Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quy định mới về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân
Ngày cập nhật 10/05/2021

Ngày 11 tháng 3 năm 2021, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 01/2021/TT-TTCP quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2021và bãi bỏ Quyết định số 1860/QĐ-TTCP ngày 09 tháng 6 năm 2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra.

 

Theo đó, Thông tư quy định 11 quy tắc ứng xử chung, ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra và trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, cụ thể như sau:

          - 07 Quy tắc ứng xử chung, gồm tinh thần và thái độ làm việc; trang phục, tác phong làm việc; giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử và trên mạng xã hội; ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; ứng xử giữa công chức, viên chức với cấp trên và với đồng nghiệp; ứng xử với cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và cơ quan thông tin, báo chí; ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

          - 04 Quy tắc ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ, quy định cụ thể những việc cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải làm, không được làm trong trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đối với quy tắc ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân được quy định như sau:

 1. Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân phải làm những việc sau đây:

a) Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, khách quan, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật;

b) Tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích cặn kẽ những thắc mắc liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;

c) Có thái độ đúng mực, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày;

d) Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết;

đ) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân không được làm những việc sau đây:

a) Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

b) Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;

c) Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

          Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, ngoài việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Thông tư này còn phải thực hiện các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Diệu Hương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.548.523
Lượt truy cập hiện tại 18.913