Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Một số quy định về thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 21/06/2021

Ngày 04 tháng 6 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 35/2021/QĐ-UBND Quy định trình tự thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2021 và thay thế Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành quy định trình tự thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Theo đó, các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư và xây dựng kinh doanh do các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện giải quyết, bao gồm:

Bước 1. Lập, thẩm định, phê duyệt danh mục dự án làm cơ sở để lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bước 2. Chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (nếu có).

Bước 3. Lựa chọn nhà đầu tư. Thực hiện một trong các hình thức sau: đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội; lựa chọn nhà đầu tư có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký lựa chọn một địa điểm để thực hiện dự án; chấp thuận nhà đầu tư.

Bước 4. Lập quy hoạch; lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc nhận chuyển nhượng, thuế quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.

Bước 5. Lập các thủ tục liên quan để được giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hoặc xác nhận; lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với công trình thuộc dự án được xây dựng tại khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; lập, thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy; lập, thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt chuyển đổi đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất trồng lúa nước sang mục đích khác (nếu có).

Bước 6. Thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 7. Cấp Giấy phép xây dựng (nếu có).

Bước 8. Triển khai dự án.

Bước 9. Nghiệm thu, bàn giao, đưa dự án vào hoạt động.

Bước 10. Hỗ trợ, giám sát, đánh giá kết quả đầu tư.

Việc giải quyết các thủ tục hành chính tuân thủ các nguyên tắc sau:

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, theo dõi tổng hợp các dự án đầu tư và xây dựng có mục đích kinh doanh và không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tổ chức thẩm định danh mục dự án làm cơ sở để lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, danh mục các dự án có sử dụng đất trên địa bàn, trình UBND tỉnh phê duyệt. Chịu trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục đầu tư đối với các dự án; tiếp nhận thẩm định trình UBND tỉnh chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án; cấp, điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư; cấp, điều chỉnh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; chuyển nhượng dự án; ngừng hoạt động dự án; chấm dứt hoạt động của dự án; thu hồi chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư, hoàn trả hoặc nộp ngân sách nhà nước tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định. Tham mưu UBND tỉnh trong công tác đấu thầu, chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư; phối hợp với các cơ quan có liên quan đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư đã gửi hồ sơ đăng ký thực hiện dự án; thực hiện chức năng giám sát tổng thể đầu tư.

Sở Xây dựng hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ liên quan đến các thủ tục về: Thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng; thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo phân cấp; cấp phép xây dựng; chủ trì thẩm định điều kiện được huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; thẩm định giá bán, giá cho thuế, giá cho thuế mua nhà ở xã hội; kiểm tra nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo phân cấp.

Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ liên quan đến các thủ tục về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.

Trung tâm phục vụ hành chính công các cấp là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ chuyển các cơ quan, đơn vị tham mưu thực hiện theo đúng quy định.

Các sở ngành liên quan khác, UBND cấp huyện theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị hướng dẫn, tiếp nhận giải quyết các thủ tục cho các nhà đầu tư.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.537.370
Lượt truy cập hiện tại 12.223