Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
GIẢI ĐÁP CÁC TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC
Ngày cập nhật 27/06/2023

 Chương trình đào tạo và thời gian học tậpngành Giáo dục mầm non

Tình huống 1.Trường Cao đẳng Đại Việt S là trường tư thục, trong quá trình hoạt động trường này có đăng ký loại hình đào tạo là Ngành giáo dục mầm non, Trường phòng đào tạo Trường Cao đẳng Đại Việt S muốn hỏi chương trình đào tạo và thời gian học tập ngành Giáo dục Mầm non được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 2Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT ngày 10/4/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non quy định chương trình đào tạo và thời gian học tập như sau:

1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần (sau đây gọi chung là học phần). Chương trình đào tạo thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo của nhà trường, bảo đảm khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức đào tạo, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng sinh viên khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.

3. Chương trình đào tạo phải được công khai đối với sinh viên trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.

4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa để định hướng cho sinh viên.

a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù hợp với thời gian quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp, đồng thời bảo đảm đa số sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo;

b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.

5. Thời gian học tập

Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên đăng ký học để nhận thêm một bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.

 

Tình huống 2.Trường Tư thục Đại học H đang có ý định đăng ký thêm loại hình đào tạo là Ngành giáo dục mầm non, Trường Tư thục Đại học Hmuốn biết pháp luật quy định như thế nào về phương thức tổ chức đào tạo và hình thức đào tạo?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 3Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT quy địnhphương thức tổ chức đào tạo như sau:

1. Đào tạo theo niên chế

a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;

b) Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;

c) Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.

2. Đào tạo theo tín chỉ

a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;

b) Sinh viên không đạt học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;

c) Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.

3. Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:

a) Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;

b) Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;

c) Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.

Điều 34Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT quy địnhhình thức đào tạo như sau:

1. Đào tạo chính quy

a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;

b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.

2. Đào tạo vừa làm vừa học

a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế này, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;

b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.

Căn cứ vào viện dẫn nêu trên, Trường Tư thục Đại học Hnghiên cứu để đăng ký thêm loại hình đào tạo là Ngành giáo dục mầm non để tổ chức đào tạo.

 

Vị trí pháp lí và quản lý nhà nước đối với Trung tâm của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

Tình huống 3.Ông Nguyễn Văn B là Trưởng phòng đào tạo của Trường PTTH Chi Lăng H, ông muốn hỏi Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hay không?Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có quyền tự chủ hay không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Căn cứ Điều 2 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theoThông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về vị trí pháp lí và quản lý nhà nước đối với Trung tâm của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:

1. Trung tâm là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi Trung tâm đạt trụ sở chính.

3. Trung tâm thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Theo Điều 4 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm như sau:

2. Điều tra nhu cầu học tập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình giáo dục, đào tạo và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

3. Phối hợp với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên khác trên địa bàn để thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động giáo dục hỗ trợ khác theo nhu cầu của người học, của các nhà trường.

4. Thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp hoặc liên kết đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; liên kết đào tạo đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể sau đây:

a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm;

b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển Trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Trung tâm;

c) Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu học phí đối với chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học theo các quy định về tự chủ tài chính đối với Trung tâm;

d) Tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình giáo dục; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn tài liệu học tập phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng chương trình; quản lý và cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm; đảm bảo chất lượng giáo dục của Trung tâm; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định.

Theo đó, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể như trên.

 

Tiêu chuẩn của Phó giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên

Tình huống 4.Trưởng phòng tổ chức cán bộ của Trường PTTH Chi Lăng H thuộc diện quy hoạch nguồn của lĩnh vực giáo dục, ông muốn hỏi trong cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên có Phó giám đốc Trung tâm hay không? Nếu có thì tiêu chuẩn của Phó giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Căn cứ Điều 5 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên như sau: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: giám đốc, các phó giám đốc; các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; lớp học; tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo (nếu có); hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật; hội đồng khoa học, hội đồng tư vấn (khi cần thiết).

Như vậy, Phó giám đốc Trung tâm có trong cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.

Theo Điều 7 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  quy định tiêu chuẩn của Phó giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên như sau:

Phó giám đốc Trung tâm

1. Phó giám đốc Trung tâm là người giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm; chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công việc do giám đốc phân công hay được ủy quyền.

2. Tiêu chuẩn phó giám đốc Trung tâm

a) Có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

c) Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm.

3. Cơ quan chủ quản quyết định công nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với phó giám đốc Trung tâm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, phó giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên là người giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm có tiêu chuẩn gồm tiêu chí sau:

- Có đủ sức khỏe, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm.

