Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
GIẢI ĐÁP CÁC TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
Ngày cập nhật 04/11/2022

Những chương trình, dự án đầu tư công nào thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Tình huống 1. Nhà đầu tư A muốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, nhà đầu tư muốn biết những chương trình, dự án đầu tư công nào thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ? Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư được quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

 Căn cứ Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự năm 2022 quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án như sau:

- Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý;

- Chương trình, dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019.

- Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình, dự án khu vực.

Căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công được quy định tại Điều 36 Luật Đầu tư công năm 2019, theo đó, việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công dựa trên:

- Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

- Sự cần thiết của chương trình, dự án.

- Mục tiêu của chương trình, dự án.

- Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Khả năng huy động và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình, dự án.

Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư

Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư được quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư công năm 2019, theo đó, trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện như sau:

- Căn cứ chủ trương đầu tư đã được Chính phủ quyết định, chủ chương trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật trình Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật Đầu tư công năm 2019.

- Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Những chương trình, dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đng nhân dân tỉnh

Tình huống 2. Nhà đầu tư dự án khu đô thị Thương mại Garder muốn biết những chương trình, dự án đầu tư công nào thuộc thẩm quyền quyết định chủ Hội đng nhân dân cấp tỉnh? Trong trường hợp cần thiết, Hội đng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C phù hp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đc điểm cụ thể của địa phương được không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

 Khoản 6 và Khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định:

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý, trừ dự án quy định thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

- Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, xuất phát từ thực tiễn triển khai Luật Đầu tư công năm 2019 trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngày 13 tháng 11 năm 2020,  Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND về phân cấp Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng ngân sách cấp tỉnh quản lý. Theo đó, phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 40 tỷ đồng sử dụng ngân sách cấp tỉnh quản lý (bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp tỉnh quản lý). Phân cấp Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp cần thiết nhưng không làm thay đổi mục tiêu và tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt.

Như vậy, Hội đồng nhân dân có quyền quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.

 

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư

Tình huống 3. Nhà đầu tư A muốn tìm hiểu quy định của Luật Đầu tư hiện nay những dự án đầu tư nào thì thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ? Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

 Căn cứ Điều 31 Luật Đầu tư  và Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự năm 2022 quy định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;

c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;

d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;

đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;

e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên;

g1) Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới;

h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

 

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tình huống 4. Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư. Doanh nghiệp D muốn biết thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào? Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Theo quy định tại Điều 32 Luật đầu tư và Khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự năm 2022 quy định ngoài các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội và của Thủ tướng chính phủ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

- Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người;

- Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, trừ di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;

- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Đối với dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác,dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên, dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lậpbao gồm:

- Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư 

- Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);

- Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;

- Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

- Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, bao gồm:

Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật đầu tư năm 2020;

- Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

- Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này để trình Chính phủ.

Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

+ Tờ trình của Chính phủ;

+ Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

+ Tài liệu khác có liên quan.

- Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

+ Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;

+ Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;

+ Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);

+ Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;

+ Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;

+ Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

- Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.

- Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật đầu tư năm 2020.

- Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất và hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập  được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.

 Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật đầu tư năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

 Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất. 

 Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật đầu tư 2020, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.

 

Hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở

Tình huống 5. Bà Nguyễn Trần Bảo Yến, là chủ Doanh nghiệp Y đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Bà muốn hỏi pháp luật quy định như thế nào về hình thức phát triển nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 40/2019/QH14 quy định hình thức phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở như sau:

1. Hình thức phát triển nhà ở bao gồm:

- Phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

- Phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng khu đô thị;

- Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.

2. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định bao gồm:

- Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở;

- Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn;

- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng đất hỗn hợp có diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở;

- Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

3. Việc đầu tư xây dựng khu đô thị phát triển nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng khu đô thịphải tuân thủ quy định về nhà ở theo pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, Bà Nguyễn Trần Bảo Yến nghiên cứu để thực hiện các dự án của mình cho phù hợp.

 

 

Hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại

Tình huống 6. Ông Đặng Thanh Sơn, giám đốc Công ty xây dựng H đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Ông Đặng Thanh Sơn muốn hỏi, hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được pháp luật quy định như thế nào? Ông có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự năm 2022 quy định sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 của Luật Nhà ở và Khoản 2,3,4 Luật nhà ở quy định như sau:

 1. Có quyền sử dụng đất hợp pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này mà việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp thuộc diện Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và các trường hợp thu hồi khác theo quy định của pháp luật:

a) Có quyền sử dụng đất ở;

b) Có quyền sử dụng đất ở và đất khác không phải là đất ở đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.

Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở cho thuê, cho thuê mua, để bán.

3. Được Nhà nước cho thuê đất để xây dựng nhà ở cho thuê.

4. Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại.

Như vậy, liên quan đến vấn đề này Ông có thể tìm hiểu tại Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự năm 2022 quy định sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 của Luật Nhà ở và Khoản 2,3,4 Luật nhà ở.

 

Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn

Tình huống 7. Ngày 30/9/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 21/2022/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Doanh nghiệp C muốn hỏi các Doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện như thế nào khi lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể để đưa ra các yêu cầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;

- Không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; không đưa ra yêu cầu nhà thầu đã từng ký kết thực hiện một hoặc nhiều hợp đồng với cơ quan mua sắm của một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó như là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu;

- Trường hợp chỉnh sửa các quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bảo đảm việc chỉnh sửa đó là phù hợp, chặt chẽ hơn so với quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu và không trái với quy định của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA. Trong tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ các nội dung chỉnh sửa so với quy định trong Mẫu hồ sơ mời thầu và lý do chỉnh sửa để chủ đầu tư xem xét, quyết định.

