Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Các trường hợp công bố dịch hại thực vật
Ngày cập nhật 12/02/2014

Ngày 25 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và thay thế Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 08 tháng 8 năm 2001 của UBTV Quốc hội.

Theo đó, việc công bố dịch hại thực vật được thực hiện trong các trường hợp: Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật; Khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật; Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan.
Thẩm quyền công bố dịch hại thực vật được quy định cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề xuất của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương và trung ương.
Luật cũng quy định có 8 hành vi bị cấm. Trong đó, đáng chú ý như: Sử dụng biện pháp bảo vệ và kiểm dịch thực vật trái quy định của luật này; Không áp dụng hoặc cố ý áp dụng không đúng các biện pháp chống dịch; Nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại hoặc sử dụng giống cây bị nhiễm sinh vật gây hại; Phát tán sinh vật gây hại; Đưa đất, nhập khẩu, nhân nuôi sinh vật gây hại vào Việt Nam …; Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật giả, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng./.
 

Văn Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.425.608
Lượt truy cập hiện tại 2.455