Phó giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên sẽ được cơ quan chủ quản quyết định công nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách.

 

Hệ thống trường chuyên và cơ quan quản lý trường chuyên

Tình huống 5.Ông Mai Anh T là Hiệu trưởng Trường PTTH Chi Lăng H, ông có ý định mở trường chuyên tại trường PTTH dân lập Chi Lăng H, ông muốn hỏi pháp luật quy định như thế nào về hệ thống trường chuyên và  cơ quan quản lý trường chuyên?Vậy, các trường THPT chuyên để được thành lập phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên quy định:

1. Hệ thống trường chuyên bao gồm trường chuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trường chuyên thuộc tỉnh) và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.

2. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 (một) trường chuyên.

Điều 4 Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT quy định cơ quan quản lý trường chuyên như sau:

1. Trường chuyên thuộc tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.

2. Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học do cơ sở giáo dục đại học quản lý theo quy định về công tác tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, tài chính, tuyển sinh và được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; chịu sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở về thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, tổ chức thi tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp.

Điều 62 Luật Giáo dục quy định trường chuyên, trường năng khiếu như sau:

1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này.

2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chương trình giáo dục nâng cao, quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên, trường năng khiếu.

Như vậy muốn thành lập trường THPT chuyên, Ông Mai Anh T phải nghiên cứu và hoàn thiện những điều kiện nêu trên để trình cấp có thẩm quyền cho phép thành lập.

 

Các chính sách giáo dục đối với những học sinh khuyết tật

Tình huống 6.Ông Phan Tấn S trưởng phòng PTTH của Trường Chi Lăng H, hiện tại trường đang có những học sinh khuyết tật đang theo học tại Trường, ông muốn biết pháp luật quy định như thế nào về các chính sách giáo dục đối với những học sinh khuyết tật này?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Các chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật được quy định như sau:

Khoản 3 Điều 13 Luật giáo dục quy định quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật quy định: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Theo đó, các chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật quy định:

1. Ưu tiên nhập học cao hơn độ tuổi quy định:

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật, theo đó quy định về chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh như sau:

- Ưu tiên nhập học: Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.

Trong đó, theo khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục, các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Như vậy, học sinh khuyết tật có thể vào học tiểu học khi 09 tuổi, học cấp 2 khi 14 tuổi và học cấp 3 khi 18 tuổi.

2. Ưu tiên tuyển sinh, xét tuyển thẳng vào đại học:

Chính sách ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật được quy định tại khoản Điều 2 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC như sau:

- Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông

Người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Đối với trung cấp chuyên nghiệp

Người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học.

- Đối với đại học, cao đẳng

Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng.Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học.

Người khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Như vây, người khuyết tật sẽ được tuyển thẳng vào các trường cấp 2, cấp 3.Đồng thời, có thể được xét tuyển thẳng vào các trường trung cấp chuyên nghiệp mà không cần tham gia thi tuyển.Trường hợp là người khuyết tật đặc biệt nặng, học sinh còn có thể được xét tuyển thẳng vào các trường cao đẳng, đại học.

Việc xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học sẽ do Hiệu trưởng trường quyết định dựa trên kết quả học tập phổ thông, tình trạng sức khỏe của học sinh và yêu cầu của ngành đào tạo.

3. Học sinh khuyết tật thuộc đối tượng miễn, giảm học phí

Tại khoản 2 Điều 85 Luật Giáo dục quy định: Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Như vậy học sinh khuyết tật là một trong những đối tượng được miễn, giảm học phí theo quy định của Luật Giáo dục.

Ngày 27/8/2021, Chính phủ đã quy định về miễn giảm học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; trong đó, học sinh, sinh viên khuyết tật thuộc một trong những đối tượng được miễn học phí.

4. Học sinh khuyết tật được cấp học bổng hằng tháng:

Tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định về chính sách học bổng cho học sinh là người khuyết tật như sau: Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.Trong đó, người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp sẽ được cấp học bổng 10 tháng/năm học.

Nếu người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách trên đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì được cấp học bổng 9 tháng/năm học.

5. Học sinh khuyết tật được hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập:

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC, người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 01 triệu đồng/người/năm học.

Trường hợp người khuyết tật cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, ông Phan Tấn S trưởng phòng PTTH của Trường Chi Lăng H đề xuất và triển khai các chính sách miễn giảm đối với những học sinh khuyết tật tại trường.