 Yêu cầu về nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công chủ yếu

- Yêu cầu về nhân sự chủ chốt:

+ Đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn không đòi hỏi nhân sự có chuyên môn cao thì không được yêu cầu về nhân sự chủ chốt. Trường hợp dịch vụ phi tư vấn có yếu tố đặc thù, phức tạp cần thiết phải có nhân sự có hiểu biết, nhiều kinh nghiệm đảm nhận thì có thể đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt để thực hiện các công việc đặc thù, phức tạp này. Trường hợp yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt, trong tờ trình phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ lý do để chủ đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt không dẫn đến làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Hồ sơ mời thầu không được yêu cầu nhân sự đối với công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông;

+ Trường hợp nhân sự chủ chốt mà nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt để đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu trong một khoảng thời gian phù hợp. Đối với mỗi nhân sự không đáp ứng, nhà thầu chỉ được thay thế một lần. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự thay thế đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu bị loại;

- Yêu cầu về thiết bị chủ yếu (nếu có):

+ Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà chủ đầu tư, bên mời thầu đưa ra yêu cầu về thiết bị chủ yếu cho phù hợp (số lượng, chủng loại, tính năng, công suất);

+ Trường hợp thiết bị mà nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung thiết bị để đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu trong một khoảng thời gian phù hợp. Đối với mỗi thiết bị không đáp ứng, nhà thầu chỉ được thay thế một lần. Trường hợp nhà thầu không có thiết bị thay thế đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì nhà thầu bị loại;

- Trường hợp trúng thầu và ký kết hợp đồng, nhà thầu có nghĩa vụ huy động nhân sự, thiết bị như đã đề xuất ban đầu hoặc đề xuất thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Trường hợp không huy động được nhân sự, thiết bị, nhà thầu bị phạt hợp đồng, bị đánh giá về uy tín khi tham gia các gói thầu khác;

- Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự, thiết bị không trung thực thì nhà thầu không được thay thế nhân sự, thiết bị khác theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 89 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm Mẫu hợp đồng và quy định chi tiết các điều, khoản của hợp đồng để nhà thầu làm cơ sở chào thầu và để các bên làm cơ sở thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Hợp đồng bao gồm Điều kiện chung, Điều kiện cụ thể và Biểu mẫu hợp đồng. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu mà chủ đầu tư quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhưng bảo đảm không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu, quy định của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, các Doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nêu trên khi lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu dịch vụ phi tư vấn.

 

Thẩm quyền thẩm định hồ sơ mời thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách huyện giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư

Tình huống 8. Nhà đầu tư V muốn hỏi các dự án sử dụng vốn ngân sách huyện giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư thì đơn vị nào sẽ thẩm định hồ sơ mời thầu? Việc thẩm định hồ sơ mời thầu đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách huyện có mất phí không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định hồ sơ mời thầu đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách huyện

- Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều 104 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định trách nhiệm của đơn vị thẩm định

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ đầu tư khi được yêu cầu, trừ các gói thầu quy định tại Khoản 3 Điều này.

4. Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; người đứng đầu doanh nghiệp giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau đây:

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, doanh nghiệp là chủ đầu tư khi được yêu cầu.

5. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

7. Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà thầu."

Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; người đứng đầu doanh nghiệp, Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình là những cơ quan có trách nhiệm thực hiện thẩm định hồ sơ mời thầu theo quy định nêu trên.

Tuy nhiên, chỉ có quy định thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Không có quy định cụ thể đối với thẩm định hồ sơ mời thầu đối với cá dự án thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư.

Như vậy, chủ đầu tư có thể giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời thầu trừ trường hợp các dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định.

Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu

Theo khoản 3 Điều 105 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

3. Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:

a) Khái quát nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Các ý kiến khác (nếu có)."

Việc thẩm định hồ sơ mời thầu có mất phí không?

Căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:

"3. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng."

Theo đó, chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

 

Lập Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn gói thầu thuộc các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA

Tình huống 9. Ngày 30/9/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT  quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (EVFTA) và Liên minh Châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).Doanh nghiệp Thái Sơn muốn hỏi các Doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện như thế nào khi lập Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn gói thầu thuộc các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT, quy định như sau về áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn:

- Áp dụng Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn

+ Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức chỉ định thầu, việc lập hồ sơ yêu cầu có thể vận dụng quy định tại Thông tư này trên cơ sở đảm bảo không trái với quy định tại Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA.

+ Trường hợp cần áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chính thì chủ đầu tư, bên mời thầu chỉnh sửa quy định của Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp, đảm bảo không trái với quy định của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA, Nghị định số 95/2020/NĐ-CP, Nghị định số 09/2022/NĐ-CP.

Như vậy, việc áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn thực hiện trên cơ sở quy định tại Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT. Tuy nhiên, cần đảm bảo không trái với quy định tại Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA

Lập hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT quy định lập, thẩm quyệt, thẩm định hồ sơ mời thầu như sau:

- Căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể, bên mời thầu đưa ra các yêu cầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết để làm cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu;

- Bên mời thầu không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, không đưa ra yêu cầu nhà thầu đã từng ký kết thực hiện một hoặc nhiều hợp đồng với cơ quan mua sắm của một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó như là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu;

- Trường hợp chỉnh sửa các quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bảo đảm việc chỉnh sửa đó là chặt chẽ hơn so với quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu và không trái với quy định của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA.

Trong tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ các nội dung chỉnh sửa so với quy định trong Mẫu hồ sơ mời thầu và lý do chỉnh sửa để chủ đầu tư xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, cần lưu ý về hợp đồng mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm Mẫu hợp đồng và quy định chi tiết các điều, khoản của hợp đồng để nhà thầu làm cơ sở chào thầu và để các bên làm cơ sở thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Hợp đồng bao gồm Điều kiện chung, Điều kiện cụ thể và Biểu mẫu hợp đồng. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu mà chủ đầu tư quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhưng bảo đảm không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu, quy định của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA được áp dụng

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT quy định đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA đã mở thầu trước ngày Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành, việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu nhưng phải bảo đảm không trái với quy định của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA.

Đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA đã phát hành hồ sơ mời thầu trước ngày Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành nhưng có thời điểm đóng thầu sau ngày Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành và chưa đến thời điểm đóng thầu, trường hợp có nội dung không phù hợp hoặc trái với hướng dẫn nêu tại Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT thì phải sửa đổi cho phù hợp.

Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, chủ đầu tư, bên mời thầu phải dành cho nhà thầu một khoảng thời gian hợp lý để chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

Đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA đã phê duyệt hồ sơ mời thầu trước ngày Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành nhưng chưa phát hành hồ sơ mời thầu thì phải sửa đổi theo Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BKHĐT.

 

Khung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

Tình huống 10. Anh Phương - Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty X hỏi: khung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được quy định:

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2022/TT-BGTVT quy định về chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư cụ thể như sau:

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án bao gồm: giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV); tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế (BCR); tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR). Việc tính toán các chỉ tiêu trên thực hiện theo quy định tại Phần IV mẫu số 01 Phụ lục II và Phần IV mẫu số 01 Phụ lục III, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

- Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án

Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án bao gồm các nhóm dưới đây:

+ Nhóm lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền, bao gồm: lợi ích do giảm chi phí vận hành phương tiện, lợi ích do tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hoá, hành khách.

+ Nhóm lợi ích có thể định lượng nhưng không định giá được, bao gồm: lợi ích do cải thiện về môi trường do giảm thiểu tác động môi trường về khí thải, bụi, tiếng ồn, lợi ích do thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng việc làm, tăng cường năng lực lưu thông hành khách, hàng hóa, lợi ích do giảm tai nạn giao thông.

+ Nhóm lợi ích chỉ có thể định tính, bao gồm: lợi ích do tăng tính kết nối giữa các khu vực, lợi ích do tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân vùng dự án.

+ Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi có thể bổ sung các lợi ích khác ngoài các lợi ích nêu tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này, đảm bảo phù hợp với loại hợp đồng, tính chất đặc thù của từng lĩnh vực, dự án và các quy định của pháp luật có liên quan.

+ Trường hợp không đủ điều kiện xác định các yếu tố lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi có thể đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại.

Về khung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2022/TT-BGTVT quy định:

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu có tính đến yếu tố rủi ro và lạm phát được xác định theo công thức:

i = iv + f

Trong đó:

i: chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư;

iv: lãi vay huy động vốn đầu tư, được xác định trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn của ít nhất 03 ngân hàng thương mại; lãi suất vốn vay của dự án tương tự để làm cơ sở lập phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có). Lãi vay huy động vốn đầu tư được xác định tại thời điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời điểm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;

f: tỷ lệ lạm phát, được xác định trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng CPI trung bình của 10 năm gần nhất theo công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam và có xem xét loại trừ các năm có CPI biến động lớn.

Khung lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư

Căn cứ quy định pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc thù dự án, đơn vị chuẩn bị dự án lập mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại phương án tài chính trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi đảm bảo trong khung lợi nhuận sau đây:

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối đa không vượt quá mức chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (i) quy định tại khoản 1 Điều này;

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối thiểu không thấp hơn lãi vay huy động vốn đầu tư (iv) quy định tại khoản 1 Điều này.

Chỉ số đánh giá chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2022/TT-BGTVT quy định về chỉ số đánh giá chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp dự án cung cấp cụ thể như sau:

Chỉ số đánh giá chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp dự án cung cấp bao gồm mức độ đáp ứng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp dự án cung cấp đối với các quy định về khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác và bảo trì theo tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng đối với mỗi dự án và theo các quy định pháp luật về chất lượng công trình. Việc đánh giá mức độ đáp ứng được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Quy định về thời hạn khấu hao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2022/TT-BGTVT quy định về thời hạn khấu hao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cụ thể là:

Thời hạn khấu hao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng của dự án thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

 

 Điều kiện, hình thức và trình tự, thủ tục hỗ trợ sau đầu tư

Tình huống 11. Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của Doanh nghiệp, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Đất Vàng muốn hỏi: Điều kiện, hình thức và trình tự, thủ tục hỗ trợ sau đầu tư được nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 8 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND ngày 25/01/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định điều kiện hỗ trợnhư sau:

- Dự án đầu tư được nhà đầu tư hoàn thành sau thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết này, đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, đúng nội dung và tiến độ đã cam kết.

- Trường hợp dự án có lý do chính đáng về việc triển khai chậm tiến độ đã cam kết, nhà đầu tư phải báo cáo giải trình, cam kết lại tiến độ thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh để được xem xét việc gia hạn tiến độ theo quy định Luật Đầu tư.

- Nhà đầu tư thực hiện theo đúng trách nhiệm của nhà đầu tư tại Điều 12 quy định này.

Điều 9 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND quy định về hình thức hỗ trợ nhự sau:

1. Hỗ trợ 1 lần cho một dự án, trường hợp dự án phân chia thành nhiều giai đoạn đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng được cấp có thẩm quyền cho phép thì được hỗ trợ theo từng giai đoạn hoàn thành, tổng mức hỗ trợ cho tất cả giai đoạn đầu tư đảm bảo theo định mức trong quy định này.

2. Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư khi dự án đầu tư hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng, sản xuất và kinh doanh, đáp ứng điều kiện tại Điều 8 quy định này.

Điều 10 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND quy định trình tự và thủ tục thực hiện hỗ trợ như sau:

1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ

- Bản đề nghị hỗ trợ;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp/Hợp tác xã/Hộ kinh doanh cá thể;

- Bản sao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư; quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có); giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Dự án đầu tư do nhà đầu tư lập;

- Hồ sơ thiết kế, dự toán được nhà đầu tư phê duyệt;

- Hồ sơ hoàn thành dự án, gồm: Báo cáo quyết toán hoàn thành dự án đầu tư; Bản vẽ hoàn công, dự toán hoàn thành;

- Bản sao các văn bản về điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định hiện hành (nếu có);

- Chứng từ, hóa đơn tài chính hợp pháp.

2. Trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ

Nhà đầu tư gửi hồ sơ theo quy định nêu trên đến cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ để đề nghị hỗ trợ.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tiến hành tổ chức lập biên bản kiểm tra đủ điều kiện hỗ trợ theo mẫu, phối hợp với các sở chuyên ngành xây dựng và các cơ quan có liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo mẫu trình cơ quan có thẩm quyền xem xét Quyết định hỗ trợ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền quyết định ban hành Quyết định hỗ trợ theo mẫu. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều kiện hỗ trợ thì ban hành văn bản từ chối và nêu rõ lý do.

3. Thủ tục cấp phát kinh phí hỗ trợ

Khi nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư và quyết định phân bổ vốn theo quy định về phân cấp ngân sách, Sở Tài chính chuyển kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho nhà đầu tư theo nội dung hỗ trợ đã phê duyệt.

 

Hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025

Tình huống 12. Trong thời gian qua, các cấp các ngành tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm, chú trọng phát triển các Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn. Đây làm một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội của tỉnh. Qua đó, đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi diện mạo ở địa phương, tạo thêm nhiều việc làm cho ngư­ời lao động. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CCN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong CCN. Doanh nghiệp A muốn đầu tư vào KCN của tỉnh Thừa Thiên Huế, Doanh nghiệp A muốn tìm hiểu chính sách hỗ trợ di dời các các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Về nguyên tắc di dời, hỗ trợ

Mục 2 quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ di dời các các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 quy định:

- Cơ sở phải di dời toàn bộ hoạt động sản xuất ra khỏi các khu dân cư, đô thị.

- Việc sử dụng diện tích đất tại vị trí đã di dời của các cơ sở phải di dời thực hiện theo quy hoạch xây dựng của địa phương, quy định của pháp luật về đất đai và bảo vệ môi trường.

- Ngoài các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết này, cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp có sự trùng lặp về nội dung chính sách hỗ trợ từ các chính sách khác nhau thì cơ sở sản xuất được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất và chỉ được hỗ trợ một lần cho một nội dung chính sách.

Mục 3 quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND quy định hỗ trợ chi phí di dời như sau:

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí di dời (tháo dỡ và vận chuyển nhà xưởng, thiết bị).

- Thời gian hỗ trợ: Hỗ trợ một lần cho việc di dời.

- Điều kiện, định mức, hình thức và thời hạn giải ngân kinh phí hỗ trợ:

+ Điều kiện hỗ trợ: Việc hỗ trợ phải đảm bảo tuân thủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc di dời, hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này. Việc hỗ trợ di dời quy định tại khoản này không áp dụng đối với cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã ký hợp đồng di dời trước ngày (23/7/2022) ngày Nghị quyết này có hiệu lực.

+ Định mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí di dời nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/cơ sở.

+ Hình thức hỗ trợ: Chuyển trực tiếp cho đơn vị ký hợp đồng tháo dỡ và vận chuyển nhà xưởng, thiết bị. Trường hợp cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã trả tiền cho đơn vị ký hợp đồng tháo dỡ và vận chuyển nhà xưởng, thiết bị thì chuyển trực tiếp cho cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

+ Thời hạn giải ngân kinh phí hỗ trợ: Khi cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định hỗ trợ và cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã hoàn thành việc di dời.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ di dời (mẫu số 01 Phụ lục kèm theo);

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đề nghị hỗ trợ (bản sao);

+ Hợp đồng di dời (bản sao);

+ Hợp đồng thuê mặt bằng (bản sao);

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đơn vị kinh doanh hạ tầng (bản sao);

+ Dự toán chi phí di dời được thẩm định theo quy định.

Mục 4 quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND quy định hỗ trợ đầu tư nhà xưởng mới như sau:

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí thực tế đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà kho chuyên dùng (không bao gồm máy móc, thiết bị) tại địa điểm mới.

- Thời gian hỗ trợ: Hỗ trợ một lần cho việc đầu tư nhà xưởng mới.

- Điều kiện, định mức, hình thức và thời hạn giải ngân kinh phí hỗ trợ:

+ Điều kiện hỗ trợ: Việc hỗ trợ phải đảm bảo tuân thủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc di dời, hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.

+ Định mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% chi phí thực tế đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà kho chuyên dùng (không bao gồm máy móc, thiết bị) tại địa điểm mới theo dự toán được thẩm định theo quy định nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/cơ sở đối với hỗ trợ đầu tư nhà xưởng mới.

+ Hình thức hỗ trợ: Chuyển trực tiếp cho cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đầu tư nhà xưởng mới.

+ Thời hạn giải ngân kinh phí hỗ trợ: Khi cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định hỗ trợ, và cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã hoàn thành việc di dời, xây dựng và đưa công trình vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ đầu tư nhà xưởng mới (mẫu số 02 Phụ lục kèm theo);

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đề nghị hỗ trợ (bản sao);

+ Dự toán xây dựng nhà xưởng được thẩm định theo quy định; Hợp đồng thuê mặt bằng (bản sao);

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đơn vị kinh doanh hạ tầng (bản sao);

+ Hợp đồng di dời (bản sao).

Mục 5 quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND quy định hỗ trợ thuê mặt bằng như sau:

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp.

- Thời gian hỗ trợ: Kể từ ngày cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ký hợp đồng thuê mặt bằng lần đầu với đơn vị kinh doanh hạ tầng, tối đa không quá 05 năm.

- Điều kiện, định mức, hình thức và thời hạn giải ngân kinh phí hỗ trợ:

+ Điều kiện hỗ trợ: Việc hỗ trợ mặt bằng quy định tại Khoản này không áp dụng đối với cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã ký hợp đồng thuê mặt bằng lần đầu với đơn vị kinh doanh hạ tầng trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực. Việc hỗ trợ phải đảm bảo tuân thủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nguyên tắc di dời, hỗ trợ quy định tại Nghị quyết.

