Theo đó, đối tượng áp dụng của Nghị định, gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Quy định về cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, như sau:
1. Cử mới lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc thực hiện theo trình tự sau:
a) Chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ
Sau khi có đề nghị của Liên hợp quốc về cử lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chuẩn bị hồ sơ, báo cáo Chính phủ. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình Chính phủ; dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh về việc cử mới lực lượng; biểu tổ chức, biên chế của đơn vị (trong trường hợp cử mới lực lượng theo hình thức đơn vị); văn bản đề nghị của Liên hợp quốc; tài liệu khác (nếu có);
b) Chính phủ xem xét việc trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định chủ trương cử mới lực lượng;
c) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ của Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình của Chính phủ; biểu tổ chức, biên chế của đơn vị (trong trường hợp cử mới lực lượng theo hình thức đơn vị); văn bản đề nghị của Liên hợp quốc; tài liệu khác (nếu có);
d) Căn cứ quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an báo cáo Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh ban hành quyết định việc cử mới lực lượng. Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình; dự thảo quyết định của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; bản chụp ý kiến của các Thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tài liệu khác (nếu có).
2. Điều chỉnh thời gian, lực lượng
a) Khi có đề nghị của Liên hợp quốc hoặc khi Việt Nam yêu cầu và được Liên hợp quốc chấp thuận, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quy trình điều chỉnh thời gian, lực lượng theo quy định tại khoản 1 nêu trên;
b) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thông qua Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc thống nhất với cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc việc điều chỉnh thời gian, lực lượng.
3. Rút lực lượng
Khi có đề nghị của Liên hợp quốc hoặc căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quy trình rút lực lượng theo quy định tại khoản 1 nêu trên .