 

Trường dân lập và công lập

Tình huống 7.Chị Lê Thị H là công nhân của Công ty dệt H đang có con chuẩn bị tuyển sinh vào trường PTTH, chị rất cân nhắc khi lựa chọn trường công lập hay dân lập cho con mình vì vấn đề học phí luôn là nỗi băn khoăn của chị và tất cả các phụ huynh. Chị H muốn biết mức học phí cấp 3 - THPT giữa trường công lập vàtrường dân lập có gì khác biệt?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Trường công lập là gì?

Trường công lập chính là nơi mang hình thức trường học nhưng trực thuộc bởi Nhà nước Trung ương hoặc địa phương xây dựng và thành lập dựa vào những dự án đầu tư kinh tế.

Chính vì thế, những khoản kinh phí, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như các dụng cụ hỗ trợ học tập ở trường học… đều được hoạt động phần lớn là nhờ vào kinh phí công (tài chính công hoặc những khoản đóng góp phi vụ lợi).

Trường trung học phổ thông công lập được sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).Hay được hiểu là trung học phổ thông sẽ ngang với Phòng Giáo dục quận huyện. Quy chế hoạt động của trường trung học phổ thông công lập sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trường dân lập là gì?

Trường dân lập hay còn gọi với tên là trường tư thục, đây là trường học được thành lập dựa trên sự xây dựng và điều hành do cá nhân, tổ chức trong nước đã được phép thành lập và tự đầu tư. Trường dân lập hoạt động hoàn toàn độc lập không cần phải phụ thuộc vào sự quản lý của chính quyền hay cơ quan địa phương.

Các hoạt động chủ yếu tại trường đều được dựa trên sự đóng góp trực tiếp của học sinh và sinh viên về kinh tế hoặc có các nhà đầu tư trao tặng cho phía nhà trường.

Tuy nhiên, dù là trường dân lập, hay trường tư thục thì chung quy cũng đều mang mục đích là nơi giáo dục thuộc vào hệ thống chung của giáo dục cả quốc gia. Vì vậy, những hoạt động về tuyển sinh kể cả giáo dục đào tạo thì đều phải dựa vào quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.Song, bằng cấp cũng có giá trị tương đương so với trường công lập.

So sánh học phí trường dân lập và công lập

Như đã nêu rõ ở trên về định nghĩa tên gọi của trường công lập và dân lập, thì kinh phí hoạt động của hai loại trường học này hoàn toàn khác nhau.Ở trường công lập được nhận sự hỗ trợ chủ yếu từ Nhà nước nên các khoản đóng học phí sẽ thấp hơn (hoặc miễn phí).

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang áp dụng mức thu học phí theo Nghị quyết số 31/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, theo đó quy định như sau:

Cụ thể, đối với các phường thuộc TP Huế, học sinh mầm non học bán trú có mức đóng học phí là 166.000 đồng/học sinh/tháng, không bán trú: 110.000 đồng/tháng; học sinh THCS: 86.000 đồng/tháng; học sinh THCS có học nghề: 105.000 đồng/tháng; học sinh THPT: 90.000 đồng/tháng. Đối với các phường thuộc thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà, học sinh mầm non học bán trú có mức đóng học phí: 106.000 đồng/học sinh/tháng, không bán trú: 79.000 đồng/tháng; học sinh THCS: 66.000 đồng/tháng; học sinh THCS có học nghề là 80.000 đồng/tháng; học sinh THPT là 72.000 đồng/tháng.

Học sinh vùng nông thôn có mức học phí của học sinh mầm non các thị trấn đồng bằng học bán trú là 79.000 đồng/tháng, không bán trú: 59.000 đồng/tháng; học sinh THCS: 50.000 đồng/tháng; học sinh THCS có học nghề: 65.000 đồng/tháng; học sinh THPT: 57.000 đồng/tháng. Đối với các xã đồng bằng, học sinh mầm non bán trú: 51.000 đồng/tháng, không bán trú: 39.000 đồng/tháng; học sinh THCS: 32.000 đồng/tháng; học sinh THCS có học nghề: 45.000 đồng/tháng; học sinh THPT: 42.000 đồng/tháng.

Tại khu vực miền núi, học phí của học sinh mầm non các thị trấn miền núi học bán trú là 26.000 đồng/tháng, không bán trú:19.000 đồng/tháng; học sinh THCS: 16.000 đồng/tháng; học sinh THCS có học nghề: 30.000 đồng/tháng; học sinh THPT: 21.000 đồng/tháng. Đối với các xã miền núi, học sinh mầm non có bán trú là 13.000 đồng/tháng, không bán trú: 11.000 đồng/tháng; học sinh THCS: 9.000 đồng/tháng; học sinh THCS có học nghề: 15.000 đồng/tháng; học sinh THPT: 14.000 đồng/tháng.

