Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Các nội dung về phòng, chống bệnh dịch động vật
Ngày cập nhật 11/08/2015

  Ngày 19 tháng 6 năm 2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Thú y (Luật số 79/2015/QH13). Luật Thú y có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Luật Thú y gồm 7 Chương, 116 điều, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

Theo đó, phòng, chống dịch bệnh động vật bao gồm các nội dung sau:

  - Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật.

  - Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

  - Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.

  - Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.

  - Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

  Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được sử dụng cho các hoạt động: Phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật; phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

  Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được hình thành từ các nguồn sau: Ngân sách nhà nước; kinh phí của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật./.

Trần Thị Tuyết
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.330.529
Lượt truy cập hiện tại 9.275