+ Định mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% giá thuê mặt bằng (bao gồm tiền thuê lại đất và phí hạ tầng) để thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp thuộc các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/cơ sở. Mức giá hỗ trợ được tính theo giá tại hợp đồng thuê đã ký kết giữa các bên và không vượt quá mức giá đã được đơn vị kinh doanh hạ tầng công bố hàng năm theo quy định.

+ Hình thức hỗ trợ: Chuyển trực tiếp cho đơn vị kinh doanh hạ tầng cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ký hợp đồng thuê mặt bằng. Trường hợp cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã trả tiền cho đơn vị kinh doanh hạ tầng thì chuyển trực tiếp cho cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

+ Thời hạn giải ngân kinh phí hỗ trợ: Khi cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định hỗ trợ và cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã hoàn thành việc xây dựng và đưa công trình vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ thuê mặt bằng (mẫu số 03 Phụ lục kèm theo);

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đề nghị hỗ trợ (bản sao);

+ Hợp đồng thuê mặt bằng (bản sao);

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đơn vị kinh doanh hạ tầng (bản sao);

+ Hợp đồng di dời (bản sao).

Trên đây là chính sách hỗ trợ di dời các các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế các Doanh nghiệp nghiên cứu để thực hiện dự án khi đầu tư vào KCN.

 

Nguyên tắc, tiêu chí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025

Tình huống 13. Ông Huỳnh Thế Phát là giám đốc Công ty TNHH xây dựng Quyết Thắng muốn đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế,  ông muốn biết văn bản của địa phương quy định như thế nào về nguyên tắc, tiêu chí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Ngày 14/7/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, quy định:

Nguyên tắc phân bổ vốn

1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định liên quan.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các Sở, ban, ngành và địa phương.

3. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển.

Đối với cơ sở hạ tầng thì ưu tiên đầu tư dứt điểm các công trình có tính kết nối về giao thông, kinh tế, xã hội. Đối với hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo thì ưu tiên các mô hình phát triển sinh kế, việc làm theo dự án phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển các tổ nhóm cộng đồng có thời gian thực hiện 2-3 năm, có phân kỳ đầu tư hàng năm. 

4. Việc phân bổ cụ thể ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; mục tiêu, nhiệm vụ, dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.

5. Không phân bổ vốn của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.

Quy định chung về tiêu chí phân bổ vốn

1. Quy mô dân số, hộ nghèo, hộ cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo của các huyện để tính điểm căn cứ vào số liệu công bố của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.

2. Huyện khu vực miền núi, vùng cao, biên giới đất liền; đơn vị hành chính cấp xã để tính hệ số được xác định căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

3. Huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.

4. Lực lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên trên địa bàn các huyện căn cứ số liệu công bố năm liền kề của Cục Thống kê tỉnh.

5. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, thấp còi theo số liệu năm liền kề của Sở Y tế báo cáo.

6. Số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của tỉnh để tính điểm căn cứ vào số lượng thực tế tính đến 31 tháng 12 năm 2020; Số lượng tuyển sinh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố để tính điểm căn cứ vào kết quả báo cáo tuyển sinh năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

7. Trường hợp địa bàn đáp ứng nhiều chỉ số trong cùng một tiêu chí phân bổ vốn thì áp dụng chỉ số có hệ số phân bổ vốn cao nhất.

Ông Huỳnh Thế Phát căn cứ vào quy định viện dẫn nêu trên để nghiên cứu thực hiện việc đầu tư các dự án của mình.

 

Chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế

Tình huống 14. Ông Huỳnh Thiên Cường, là Trưởng phòng kinh doanh của Công Ty TNHH MTV SOTRANS Logistics chuyên vận chuyển hàng hóa bằng container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông muốn biết những đối tượng nào được hưởng những chính sách ưu đãi khi có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế và chính sách hỗ trợ được quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Ngày 07/9/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND về thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, quy định:

Phạm vi điều chỉnh:

Chính sách này được áp dụng hỗ trợ cho các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi, đến cảng Chân Mây và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng áp dụng:

- Hãng tàu, đại lý hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bằng container đi, đến cảng Chân Mây (trừ hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh).

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan.

Chính sách hỗ trợ các hãng tàu, đại lý hãng tàu mở tuyến vận chuyển container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế

a) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ:

Hãng tàu biển, đại lý hãng tàu được phép hoạt động kinh doanh vận chuyển container theo quy định và thực hiện trả hàng hoặc bốc hàng tại cảng Chân Mây theo tuyến với tần suất tối thiểu 02 chuyến cập cảng mỗi tháng.

b) Mức hỗ trợ 210.000.000 đồng/chuyến cập cảng.

c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ của hãng tàu, đại lý hãng tàu (theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo);

- Bản kê số lượng chuyến tàu đi, đến cảng Chân Mây có xác nhận của doanh nghiệp khai thác Cảng, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế (theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo) và các chứng từ xác nhận việc xếp dỡ, giao hàng tại cảng Chân Mây;

d) Quy trình thực hiện:

- Hãng tàu biển, đại lý hãng tàu đủ điều kiện được thụ hưởng chính sách lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 và thực hiện nộp hồ sơ bằng các hình thức như sau:

+ Nộp trực tiếp.

+ Gửi qua đường bưu điện (Trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì).

+ Nộp trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công tỉnh hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị hỗ trợ chính sách, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh xem xét, quyết định chi trả kinh phí hỗ trợ cho hãng tàu biển đủ điều kiện được thụ hưởng chính sách.

- Trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh có văn bản thông báo, đồng thời nêu rõ lý do không được thụ hưởng chính sách.