Riêng học sinh các xã, phường mới sáp nhập vào Thành phố Huế được giữ nguyên mức đóng học phí như năm học cũ.

Mức học phí của trường dân lập thì đương nhiên sẽ cao hơn, vì còn để sử dụng nhiều mục đích khác như: duy trì hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển trường học và nâng cao chất lượng học tập,..nên việc chênh lệch học phí cũng là một điều tất yếu.

 

Chính sách đối với trẻ em, giáo viên và cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp

Tình huống 8.Những năm qua, chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non nói chung, hỗ trợ cho cơ sở mầm non tại địa bàn có khu công nghiệp nói riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế từng bước mang lại ý nghĩa thiết thực. Bà Nguyễn Thị H là Hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Hòa Bình tại địa bàn thị xã Hương Thủy, bà muốn hỏi chính sách đối với trẻ em, giáo viên và cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Ngày 26/08/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách đối với trẻ em, giáo viên và cơ sở giáo dục mầm non độc lập, dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. The đó, quy định chính sách hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động; trẻ mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp; giáo viên mầm non làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.

Về đối tượng áp dụng:

- Cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

- Trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định, có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định.

- Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp bảo đảm những điều kiện theo khoản 1, Điều 10 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Về chính sách hỗ trợ được quy định như sau:

- Cơ sở giáo dục mầm non quy định nêu trên được hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất 01 lần với mức hỗ trợ là 30.000.000 đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

- Trẻ em thuộc đối tượng nên trên được hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 09 tháng/năm học.

- Giáo viên mầm non đảm bảo các điều kiện được hỗ trợ 800.000 đồng/tháng.

Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được hưởng hỗ trợ tính theo định mức quy định đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành.

Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 09 tháng/năm học. Trường hợp dạy dưới 15 ngày trong 01 tháng thì được tính ½ tháng; trường hợp từ 15 ngày trở lên thì tính tròn 01 tháng.

Như vậy, trẻ em, giáo viên cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được hưởng các chính sách nêu trên.

 

Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Tình huống 9.Ông Trần Xuân Quý là Hiệu trưởng Trường Tư thục Chi Lăng H thuộc thành phố Huế, ông được biết hiện nay tỉnh có ban hành chính sách quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Ông Trần Xuân Quý muốn hỏi đối với trường tư thục và dân lập có áp dụng chính sách này được không? Chính sách đó được quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Ngày 03/06/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND Quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên công lập (sau đây gọi là cơ sở giáo dục công lập).

Người học trong cơ sở giáo dục công lập quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mức thu cụ thể như sau:

- Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập (chi tiết tại Phụ lục).

STT

Nội dung dịch vụ

Đơn vị tính

Mức thu tối đa (đồng)

1

Dịch vụ bán trú

 

 

a

Tiền ăn bán trú (bao gồm tiền ăn trưa, ăn nhẹ (hoặc thức uống) bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, học sinh vào buổi chiều và tiền chất đốt)

đồng /trẻ, học sinh/ngày

Từ 16.000 đến 30.000

b

Dịch vụ nấu ăn và chăm sóc trẻ, học sinh (Bao gồm: tiền thuê khoán nấu ăn; chi bồi dưỡng chăm sóc trẻ, học sinh buổi trưa, quản lý, người phục vụ ăn uống; chi phí điện, nước, vệ sinh bán trú)

 

 

 

- Cơ sở giáo dục Mầm non

đồng/trẻ/tháng

250.000

 

- Cơ sở giáo dục Tiểu học

đồng/học sinh/tháng

180.000

c

Mua sắm vật dụng dùng chung và đồ dùng cá nhân cho trẻ, học sinh bán trú (xà phòng rửa tay, kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, giường, chiếu, chăn, gối, mùng/màn, tô, chén, dĩa, đũa muỗng và các vật dụng cần thiết khác)

 

 

 

- Đối với trẻ, học sinh mới tuyển sinh hoặc trang bị lần đầu

đồng/ trẻ, học sinh/năm học

300.000

 

- Trang bị hàng năm

đồng/ trẻ, học sinh/năm học

150.000

2

Hỗ trợ tiền nước uống

 

 

 

- Đối với các trường chưa được đầu tư hệ thống lọc nước tinh khiết

đồng /trẻ, học sinh/tháng

10.000

 

