lập quy định tại khoản 7 Điều này.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Văn phòng Thừa phát lại CM sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 4, điểm b khoản 8, điểm b khoản 9 Điều 32 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng; hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
8. Ủy ban nhân dân phường TH thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính mà không ghi vào sổ chứng thực. Hành vi này của Ủy ban nhân dân phường TH có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo đúng quy định; không ghi lời chứng vào trang cuối của bản sao giấy tờ, văn bản có từ 02 trang trở lên; không đóng dấu giáp lai đối với bản sao giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực đã ký có từ 02 tờ trở lên;
b) Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc không ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký;
c) Không ghi lời chứng trong văn bản chứng thực;
d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu chứng thực ngoài phí, chi phí chứng thực đã được niêm yết;
đ) Không lưu trữ sổ chứng thực, giấy tờ, văn bản đã chứng thực chữ ký trong thời hạn 02 năm, trừ trường hợp chứng thực chữ ký của người giám định trong bản kết luận giám định tư pháp;
e) Không thực hiện báo cáo thống kê số liệu về chứng thực định kỳ 06 tháng và hằng năm;
g) Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ghi vào sổ chứng thực.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Ủy ban nhân dân phường TH sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều 34 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng.
9. Ông Nguyễn Văn M đến Ủy ban nhân dân xã A xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với mục đích kết hôn với bà Hoàng Thị G. Ông cam đoan Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được Ủy ban nhân dân xã A cấp trước đây đã bị mất, cho đến nay ông chưa kết hôn với ai lần nào. Ủy ban nhân dân xã A đã tiến hành xác minh, kết quả: ông Nguyễn Văn M đã kết hôn với bà Lê Thị H tại Ủy ban nhân dân xã B (nơi bà Lê Thị H thường trú), họ đang là vợ chồng. Hành vi này của ông Nguyễn Văn M có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
d) Sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích ghi trong giấy xác nhận.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của ông Nguyễn Văn M sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
10. Bà Nguyễn Thị Nh chưa có chồng, đang chung sống như vợ chồng với ông Trần Văn K mặc dù bà Nguyễn Thị Nh biết rõ ông Trần Văn K đang có vợ. Hành vi này của bà Nguyễn Thị Nh, ông Nguyễn Văn K có bị xử phạt vi phạm hành chính không, mức xử phạt như thế nào?
Khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.”
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định:
“4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi bà Nguyễn Thị Nh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP. Hành vi của ông Nguyễn Văn K sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP. Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
V. TÌNH HUỐNG GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN; AN NINH QUỐC PHÒNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Anh Trần Ngọc Q (19 tuổi) cư trú tại xã T huyện V tỉnh H đã khám sức khoẻ tại Hội đồng khám tuyển nghĩa vụ quân sự và được Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện V đưa vào diện sẵn sàng nhập ngũ đợt 1 vào tháng 02 năm 2020. Ngày 10 tháng 02 năm 2020, gia đình anh Q nhận được giấy báo gọi anh Q nhập ngũ. Tuy nhiên, anh Q không có mặt đúng thời gian và địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. Hành vi của anh Q sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 7 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì hành vi của anh Q sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, B còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định khoản 2 Điều 7 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
2. Chị Trần Thị H ở xã B huyện PV cho biết: con trai chị năm nay 18 tuổi đỗ trường Đại học Bách khoa thành phố ĐN, nhà trường yêu cầu nộp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, nhưng con trai chị chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Do đó, chị hỏi: hành vi vi phạm quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;
c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng. Đồng thời, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định khoản 3 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
3. Anh Bùi Quang H trú tại thôn PN, xã PT do không muốn đi nghĩa vụ quân sự, vì vậy trước ngày đi khám anh dự định uống thật nhiều rượu và bia để sức khỏe không đảm bảo điều kiện. Do đó, anh hỏi nếu sử dụng rượu, bia để làm thay đổi tình trạng sức khỏe trước khi đi khám nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc: thực hiện lại việc khám sức khỏe theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
4. Anh Đặng Ngọc H, được Ủy ban nhân dân xã Y gửi giấy mời gọi về sơ tuyển nghĩa vụ quân sự vào ngày 05 tháng 7 năm 2021. Tuy nhiên, anh H cho biết, thời gian đó nhiều khả năng anh về trễ giờ sơ tuyển. Do đó, anh hỏi nếu về không kịp để sơ tuyển nghĩa vụ quân sự thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 5 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Điều 5 Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
“1. “Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:
a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.
2. Trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên nếu không có mặt đúng thời gian ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng theo Điều 5 Thông tư số 95/2014/TT-BQP thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
5. Anh Ngô Văn C có bạn là H trú tại cùng thôn Y xã QT cho biết bạn anh không muốn đi nghĩa vụ quân sự, mà nếu đi khám sức khỏe thì bạn anh chắc chắn sẽ đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự. Chính vì vậy, anh H tâm sự với C là muốn nhờ người đi khám sức khỏe thay mình. Tuy nhiên, anh nghe nói nếu việc này mà bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt. Do đó, anh hỏi: việc nhờ người khác đi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thay sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Điều 6 Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
“Hành vi “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 và Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các hành vi sau:
1. Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.
2. Sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe.
3. Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên hành vi nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc: thực hiện lại việc khám sức khỏe theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
6. Anh Võ Văn N cho biết hôm anh đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại Ủy ban nhân dân xã, ở phần khám mắt anh thấy cán bộ khám sức khỏe ghi là mắt bình thường nhưng N thấy mắt mình không bình thường nên đã lén sửa kết quả này lại. Và hành vi của N đã bị cán bộ phát hiện. Do đó, anh N hỏi: hành vi sửa kết quả khám sức khỏe để khỏi đi nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Điều 6 Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
“Hành vi “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 và Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các hành vi sau:
1. Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.
2. Sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe.
3. Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên hành vi của anh N sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc: thực hiện lại việc khám sức khỏe theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
7. Anh Nguyễn Trần Q và Lê Văn C là hai người bạn thân cùng trú tại thôn ĐX xã M. Có lần anh C nói với anh Q rằng trong đợt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tới đây anh sẽ bỏ ra một ít tiền để nhờ các nhân viên y tế khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đánh cho sức khỏe không đạt để khỏi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng anh nghe nói là nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt. Do đó, anh hỏi việc đưa tiền nhằm làm sai lệch kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì hành vi đưa tiền cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc: thực hiện lại việc khám sức khỏe theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.
8. Đêm ngày 01 tháng 9 năm 2020, Cảnh sát khu vực phường X thuộc thành phố H tiến hành kiểm tra hành chính việc đăng ký tạm trú tại cơ sở kinh doanh lưu trú K nằm trên địa bàn phường. Khi yêu cầu nhân viên lễ tân cho kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của các khách trọ đang tạm trú trong khách sạn gửi tại phòng lễ tân, lực lượng kiểm tra phát hiện thấy có hộ chiếu của hai người nước ngoài. Tìm hiểu về hai trường hợp tạm trú này, nhân viên khách sạn thừa nhận là hai người khách nước ngoài này đã đến đăng ký nghỉ tại khách sạn từ sáng hôm đó, nhưng khách sạn chưa kịp chuyển nội dung khai báo tạm trú cho cơ quan Công an tại địa phương. Hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú;
c) Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;
e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
Như vậy, căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP nêu trên thì hành vi của cơ sở kinh doanh lưu trú K bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
9. Anh Bùi Văn N ở xã QA huyện QĐ cho biết: ở địa phương có trường hợp là chiến sĩ dân quân. Tuy nhiên, khi có quyết định điều động huấn luyện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nhưng họ không chấp hành. Do đó, anh hỏi hành vi nêu trên theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 21 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng dân quân tự vệ.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức dân quân tự vệ không đúng pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc tổ chức dân quân tự vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ tổ chức không đúng pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
Như vậy, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP thì hành vi nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tổ chức dân quân tự vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
10. Anh Trần Đức T là cán bộ địa chính thuộc xã X thị xã HT, cho biết tại địa phương thì các hành vi vi phạm hành chính xảy ra ở hầu hết tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng. Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền cùng với việc xử phạt là áp dụng biện pháp “buộc chấm dứt hành vi vi phạm” hoặc “đình chỉ hoạt động có thời hạn”. Tuy nhiên, việc phân biệt hai thủ tục này không phải ai cũng nắm rõ. Do đó, anh hỏi: việc phân biệt hai thủ tục này được pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thường nhầm lẫn giữa thủ tục “buộc chấm dứt hành vi vi phạm” với thủ tục “đình chỉ hoạt động có thời hạn”. Đây là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau, căn cứ quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có thể phân biệt hai thủ tục này ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, mục đích của xử phạt vi phạm hành chính là bảo vệ và khôi phục trật tự quản lý nhà nước bị vi phạm, do đó điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”.