đ) Hình thức hỗ trợ:

Các hãng tàu, đại lý hãng tàu đủ điều kiện được thụ hưởng chính sách được quyền lựa chọn phương thức nhận kinh phí hỗ trợ theo hàng tháng hoặc một lần (12 tháng).

Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến Cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế

a) Đối tượng và điều kiện hỗ trợ:

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bằng container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế (trừ hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh).

b) Mức hỗ trợ:

- Đối với container 20 feet: 800.000 đồng/container.

- Đối với container 40 feet: 1.100.000 đồng/container.

c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

- Đơn đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo);

- Bản kê số lượng container vận chuyển đi, đến cảng Chân Mây có xác nhận của doanh nghiệp khai thác Cảng (theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo) và các chứng từ xác nhận việc xếp dỡ, giao hàng tại cảng Chân Mây;

- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã thông quan mở tại các Chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế (đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây). Bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa và chứng từ mua bán (đối với các đối tượng không thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa).

- Hóa đơn giá trị gia tăng vận chuyển hàng hóa, vận đơn hoặc chứng từ khác chứng minh việc vận chuyển hàng hóa bằng container qua cảng Chân Mây (bản sao).

Như vậy, căn cứ quy định của Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐNDcủa Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bằng container đi, đến cảng Chân Mây được hỗ trợ các chính sách ưu đãi nêu trên.

 

Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

 Tình huống 15. Công Ty TNHH MTV H là nhà thầu công trình xây dựng, Công Ty TNHH MTV H muốn biết nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định nào của pháp luật?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 3 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định như sau:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đáp ứng điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 119/2015/NĐ-CP.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng khi bên mua bảo hiểm đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực xây dựng quy định tại Luật Xây dựng và quy định pháp luật liên quan.

3. Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định sau:

a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng;

b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn;

c)  Đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

 

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cải tạo, nâng cấp đường ngang

 Tình huống 16. Anh Quốc Minh là chủ của một Công ty xây dựng, anh muốn hỏi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cải tạo, nâng cấp đường ngang bao gồm những loại gì? Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang mới nhất?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BGTVT ngày 31/05/2022 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư 25/2018/TT-BGTVT về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư 25/2018/TT-BGTVT.

(2) Bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử) các tài liệu sau:

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của công trình đường ngang;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của công trình đường ngang đã được phê duyệt;

- Phương án tổ chức thi công công trình đường ngang và biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình thi công được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc chủ đầu tư chấp thuận.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 8 Ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang cụ thể như sau:

PHỤ LỤC 8

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, CẢI TẠO, NÂNG CẤP ĐƯỜNG NGANG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

(..1..)
(..2..)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../……….

……….……, ngày     tháng... năm 20...

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, CẢI TẠO, NÂNG CẤP ĐƯỜNG NGANG

(TẠI ..3..)

Kính gửi: …………………………………….(..4..)

Căn cứ Luật đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Thông tư số    /2018/TT-BGTVT ngày    tháng     năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường sắt;

Căn cứ (...5..).

(…2...) đại diện bởi: ………………; chức vụ: …………………… . Đề nghị được cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục đích:

2. Thời gian sử dụng: (Lâu dài hay tạm thời, nếu tạm thời ghi rõ thời hạn sử dụng là từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng ….. năm …..)

3. Thuộc Dự án: (..6..)

4. Địa điểm (7): …………………………………………………………

5. Mật độ người, xe dự tính (8).

6. Cấp đường ngang …………………….

7. Các yếu tố kỹ thuật chủ yếu:

a) Đường sắt:

- Mặt bằng đường sắt (9) …………….

- Trắc dọc đường sắt (10) ……………

- Nền đường sắt (11) ………………..

b) Đường bộ:

- Cấp đường bộ (12) ………………………….

- Mặt bằng đường bộ (13) ………………….

- Trắc dọc đường bộ (14) ………………….

- Nền đường bộ (15) ……………………………

c) Góc giao cắt (16) ………………….

8. Tầm nhìn:

- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (lái xe) (17)....

- Của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Lái tàu) (18)...

9. Khoảng cách tới đường ngang gần nhất (19) ………

- Phía gốc lý trình ……….

- Phía đối diện ………..

10. Hình thức tổ chức phòng vệ: (Có gác, cảnh báo tự động) …………….

11. Những vấn đề khác (nếu có).

(...2...) cam kết:

- Chịu toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì, tổ chức phòng vệ (nếu có); giải phóng mặt bằng trong phạm vi hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang; đặt đầy đủ thiết bị hướng dẫn giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại vị trí này.

- Tự dỡ bỏ (đường ngang sử dụng có thời hạn) khi hết thời hạn sử dụng.

Nếu không thực hiện đúng các cam kết trên, (...2...) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên hệ: ………

Số điện thoại: …………….

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (...20...) (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của chủ đầu tư).

+ (...21...) (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của chủ đầu tư).

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …………;
- ………….;
- Lưu VT.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1): Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp giấy phép (nếu có).

(2): Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp giấy phép;

(3): Ghi lý trình, tên tuyến đường sắt;

(4): Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

(5): Văn bản chấp thuận việc cho phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang của Bộ Giao thông vận tải;

(6): Ghi đầy đủ tên dự án đầu tư xây dựng công trình mà trong đó có đường ngang đề nghị cấp giấy phép.

(7): Ghi rõ lý trình, tên tuyến đường sắt, thuộc địa phận tỉnh nào.

(8): Ghi rõ mật độ người, xe dự tính qua đường ngang trong một ngày đêm sau khi xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo.

(9): Đường sắt thẳng hay cong (bán kính đường cong …, hướng rẽ theo lý trình …).

(10): Độ dốc (‰) đường sắt, hướng dốc lên hay xuống tính theo lý trình tiến.

(11): Chiều rộng nền đường sắt, đắp, đào hoặc không đào đắp, độ cao đắp hoặc đào.