- Đối với các trường đã được đầu tư hệ thống lọc nước tinh khiết

đồng /trẻ, học sinh/tháng

3.000

3

Hỗ trợ làm vệ sinh trường học, khu vệ sinh

đồng/trẻ, học sinh/tháng

10.000

4

Dịch vụ giáo dục ngoài giờ chính khóa

 

 

a

Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ vào các ngày nghỉ, kỳ nghỉ hè (đã bao gồm: tiền thuê khoán nấu ăn; chi bồi dưỡng chăm sóc trẻ buổi trưa, quản lý, người phục vụ ăn uống; chi phí điện, nước, vệ sinh; không bao gồm tiền ăn bán trú của trẻ)

đồng/trẻ/ngày

45.000

b

Dạy học môn văn hóa tăng cường, phát triển năng lực theo môn học đối với cấp trung học; kỹ năng sống; các môn học năng khiếu theo nhu cầu người học (bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, đá cầu, bơi lội, võ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, múa, thể dục nhịp điệu, các môn điền kinh) ở các cấp, bậc học; làm quen tiếng Anh đối với trẻ mẫu giáo

 

 

 

- Mầm non

đồng/trẻ/giờ

7.000

 

- Phổ thông

đồng/học sinh/ tiết

6.000

5

Giấy kiểm tra, photo đề kiểm tra định kỳ

 

 

a

Cấp học tiểu học

đồng/học sinh/ năm học

30.000

b

Cấp học trung học cơ sở, trung học phổ thông

đồng/học sinh/ năm học

55.000

Chú thích: Học sinh mỗi lớp học ở Mục 4 của Phụ lục 01 có không quá số lượng được quy định tại Điều lệ trường học ở các cấp, bậc học.

- Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh (chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

STT

Nội dung dịch vụ

Ghi chú

1

Áo quần đồng phục, áo quần thể thao, áo Đoàn thanh niên

 

2

Bảng tên, logo của trường, sổ liên lạc, học bạ giấy, ghế ngồi chào cờ và các hoạt động ngoài lớp học

 

3

Nhu cầu mua, chi phí lắp điều hòa, công tơ điện và tiền điện sử dụng điều hòa trong các lớp học

Lắp công tơ điện riêng, thu theo thực tế sử dụng điện và chi phí lắp điều hòa

4

Phôi liệu để thi môn Giáo dục nghề cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông

 

5

Hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Căn cứ từng hoạt động để thỏa thuận mức thu

6

Dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh từ nơi ở đến trường và ngược lại

 

 Như vậy những chính sách nêu trên chỉ áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên công lập, còn đối với cơ sở giáo dục là tư thục và dân lập không được áp dụng.

Mức chi cho các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tình huống 10

Ông Trần Quang K là Hiệu trưởng trường Thuận Hóa, ông muốn biết pháp luật quy định như thế nào về nội dung và mức chi cho các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Ngày 14/7/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND Quy định nội dung và mức chi cho các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết này quy định về nội dung, mức chi thực hiện các nhiệm vụ thuộc công tác chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể:

1. Quy định mức tiền công cụ thể cho từng chức danh là thành viên thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi.

2. Quy định về nội dung, mức chi để thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi, cuộc thi, hội thi trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm:

a) Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông;

b) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông các môn văn hóa;

c) Kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông;

d) Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh các môn văn hóa;

đ) Các kỳ thi, cuộc thi, hội thi khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc do Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thực hiện.

Quy định nội dung chi và mức chi

1. Nội dung chi

a) Chi cho công tác đề thi

b) Chi cho công tác tổ chức thi và chấm thi

c) Chi cho công tác tập huấn các đội tuyển dự thi quốc gia

2. Mức chi

a) Mức chi cho công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh các môn văn hoá; tập huấn các đội tuyển dự thi quốc gia; thi nghề phổ thông; hội thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi và tổng phụ trách đội giỏi cấp tỉnh; cuộc thi hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

b) Mức chi cho các cuộc thi, hội thi, kỳ thi khác cấp tỉnh; các cuộc thi, hội thi nằm trong nội dung hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học của ngành giáo dục, sử dụng trong nguồn kinh phí sự nghiệp chung được ngân sách cân đối hàng năm: Được tính tối đa bằng 70% mức chi tương ứng tại Mục III của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

c) Mức chi cho công tác tổ chức xét chọn và chấm giải thưởng cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp ngành: Được tính bằng 70% mức chi quy định tại khoản 3, Điều 2 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức chi đối với các hội thi sáng tạo kỹ thuật và cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

d) Mức chi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hoá, cuộc thi, hội thi cấp huyện: Được tính tối đa bằng 80% mức chi tương ứng các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp tỉnh.

