Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hành vi không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu có vi phạm pháp luật không?
Ngày cập nhật 14/03/2016

Ông Tiến, 59 tuổi, đang làm việc tại Doanh nghiệp K. Sang năm sau, ông Tiến sẽ nghỉ hưu nên ông Tiến đã làm đơn đề nghị chủ Doanh nghiệp K rút ngắn thời giờ làm việc cho ông từ 08 giờ/ngày xuống còn 07 giờ/ngày nhưng chủ Doanh nghiệp K không đồng ý. Việc không giải quyết rút ngắn thời giờ trong trường hợp này có vi phạm pháp luật không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

          Khoản 3 Điều 166 Bộ luật Lao động (năm 2012) quy định:

Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

          Với quy định của pháp luật nêu trên, chủ Doanh nghiệp K không giải quyết việc rút ngắn thời giờ làm việc cho ông Tiến là vi phạm pháp luật. chủ Doanh nghiệp K sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi này.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.517.112
Lượt truy cập hiện tại 672