Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Tổ hòa giải ở cơ sở và tại Ủy ban nhân dân xã khác nhau như thế nào? Tại sao Tòa án không chấp nhận biên bản hòa giải không thành của Tổ hòa giải?
Ngày cập nhật 21/10/2015

Gia đình chị Hoa có tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm. Sau nhiều lần hòa giải ở cơ sở không thành (có lập biên bản), chị Hoa gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để giải quyết. Tuy nhiên, hồ sơ khởi kiện của chị không được Tòa án thụ lý và yêu cầu chị phải qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã. Chị Hoa đề nghị cho biết, việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Tổ hòa giải ở cơ sở và tại Ủy ban nhân dân xã khác nhau như thế nào? Tại sao Tòa án không chấp nhận biên bản hòa giải không thành của Tổ hòa giải?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 202 và 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì đương sự có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định cụ thể tại Luật Đất Đai.

Theo các quy định trên, chị Hoa cần phân biệt rõ việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Tổ hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Tổ hòa giải ở cơ sở chỉ mang tính chất “khuyến khích”, nghĩa là có thể thực hiện hòa giải hoặc không thực hiện hòa giải tại Tổ hòa giải ở cơ sở. Còn hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, yêu cầu các bên liên quan phải thực hiện nghiêm túc, bảo đảm trình tự, thủ tục, thời hạn. Từ sự khác nhau như trên, việc Tòa án từ chối thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của chị Hoa là có căn cứ.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.513.339
Lượt truy cập hiện tại 24.927