đ) Mức chi trên được tính theo tiền công khoán gọn cho những ngày thực tế làm việc trong thời gian chính thức tổ chức kỳ thi, cuộc thi, hội thi. Trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một ngày thì chỉ được hưởng một mức thù lao cao nhất.

e) Các nội dung chi khác không quy định trong Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông.

                                                    Phụ lục

TT

Nội dung

Đơn vị tính

 Mức chi (1000 đ)

Ghi chú

I

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia

1

Ban Chỉ đạo thi

 

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

450

 

Phó Trưởng ban Thường trực

người/ngày

430

 

Phó Trưởng ban

người/ngày

400

 

Ủy viên, Thư ký

người/ngày

300

 

Nhân viên phục vụ

người/ngày

190

 

2

Hội đồng thi

người/ngày

 

 

 

 

 

Chủ tịch

người/ngày

430

 

Phó Chủ tịch

người/ngày

400

 

Các Ủy viên

người/ngày

300

 

3

Ban Thư ký Hội đồng thi

người/ngày

 

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

400

 

Phó Trưởng ban

người/ngày

340

 

Ủy viên

người/ngày

300

 

4

Hội đồng/Ban sao in đề thi

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch/Trưởng ban

người/ngày

420

 

Phó Chủ tịch/Phó Trưởng ban

người/ngày

360

 

Ủy viên, Thư ký, Bảo vệ vòng trong (24/24h)

người/ngày

320

 

Bảo vệ vòng ngoài, Phục vụ

người/ngày

190

 

5

Thành viên bộ phận vận chuyển và bàn giao đề thi

người/ngày

300

 

6

Hội đồng/Ban coi thi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

400

 

Phó Trưởng ban Thường trực

người/ngày

360

 

Các Phó Trưởng ban,

người/ngày

340

 

Trưởng các Điểm thi

người/ngày

340

 

Phó Trưởng các Điểm thi

người/ngày

320

 

Ủy viên, Thư­ ký, Cán bộ coi thi, Cán bộ giám sát

người/ngày

300

 

Công an, Bảo vệ, Y tế, Kế toán, Phục vụ

người/ngày

190

 

7

Tổ chức chấm thi

 

 

 

a)

Ban/tổ làm phách

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

400

 

Phó Trưởng ban

người/ngày

340

 

Ủy viên, Thư ký, Bảo vệ vòng trong

người/ngày

300

 

Bảo vệ vòng ngoài, Phục vụ

người/ngày

190

 

b)

Hội đồng/ Ban chấm thi, Ban phúc khảo, thẩm định

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

400

 

 

 

 

 

 

 

 

Phó Trưởng ban trực

người/ngày

360

 

Phó Trưởng ban

người/ngày

340

 

Ủy viên, Thư ký, Kỹ thuật viên

người/ngày

300

 

Tổ trưởng, Tổ phó  các tổ chấm thi

người/đợt

300

 

Công an, Bảo vệ, Y tế, Kế toán, Phục vụ

người/ngày

190

Số lượng bài thi mỗi cán bộ chậm thi  phải hoàn thành trong một ngày theo quy định

Cán bộ chấm thi kỳ thi tốt nghiệp

người/ngày

350

Cán bộ chấm kiểm tra tự luận; phúc khảo, thẩm định (trắc nghiệm và tự luận)

người/ngày

350

8

Các nhiệm vụ khác có liên quan

 

 

 

a)

Chi nhập, xử lý dữ liệu thi ban đầu và xử lý kết quả thi

1 trường dữ liệu

0,055

55 đồng/ trường dữ liệu 

b)

Chi công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi thi

 

 

 

 

 

 

Trưởng Đoàn Thanh tra

người/ngày

400

 

Đoàn viên Thanh tra

người/ngày

300

 

Thanh tra viên độc lập

người/ngày

340

 

c)

Chi phí ăn, nước uống cho những người trong hội đồng ra đề thi, sao in đề thi, làm phách trong những ngày tập trung cách ly đặc biệt với bên ngoài

người/ngày

 

 

 

 

Những ngày làm việc cách ly tập trung

người/ngày

285

 

Những ngày cách ly để chờ hết thời gian tổ chức kỳ thi mà không phải trực tiếp làm nhiệm vụ

 

người/ngày

190

 

II

Kỳ thi tuyển sinh đu cấp phổ thông; thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hoá; tập huấn các đổi tuyển dự thi quốc gia các môn văn hoá

