Trả lời:
Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Luật luật sư số 65/2006/QH11 (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 và khoản 37 Điều 1 của Luật số 20/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư) quy định các vấn đề trên như sau:
1. Chức năng xã hội của luật sư
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.
3. Nguyên tắc hành nghề luật sư:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Như vậy, ông Hòa yên tâm về hoạt động của luật sư. Luật sư hoạt động tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản nêu trên và không bị chi phối bởi các yếu tố khác. Hoạt động của luật sư có ý nghĩa xã hội quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Ông có thể tham khảo về các dịch vụ pháp lý của luật sư để nhờ luật sư tư vấn, thực hiện.