Theo đó, quy định nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương thuộc Chương trình như sau:
- Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến Chương trình.
- Bám sát các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; bảo đảm không vượt quá tổng mức vốn đầu tư, vốn sự nghiệp và không thay đổi cơ cấu nguồn vốn của Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương.
- Việc phân bổ vốn kế hoạch hằng năm thực hiện Chương trình theo kết quả giải ngân của năm trước năm kế hoạch; ưu tiên phân bổ cho các huyện, các dự án, tiểu dự án, nội dung của Chương trình bảo đảm tiến độ giải ngân.
- Ưu tiên bố trí vốn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng phù hợp với các mục tiêu phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025; tập trung đầu tư, hỗ trợ các xã, thôn, bản khó khăn nhất, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù; ưu tiên cho các địa bàn còn thiếu hụt cơ sở hạ tầng thiết yếu.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn kế hoạch thực hiện Chương trình.
Tiêu chí, định mức và phương pháp tính toán phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã (gọi tắt là địa phương)
- Tiêu chí, định mức và phương pháp tính toán, xác định nguồn vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) phân bổ cho các địa phương thực hiện Chương trình được quy định và tổng hợp từ vốn phân bổ của các Dự án/Tiểu dự án thành phần của địa phương đó.
- Căn cứ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và số điểm của từng huyện tính toán theo Chương III Quy định này để xác định tổng số vốn phân bổ cho địa phương thứ k (Tk) được tổng hợp từ vốn phân bổ của các Dự án/Tiểu dự án thành phần thứ i (Vk,i) của địa phương đó:
Trong đó:
- i là dự án, tiểu dự án thứ i
- k là địa phương thứ k
Phương pháp tính toán, xác định vốn phân bổ của địa phương (k) theo tiêu chí của từng Dự án/Tiểu dự án thành phần (i):
Vk,i = Qi.Xk,i
Trong đó:
- Vk,i: Vốn phân bổ của Dự án/Tiểu dự ánthứ i cho địa phương thứ k.
- Xk,i: Số điểm của Dự án/Tiểu dự án thứ i của địa phương thứ k.
- Qi: Vốn định mức cho 01 điểm phân bổ của Dự án/Tiểu dự án thứ i
- Gi: Vốn ngân sách trung ương để phân bổ cho Dự án/Tiểu dự án thứ i.
Quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình
- Tỷ lệ đối ứng ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) - ngân sách trung ương hỗ trợ: Ngân sách địa phương đảm bảo đối ứng tối thiểu bằng 15% ngân sách trung ương hỗ trợ theo điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
- Tỷ lệ đối ứng ngân sách địa phương (tỉnh - huyện/xã) theo Bảng sau:
TT
|
Địa phương
|
Tỷ lệ đối ứng NSĐP (%)
|
Ghi chú
|
Tỉnh
|
Huyện, xã
|
1
|
Huyện Nam Đông
|
70
|
30
|
|
2
|
Huyện A Lưới
|
80
|
20
|
|
3
|
Huyện Phú Lộc
|
35
|
65
|
|
4
|
Thị xã Hương Trà
|
0
|
100
|
|
- Đối với các Tiểu dự án thuộc Chương trình nhưng ngân sách trung ương không hỗ trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế thì sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ, tỷ lệ đối ứng theo Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 7 năm 2022./.