Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Mức xử phạt đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng ở trình độ cao đẳng
Ngày cập nhật 16/02/2016

Trường Cao đẳng nghề PT đã tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng đối 5 trường hợp không đủ điều kiện để tuyển thẳng. Trường đã bị cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt với mức 7 triệu đồng và buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm. Việc xử phạt như trên có đúng không và những trường hợp này được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng?

Trả lời (Chỉ mang tính chất tham khảo):

Khoản 3 Điều 32 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định các trường hợp được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng bao gồm:

a) Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;

b) Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá, đã có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;

c) Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề quốc gia có bằng tốt nghiệp trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật thì được tuyển thẳng vào trường cao đẳng để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.

Khoản 3 và 5 Điều 9 Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định quy định: Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh sai đối tượng ở trình độ cao đẳng với một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai dưới 10 người học;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 10 đến dưới 20 người học;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sinh sai từ 20 người học trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Căn cứ các quy định trên, việc xử phạt của cơ quan chức năng là đúng quy định pháp luật. Nhà trường cần căn cứ quy định về các trường hợp được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng như giới thiệu ở trên để thực hiện.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.548.523
Lượt truy cập hiện tại 6.275