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm là khâu đầu tiên và là khâu bắt buộc của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản cũng như thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính; còn đình chỉ hoạt động có thời hạn không phải là thủ tục bắt buộc đối với mọi vụ việc vi phạm hành chính mà được áp dụng đối với một số trường hợp vi phạm cụ thể. Khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau: (i) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; (ii) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
Thứ hai, buộc chấm dứt hành vi vi phạm không được quy định là hình thức xử phạt; còn đình chỉ hoạt động có thời hạn được quy định là một trong 05 hình thức xử phạt (cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất).
Thứ ba, việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm được thực hiện ngay lập tức khi có yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (không có quy định về thời hạn); thời hạn đình chỉ hoạt động được áp dụng từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, tùy thuộc tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước của hành vi vi phạm.
Thứ tư, buộc chấm hành vi vi phạm được thực hiện dưới nhiều hình thức, có thể lời bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy dịnh của pháp luật; còn việc đình chỉ hoạt động có thời hạn chỉ được thực hiện bằng hình thức văn bản (một phần nội dung trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính).
Trên đây là một số điểm khác biệt giữa thủ tục “buộc chấm dứt hành vi vi phạm” với thủ tục “đình chỉ hoạt động có thời hạn” anh T cần nghiên cứu để thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật.
11. Anh Ngô Văn Thịnh cho biết, trong quá trình kiểm tra phát hiện hộ gia đình ông B có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Người có thẩm quyền trong đoàn kiểm tra của xã đã lập biên bản vi phạm hành chính nhưng chưa ra quyết định xử phạt đồng thời yêu cầu ông B chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đối tượng vi phạm không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm. Do đó, anh Thịnh hỏi trong trường hợp này thì người có thẩm quyền xử phạt phải xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết định xử phạt nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm.
Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.
12. Anh Đặng Ngọc H cán bộ công an xã X huyện QĐ cho biết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có nhiều trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính như: một người điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, đồng thời thực hiện hành vi lạng lách, đánh võng. Do đó, anh hỏi việc lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp này được thực hiện như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi vi phạm. Việc ra quyết định xử phạt được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ lập 01 biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi rõ từng hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức. Và đối với trường hợp ví dụ nêu trên thì anh H cần lập 01 biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ 02 hành vi vi phạm: hành vi không đội mũ bảo hiểm và hành vi lạng lách, đánh võng.
13. Chị B công tác tại Phòng Y tế thành phố H cho biết, thời gian qua, người có thẩm quyền xử phạt tại các phường trên địa bàn thành phố đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid – 19. Do không thuộc thẩm quyền xử phạt nên đã chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố H để xử phạt. Tuy nhiên, qua quá trình rà soát, kiểm tra hồ sơ để tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định xử phạt nhận thấy có một số sai sót trong việc ghi nhận điều, khoản, điểm của hành vi vi phạm tại biên bản vi phạm hành chính. Do đó, chị muốn biết trong trường hợp này thì phải xử lý như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp vụ việc đã được lập biên bản vi phạm hành chính nhưng sau đó, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phát hiện ra những sai sót trong biên bản vi phạm hành chính đã lập thì lập biên bản xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính để sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót trong biên bản vi phạm hành chính đã lập.
Lưu ý: Biên bản xác minh này cũng phải được lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính và có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan: cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm; người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có) và là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính trình người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, đồng thời lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
14. Công ty Trách nhiệm hữu hạn HT chuyên tái xuất phương tiện vận tải tạm nhập là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi. Quá trình kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện, công ty tái xuất quá 20 ngày so với thời gian quy định. Hành vi vi phạm của Công ty bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 6, khoản 7 Điều 7 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
“6. Không tái xuất phương tiện vận tải tạm nhập là ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi (được xác định căn cứ giấy đăng ký lưu hành phương tiện hoặc thực tế kiểm tra phương tiện) đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất dưới 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp quá thời hạn tái xuất từ 30 ngày trở lên.
7. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này; trừ các trường hợp được phép tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương và quy định khác của pháp luật có liên quan, trường hợp được gia hạn, kéo dài thời hạn tạm nhập tái xuất theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương, pháp luật hải quan;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương tiện vi phạm hành chính tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa quá cảnh, trung chuyển trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên hành vi của Công ty Trách nhiệm hữu hạn HT sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tái xuất phương tiện vi phạm hành chính tạm nhập trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.
15. Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu AT xuất khẩu sang nước ngoài lô hàng hóa có giá trị 200 triệu đồng. Quá trình làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, cơ quan chức năng phát hiện Công ty xuất khẩu lô hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam. Hành vi vi phạm của Công ty AT bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 17 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
“1. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 dưới đây.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Công ty AT sẽ bị phạt tiền từ từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đồng thời, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu lô hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính.
16. Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu BP nhập khẩu lô hàng hóa là
Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý mà không có văn bản chỉ định của cơ quan có thẩm quyền, đây là hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu theo phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương.. Hành vi này của công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 19 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
“1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu mà không có văn bản chỉ định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên mà tang vật vi phạm là hàng nhập khẩu; trừ trường hợp hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chỉ định nhập khẩu trong thời hạn 30 ngày nêu trên;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu BP sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên mà tang vật vi phạm là hàng nhập khẩu; trừ trường hợp hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chỉ định nhập khẩu trong thời hạn 30 ngày.
17. Bà Bùi Thanh C mở cửa hàng bán hàng miễn thuế tại cửa khẩu K, tỉnh QT. Tại của hàng của bà có một số hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp nhưng không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định, có giá trị 35 triệu đồng. Qua kiểm tra cơ quan chức năng đã phát hiện hành vi này. Với hành vi vi phạm này thì bà C sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 6, khoản 10 Điều 11, điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
“6. Bán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên.
10. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là phế liệu không đáp ứng điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 nêu trên;
b) Buộc tiêu hủy tang vật trong trường hợp hàng hóa vi phạm là văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 7, khoản 8 nêu trên;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5; điểm a khoản 7, khoản 8 nêu trên;
d) Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 6 nêu trên.”
Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
“3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của bà C sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định đối với hành vi vi phạm đó.
18. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng LP thực hiện kê khai thuế theo quy định của pháp luật. Quá trình kiểm tra kê khai thuế, cơ quan có thẩm quyền phá hiện công ty đã sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp. Hành vi của công ty bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
1. Các hành vi trốn thuế gồm:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu;
b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế theo quy định;
c) Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 mà cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;
d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;
đ) Khai sai so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về lượng, chủng loại, sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất; hàng tái xuất;
e) Không kê khai về nguyên liệu, vật tư mua trong nước có thuế xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu; khai sai phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công làm tăng số tiền thuế được miễn đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu trở lại Việt Nam;
g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan;
h) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;
i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng, định lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật;
l) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 nêu trên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền như sau:
a) Phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng;
b) Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn đối với hành vi vi phạm quy định tại nêu trên.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Xây dựng LP nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính, với mức phạt tiền: phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng; trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn. Ngoài ra, còn buộc nộp đủ số tiền thuế trốn đối với hành vi vi phạm.
19. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên HAT nhập khẩu lô hàng hóa là linh kiện điện tử từ đối tác là công ty tại Nhật Bản, hàng hóa đang cập cảng và làm thủ tục hải quan. Trong quá trình làm thủ tục, cơ quan hải quan phát hiện công ty đã không thực hiện đầy đủ việc lưu giữ chứng từ hàng hóa đưa vào lưu giữ tại cảng. Hành vi của công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 24 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan;
b) Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan.”
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên HAT sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
20. Công ty xuất nhập khẩu hàng hóa HS, nhập khẩu lô hàng hóa là quần áo, dày giép và hiện đang được lưu giữ tại kho ngoại quan tỉnh A. Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan này, công ty đã tự ý di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan hải quan nơi quản lý kho ngoại quan. Hành vi này của công ty theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan hải quan nơi quản lý kho ngoại quan;
b) Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan không được phép của cơ quan hải quan;
c) Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ;
d) Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định.”