1

Hội đồng thi

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch

người/ngày

430

 

Phó Chủ tịch

người/ngày

400

 

Các Ủy viên

người/ngày

300

 

2

Ban Thư ký Hội đồng thi

   

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

400

 

Phó Trưởng ban

người/ngày

340

 

Ủy viên

người/ngày

280

 

3

Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm và ra đề thi

 

 

 

3.1

Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm

 

 

 

a)

Xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi

     
 

Người chủ trì

người/ngày

400

 

Thành viên

người/ngày

300

 

b)

Tiền công soạn thảo, chuẩn hoá câu hỏi

 

   
 

Soạn câu hỏi thô

câu

35

 

Rà soát, chọn lọc, thẩm định và biên tập câu hỏi

câu

28

 

Chỉnh sửa câu hỏi sau thử nghiệm

câu

25

 

Chỉnh sửa lại các câu hỏi sau khi thử nghiệm đề thi

câu

20

 

Rà soát, lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hoá

câu

6

 

c)

Thuê chuyên gia định cỡ câu hỏi trắc nghiệm

 

   
 

Người chủ trì

người/ngày

400

 

Thành viên

người/ngày

300

 

3.2

Ra đề thi

 

 

 

a)

Xây dựng và phê duyệt ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi

 

 

 

 

Người chủ trì

người/ngày

400

 

Thành viên

người/ngày

300

 

b)

Ra đề thi đề xuất đối với đề thi tự luận

 

 

 

 

Thi học sinh giỏi cấp tỉnh

đề

550

 

Thi tuyển sinh đầu cấp

đề

450

 

c)

Ra đề thi chính thức

 

 

 

 

Thi học sinh giỏi cấp tỉnh

người/ngày

600

 

Thi tuyển sinh đầu cấp

người/ngày

500

 

4

Hội đồng/Ban ra đề thi

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch/Trưởng ban

người/ngày

400

 

Phó Chủ tịch/Trưởng banThường trực

người/ngày

360

 

Phó Chủ tịch/Phó Trưởng ban

người/ngày

340

 

 

 

Ủy viên, Thư ký, Bảo vệ vòng trong (24/24h)

người/ngày

300

 

Ủy viên, Thư ký, Bảo vệ vòng ngoài

người/ngày

190

 

5

Hội đồng/Ban sao in đề thi

 

 

 

 

 

Chủ tịch/Trưởng ban

người/ngày

400

 

Phó Chủ tịch/Phó Trưởng ban

người/ngày

340

 

 

 

Ủy viên, Thư ký, Bảo vệ vòng trong (24/24h)

người/ngày

300

 

Bảo vệ vòng ngoài, Phục vụ

người/ngày

190

 

6

Thành viên bộ phận vận chuyển và bàn giao đề thi

người/ngày

300

 

7

Hội đồng/Ban coi thi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

400

 

Phó Trưởng ban

người/ngày

340

 

Trưởng các điểm thi

người/ngày

340

 

Phó Trưởng điểm thi

người/ngày

320

 

Ủy viên, Thư­ ký, Cán bộ coi thi, Cán bộ giám sát

người/ngày

300

 

Công an, Bảo vệ, Y tế, Kế toán, Phục vụ

người/ngày

190

 

8

Tổ chức chấm thi

 

 

 

a)

Ban/Tổ làm phách

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

400

 

Phó Trưởng ban

người/ngày

340

 

Ủy viên, Thư ký, Bảo vệ vòng trong

người/ngày

300

 

Bảo vệ vòng ngoài, phục vụ

người/ngày

190

 

b)

Hội đồng/Ban chấm thi, Ban phúc khảo, thẩm định

 

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

400

 

Phó Trưởng ban trực

người/ngày

360

 

Phó Trưởng ban

người/ngày

340

 

Ủy viên, Thư ký, Kỹ thuật viên

người/ngày

300

 

Tổ trưởng, Tổ phó  các Tổ chấm thi

người/đợt

300

 

Công an, Bảo vệ,Y tế, Kế toán, Phục vụ

người/ngày

190

 

Cán bộ chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh

người/ngày

370

Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi  phải hoàn thành trong một ngày theo quy định

Cán bộ chấm thi kỳ thi tuyển sinh đầu cấp

người/ngày

350

Cán bộ chấm kiểm tra tự luận; phúc khảo, thẩm định (trắc nghiệm và tự luận)

người/ngày

350

9

Các nhiệm vụ khác có liên quan

 

 

 

a)

Chi nhập xử lý dữ liệu thi ban đầu và xử lý kết quả thi

1 trường dữ liệu

0,055

55 đồng/  trường dữ liệu 

b)

