Trả lời (có tính chất tham khảo)
Điều 312 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định quyền của bên cầm cố:
- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp có thỏa thuận bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố mà việc sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
- Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Điều 313 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
- Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Như vậy, Hòa giải viên căn cứ Điều 312, Điều 313 Bộ luật Dân sự (năm 2015) để giải thích cho hai bên hiểu về quyền của bên cầm cố và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản. Trong đó, ông Danh là bên nhận cầm cố tài sản phải có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố anh Xung là bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. Trong trường hợp này, ông Danh đã làm mất chiếc máy điện thoại là tài sản cầm cố của anh Xung và đề nghị được trả bằng một máy điện thoại khác. Như vậy, ông Danh cũng đã nhận biết lỗi của mình và đề nghị phương thức bồi thường. Về phía anh Xung, chiếc máy điện thoại bị mất không phải do lỗi cố ý của ông Danh; sự việc cũng đã rồi, anh không nên căng thẳng mà cùng thỏa thuận về việc bồi thường với ông Danh một cách thỏa đáng, hợp lý.Trong trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.