Như vậy, căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP nêu trên, hành vi của Công ty xuất nhập khẩu hàng hóa HS sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
21. Công ty đầu tư xuất nhập khẩu NĐ chuyên kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu là linh kiện điện tử tại thành phố H, trong quá trình kinh doanh công ty đã tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Hành vi của công ty đã bị cơ quan hải quan tỉnh H phát hiện. Công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Khoản 2, khoản 8 Điều 12 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan;
b) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan;
c) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan;
d) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan hải quan;
đ) Lưu giữ hàng hóa được đưa về bảo quản tại địa điểm không đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật.
8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 nêu trên;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 12 này;
c) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 nêu trên.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Công ty đầu tư xuất nhập khẩu NĐ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồn thời, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.
22. Công ty xuất nhập khẩu hàng hóa BH nhập khẩu lô hàng hóa là máy tính bảng và đang làm thủ tục hải quan. Trong quá trình làm thủ tục, cơ quan hải quan yêu cầu công ty thực hiện sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan. Tuy nhiên, công ty không thực hiện theo yêu cầu nêu trên của cơ quan hải quan tỉnh H. Hành vi của công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào, mức phạt tiền bao nhiêu?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 24 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan;
b) Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
b) Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi của Công ty xuất nhập khẩu hàng hóa BH sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.
23. Sau khi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. X đã có nhiều tiến bộ, được cha mẹ khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. Đồng thời, cha mẹ X do có nguồn thu nhập ổn định, có kế hoạch, điều kiện và thời gian thuận lợi để quản lý, giáo dục X. Do vậy, X đã được đưa về quản lý, giáo dục tại nhà. Khi chính quyền địa phương nơi X cư trú tổ chức các chương trình dạy nghề và lớp tham vấn, phát triển kỹ năng sống cho các thanh thiếu niên trên địa bàn, X muốn hỏi xem liệu mình có thể tham dự các lớp học này hay không? Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên đang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 40 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định:
“1. Người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có các quyền sau đây:
a) Không bị phân biệt đối xử; được lao động, học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú;
b) Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
c) Được các cơ sở giáo dục xem xét, tiếp nhận học tập;
d) Khiếu nại, khởi kiện quyết định quản lý tại gia đình và các hành vi vi phạm trong quá trình thi hành quyết định.
2. Người được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú;
c) Chịu sự quản lý, giám sát của gia đình và người được phân công phối hợp giám sát.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì X có thể được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, kỹ năng sống được tổ chức tại địa phương.
24. Khi xem ti vi và đọc báo, ông L được biết: nhà nước chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Ông muốn biết rõ hơn về nội dung và hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 27 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định:
“1. Việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục.
Đối với người nghiện ma túy, cần phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy; về tác hại của việc tiêm chích, sử dụng ma túy đối với sức khỏe, gia đình và cộng đồng, phòng tránh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua tiêm chích ma túy; về chương trình cai nghiện và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
b) Giáo dục về kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề cho người được giáo dục;
c) Giáo dục về truyền thống tốt đẹp của đất nước, quê hương.
2. Việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể được thực hiện bằng các hình thức cơ bản sau đây:
a) Gặp gỡ trực tiếp gia đình, người được giáo dục;
b) Giới thiệu tham gia các lớp học về kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm;
c) Thông báo bằng văn bản về gia đình, người được giáo dục về các biện pháp quản lý, giáo dục;
d) Tổ chức cuộc họp góp ý tại địa bàn dân cư ở cơ sở. Trường hợp người được giáo dục là người chưa thành niên thì không tổ chức cuộc họp góp ý.”
Như vậy, nội dung và hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn được thực hiện theo các quy định viện dẫn nêu trên.