Chi công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi thi

 

 

 

 

 

Trưởng đoàn Thanh tra

người/ngày

400

 

Đoàn viên Thanh tra

người/ngày

300

 

 

Thanh tra viên độc lập

người/ngày

340

 

c)

Chi phí ăn, nước uống cho những người trong hội đồng ra đề thi, sao in đề thi, làm phách trong những ngày tập trung cách ly đặc biệt với bên ngoài

 

 

 

 

 

Những ngày làm việc cách ly tập trung

người/ngày

285

 

Những ngày cách ly để chờ hết thời gian tổ chức kỳ thi mà không phải trực tiếp làm nhiệm vụ

người/ngày

190

 

10

Tiền công tập huấn các đội tuyển dự thi quốc gia các môn văn hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi biên soạn và giảng dạy:

 

 

 

Dạy lý thuyết

tiết

280

 

Dạy thực hành

tiết

380

 

Trợ lý thí nghiệm, thực hành

tiết

130

 

Chi phụ cấp cho cán bộ phụ trách lớp tập huấn

ngày

36

 

III

Tổ chức thi nghề phổ thông phố thông, hội thi giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh, cuộc thi hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh

1

Hội đồng thi

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch

người/ngày

280

 

Phó Chủ tịch

người/ngày

240

 

Các Ủy viên

người/ngày

210

 

Nhân viên phục vụ

người/ngày

130

 

2

Ra đề thi

 

 

 

a)

Ra đề thi đề xuất

 

 

 

 

Thi nghề phổ thông

đề

220

Đề thực hành không vượt quá 65%  đề lý thuyết

b)

Ra đề thi chính thức

 

 

 

 

 

Ra đề tự luận và trắc nghiệm thi nghề phổ thông

người/ngày

300

Đề thực hành không vượt quá 65%  đề lý thuyết

Ra đề thi hùng biện tiếng Anh, thi giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh

người/ngày

350

 

3

Hội đồng/Ban ra đề thi

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch/Trưởng ban

người/ngày

280

 

Phó Chủ tịch/Phó Trưởng ban

người/ngày

240

 

Ủy viên, Thư ký, Bảo vệ vòng trong

người/ngày

200

 

Ủy viên, Thư ký, Bảo vệ vòng ngoài

người/ngày

130

 

4

Hội đồng/Ban sao in  đề thi

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch/Trưởng ban

người/ngày

280

 

Phó Chủ tịch/Phó Trưởng ban

người/ngày

240

 

Ủy viên, Thư ký

người/ngày

210

 

Bảo vệ vòng ngoài, Phục vụ

người/ngày

130

 

5

Hội đồng/Ban coi thi

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch Hội đồng

người/ngày

240

 

Phó Chủ tịch Hội đồng

người/ngày

220

 

Ủy viên, Thư­ ký, Cán bộ coi thi, Cán bộ giám sát

người/ngày

210

 

Công an, Bảo vệ, Y tế, Kế toán, Phục vụ

người/ngày

130

 

6

Tổ chức chấm thi

 

 

 

a)

Ban/Tổ làm phách

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban

người/ngày

280

 

Phó Trưởng ban

người/ngày

240

 

Ủy viên, Thư ký

người/ngày

210

 

Bảo vệ vòng ngoài, Phục vụ

người/ngày

130

 

b)

Hội đồng/Ban chấm thi, Ban phúc khảo, thẩm định

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban/ Chủ tịch hội đồng

người/ngày

280

 

Phó Trưởng ban/Phó Chủ tịch Hội đồng

người/ngày

240

 

Ủy viên, Thư ký, Kỹ thuật viên

người/ngày

210

 

Tổ trưởng, Tổ phó các Tổ chấm thi

người/ngày

210

 

Công an, Bảo vệ, Y tế, Kế toán, Phục vụ

người/đợt

130

 

Cán bộ chấm thi nghề phổ thông

người/ngày

240

 

Cán bộ chấm thi hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh

người/ngày

280

 

Cán bộ chấm bài thi lý thuyết hội thi giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi, Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh

người/ngày

280

 

Cán bộ chấm thi thực hành hội thi giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi, Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh

người/tiết

120

 

7

Chi công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi thi

   

 

 

Trưởng Đoàn Thanh tra

người/ngày

280

 

 

 

Đoàn viên Thanh tra

người/ngày

210

 

Thanh tra viên độc lập

người/ngày

240

 

 

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.512.319
Lượt truy cập hiện tại 24.339