25. Chị C là đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Do lo lắng khi vào cơ sở cai nghiện sẽ không quen với chế độ ăn, mặc và sinh hoạt, chị C muốn biết theo quy định của pháp luật chế độ ăn mặc và sinh hoạt trong cơ sở cai nghiện bắt buộc được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 24 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 136/2016/NĐ-CP) quy định:
“1. Định mức tiền ăn hàng tháng của học viên là 0,8 mức lương cơ sở. Ngày lễ, Tết dương lịch học viên được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết nguyên đán học viên được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường; chế độ ăn đối với học viên bị ốm do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định theo chỉ định của cán bộ y tế điều trị, nhưng không thấp hơn 03 lần tiêu chuẩn ngày thường.
2. Định mức tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh đối với học viên nữ hàng năm của học viên là 0,9 mức lương cơ sở.
3. Cơ sở cai nghiện bắt buộc tổ chức tiếp sóng các chương trình thời sự trên hệ thống truyền thanh, truyền hình để học viên được tiếp cận các thông tin cần thiết hàng ngày; tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác ngoài thời gian học tập và lao động. Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cai nghiện bắt buộc xây dựng tủ sách và phòng đọc cho học viên, định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các tổ, đội.”
Như vậy, chế độ ăn mặc và sinh hoạt trong cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo các quy định viện dẫn nêu trên.
26. Anh T là trưởng công an xã X huyện NĐ. Anh T đang phải xử lý hành chính một trường hợp cháu B (15 tuổi) vì tội trộm cắp tài sản. Theo quy định của pháp luật, khi xử lý trường hợp của cháu B, anh T phải tuân theo những nguyên tắc xử lý nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:
1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;
2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.”
Như vậy, khi xử lý trường hợp của cháu B, anh T cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc xử lý nêu trên.
27. Hải quan tỉnh A vừa phát hiện ra một lô hàng giả đang được vận chuyển đi tiêu thụ. Để có căn cứ xác định khung tiền phạt và thẩm quyền xử phạt, hải quản tỉnh A cần thực hiện xác định giá trị lô hàng giả này. Vậy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xác định giá trị tang vật được thực hiện như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó. (Khoản 1 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
Do tang vật thu được là hàng giả nên theo điểm d khoản 2 Điều 60 thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ nêu trên để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.
Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
- Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
- Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
28. Tháng 5 năm 2021, trong một lần truy quét các ổ nhóm tệ nạn trong thành phố, Công an thành phố H đã bắt được một nhóm thanh niên đang tổ chức đua xe trái phép. Trong quá trình điều tra, Công an thành phố H phát hiện T một thành viên trong nhóm có dấu hiệu nghiện ma túy. Vậy, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, trường hợp của T có được áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hay không? Nếu có thì trình tự, thủ tục lập hồ sơ được thực hiện như thế nào? Được biết T đã đủ 18 tuổi và T đã bỏ nhà đi lang thang theo nhóm bạn từ lâu, hiện không có nơi cư trú ổn định.
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 136/2016/NĐ-CP) quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Do T là người nghiện ma túy đã đủ 18 tuổi và không có nơi cú trú ổn định nên theo quy định nêu trên T thuộc trường hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với T được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP. Theo đó, trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an thành phố H khi phát hiện dấu hiệu nghiện ma túy của T thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với T. Do T là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định nên việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định. Hồ sơ bao gồm:
- Bản tóm tắt lý lịch;
- Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép;
- Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
- Văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho tổ chức xã hội quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở.
29. Anh Lê Công M cho biết thời gian tình hình vi phạm hành chính tại địa phương có xu hướng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng. Nhiều vụ việc cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, người có thẩm quyền tại địa phương đã ban hành các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Để đảm bảo việc thi hành quyết định cưỡng chế tuân thủ đúng quy định của pháp luật, anh M hỏi: trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 6 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó:
Thứ nhất, người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
Thứ hai, đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
Thứ ba, các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế. Cụ thể như sau:
- Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;
- Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;
- Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.
30. Chị Trần Thanh D cho biết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao thì thấy rằng có trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Do đó, chị hỏi: trong trường hợp như vậy thì thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được áp dụng như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Điều 7 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) quy định:
“1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề của hành vi vi phạm hành chính có thời hạn tước dài nhất.
2. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền ra quyết định phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
4. Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động bị cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, thì người có thẩm quyền xử phạt tịch thu và thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động bị tịch thu biết.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề của hành vi vi phạm hành chính có thời hạn tước dài nhất.