(12): Cấp đường bộ theo quy định trong “Tiêu chuẩn: TCVN 4054 : 2005 về đường ôtô và TCVN 10380:2014 về đường giao thông nông thôn”.

(13): Chiều dài đoạn thẳng của đường bộ từ đường ngang ra mỗi phía? Đoạn tiếp theo?

(14): Độ dốc (%) đường bộ từ đường ngang ra mỗi phía, dốc lên hay xuống kể từ đường ngang ra.

(15): Chiều rộng nền đường bộ, mặt đường bộ, mặt lát? nền đắp hay đào? độ cao?

(16): Góc giao cắt tính đến (độ)?

(17): Tầm nhìn lái xe phụ thuộc cấp đường bộ, theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:2005 , nêu rõ đứng ở từng bên đường ngang nhìn về hai phía đường sắt.

(18): Người lái tàu có thể nhìn thấy đường ngang từ điểm cách xa đường ngang bao nhiêu mét về phía góc lý trình và phía đối diện.

(19): Nếu có cầu, hầm, ghi, ga gần đó thì nêu khoảng cách từ đường ngang tới đó và ở về phía gốc lý trình hay đối diện.

(20): Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình đường ngang đã được phê duyệt (kèm theo Quyết định phê duyệt);

(21): Phương án tổ chức thi công công trình đường ngang và biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.

 

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong đất dành cho đường sắt

 Tình huống 17. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 25/2018/TT-BGTVT về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt quy định. Chủ đầu tư A muốn hỏi, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong đất dành cho đường sắt bao gồm những loại gì?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BGTVT quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư 25/2018/TT-BGTVT

(So với trước đây, không bắt buộc bản chính)

- Bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử) các tài liệu sau: 

+ Quyết định phê duyệt dự án hoặc văn bản giao nhiệm vụ chủ đầu tư công trình; 

+ Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình cải tạo, nâng cấp); 

+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt; 

+ Văn bản pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định công trình không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt: Tài liệu về quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thỏa thuận của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có liên quan đến việc xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt; 

+ Tiến độ tổng thể dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 

+ Phương án tổ chức thi công công trình và biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình trong quá trình thi công.

(So với trước đây, bổ sung bản sao điện tử có giá trị pháp lý, bãi bỏ quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường).

 

Quy định về cấp Giấy phép xây dựng công trình

 Tình huống 18. Công ty Xây dựng Bắc Hải Vân đang muốn xây dựng một công trình thiện nguyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty Xây dựng Bắc Hải Vân muốn hỏi pháp luật quy định có những loại giấy phép xây dựng nào? Những công trình nào được miễn cấp giấy phép xây dựng trên địa bản tỉnh Thừa thiên Huế theo quy định của pháp luật hiện hành?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Giấy phép xây dựng bao gồm giấy phép xây dựng có thời hạn và giấy phép xây dựng theo giai đoạn; trong đó:

- Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

- Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

Theo quy định tại điểm 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 (sửa đổi khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014) quy định về các loại giấy phép xây dựng cụ thể như sau:

- Giấy phép xây dựng mới;

- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

- Giấy phép di dời công trình;

- Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Như vậy, khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dơi công trình thì phải xin giấy phép xây dựng. Việc cấp giấy phép xây dựng là một phương thức để Nhà nước quản lý hoạt động xây dựng nhằm đảm bảo công trình xây dựng tuân thủ quy hoạch xây dựng, phù hợp với kiến trúc cảnh quan của đô thị hoặc của khu dân cư nông thôn.

Cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 65/2017/QĐ-UBND Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể như sau:

"Điều 3. Cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng

Việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn cấp phép xây dựng, Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan."

Khoản 1 Điều 1 Quyết định 34/2020/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành Quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên quy định các công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

1. Các công trình được quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k của khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014.

2. Các loại công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin - Truyền thông về hướng dẫn quản lý việc xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng viễn thông thụ động.

3. Các loại công trình quảng cáo phù hợp với Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2015 và sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2018, có quy mô cụ thể như sau:

a) Biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt ≤20 m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;

b) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt <40 m2;

c) Màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt <20 m2.

4. Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ, i của khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 và tại khoản 2, 3 Điều này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương trước 03 ngày để theo dõi, lưu hồ sơ.

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên Công ty Xây dựng Bắc Hải Vân tham khảo để thực hiện các công trình của mình phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Quy định về miễn giấy phép xây dựng

 Tình huống 19. Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp ĐN được giao nhiệm vụ đầu tư khẩn cấp công trình Bệnh viện dã chiến - Bệnh viện ĐN cơ sở 2 và cơ sở 3 để phục vụ công tác phòng, chống Covid-19. Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng muốn hỏi trong trường xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 có phải xin Giấy phép xây dựng không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Theo quy định tại Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 (sửa đổi khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014) quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

- Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

- Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

- Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

- Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

- Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

- Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;

- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

- Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Như vậy, việc xây dựng bệnh viện dã chiến để kịp thời ứng phó với dịch bệnh thuộc trường hợp công trình xây dựng khẩn cấp nên không phải xin Giấy phép xây dựng.

 

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

Tình huống 20. Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác thì ai cũng mong muốn được cấp giấy phép xây dựng không xác định thời hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện. Trong trường hợp này chủ đầu tư A có đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong khu vực có quy hoạch được không? Để cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cần những điều kiện gì?

Giấy phép xây dựng có thời hạn

Khoản 17, 18 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 quy định:

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

Theo quy định tại Khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 (Sửa đổi, bổ sung Điều 94 Luật xây dựng năm 2014) quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:

Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:

a) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phù hợp với mục đích sử dụng đất được xác định tại giấy tờ hợp pháp về đất đai của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn;

d) Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật xây dựng năm 2014.

3. Nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm b, c và d khoản 1 Điều 93 của Luật xây dựng năm 2014.

4. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng mà quy hoạch xây dựng có điều chỉnh kéo dài kế hoạch thực hiện thì cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo về việc gia hạn thời gian tồn tại của công trình. Trường hợp chủ đầu tư tiếp tục có nhu cầu xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo thì thực hiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo thời hạn của quy hoạch xây dựng điều chỉnh.

5. Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.

Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 nêu trên.

Trong trường hợp này chủ đầu tư A có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong khu vực có quy hoạch nếu đáp ứng các điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định nêu trên.

 

Lập dự án đầu tư xây dựng

 Tình huống 21. Dự định Công ty TNHH BĐS sẽ có đầu tư xây dựng nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Để lập được dự án đầu tư xây dựng nhà ở, Công ty TNHH BĐS cần phải thực hiện theo quy trình và thủ tục như thế nào của pháp luật?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Dự án đầu tư xây dựng

Khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về khái niệm dự án đầu tư xây dựng như sau: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Lập dự án đầu tư xây dựng

Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 (Sửa đổi, bổ sung Điều 52 Luật xây dựng năm 2014) quy định về lập dự án đầu tư xây dựng như sau:

1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 dưới đây. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;

b) Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a nêu trên, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;

c) Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng, trừ dự án PPP.

3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”.

Quy trình và thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng

Về nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng tại Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 (bổ sung Điều 53 Luật xây dựng năm 2014) như sau:

- Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

- Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

- Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

- Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

- Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

- Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.

- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Về nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại Điều 54 Luật Xây dựng năm 2014 như sau:

- Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

+ Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

+ Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

+ Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

+ Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;

+ Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

- Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:

+ Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

+ Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

+ Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

+ Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này phải có thông tin về các loại hình nhà ở, việc thực hiện yêu cầu về nhà ở xã hội (nếu có). Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải có thuyết minh về phương án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án và kết nối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài phạm vi dự án, phương án bàn giao công trình. Chính phủ quy định chi tiết điểm này; (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 )

+ Các nội dung khác có liên quan.

Về nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tại Điều 55 Luật Xây dựng năm 2014 như sau:

- Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

- Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Về thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Điều 56 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 như sau:

1. Đối với dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Đối với dự án PPP, việc thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng.

3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, việc thẩm định được thực hiện như sau:

a) Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, giao cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án khi không có cơ quan chuyên môn trực thuộc (sau đây gọi là cơ quan chủ trì thẩm định) thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại Điều 57 của Luật Xây dựng;

b) Đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Xây dựng còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện thẩm định các nội dung theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật Xây dựng, trừ dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

c) Đối với dự án yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ còn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý kiến hoặc thẩm định, thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan;

d) Đối với dự án phải thực hiện quy định tại điểm b và điểm c nêu trên, chủ đầu tư được trình hồ sơ đồng thời đến cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả thực hiện yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường quy định tại điểm c nêu trên được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ sở kết luận thẩm định.

Đối với thủ tục xin ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của hồ sơ thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, chủ đầu tư được gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo cơ chế một cửa liên thông. Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến làm cơ sở kết luận thẩm định;

đ) Cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nội dung cần thiết làm cơ sở cho việc thẩm định. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra phục vụ thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Phí thực hiện thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, chi phí thẩm tra được tính trong tổng mức đầu tư của dự án;

e) Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ nêu trên, trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.

4. Hồ sơ trình thẩm định gồm:

a) Tờ trình của chủ đầu tư;

b) Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

c) Các tài liệu, văn bản có liên quan.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.

 

Phá dỡ công trình xây dựng

 Tình huống 22. Tất cả các công trình nếu muốn được xây dựng thì đều phải xin cấp phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định không cần xin cấp giấy phép xây dựng. Chủ đầu tư xây dựng công trình X muốn hỏi công trình xây dựng không có giấy phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 sửa đổi Điều 118 Luật xây dựng năm 2014 quy định phá dỡ công trình xây dựng như sau:

1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;

b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật xây dựng;

d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:

a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;

b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;

d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.

3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 nêu trên; tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

b) Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt; thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;

d) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.

4. Chính phủ quy định chi tiết về phá dỡ công trình xây dựng và phá dỡ công trình xây dựng trong trường hợp khẩn cấp.

Như vậy, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng thì phải bị phá dỡ; tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.

 

Xây dựng công trình tạm

 Tình huống 23. Hiện nay, nhiều nhà tạm (công trình xây dựng tạm) được xây dựng bên cạnh những công trình đang được thi công, quy hoạch. Công ty Xây dựng Z là chủ đầu tư, Công ty muốn biết khi xây dựng nhà tạm có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 sửa đổi Điều 131 Luật xây dựng năm 2014 quy định xây dựng công trình tạm như sau:

1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:

a) Thi công xây dựng công trình chính;

b) Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 dưới đây.

2. Đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.

3. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.

4. Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.

Xây nhà tạm có cần xin giấy phép không?

Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật Xây dựng;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;

h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i nêu trên, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Như vậy, khi xây dựng nhà tạm chủ đầu tư không cần phải xin giấy phép xây dựng.

 

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

 Tình huống 24. Công ty A đang là nhà thầu của một dự án xây dựng tại Thị xã HT. Sắp tới Công ty A sẽ tiến hành đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường. Công ty A thắc mắc số tiền bảo hiểm bắt buộc tối thiểu trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm này được quy định ra sao?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng 

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định về nguyên tắc về chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện như sau:

- Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng;

- Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn;

- Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Số tiền bảo hiểm bắt buộc tối thiểu được quy định như sau;

Tại Điều 10 Nghị định 119/2015/NĐ-CP và Khoản 7 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu như sau;

(1) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành nhưng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

(2) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn, thiết kế.

(3) Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng/người/vụ. Mức bồi thường cụ thể trong trường hợp người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(4) Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba:

a) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là một trăm (100) triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.

b) Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) được xác định như sau:

- Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 (một nghìn) tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

- Đối với công trình có giá trị từ 1.000 (một nghìn) tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) là 100 (một trăm) tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Căn cứ Điều 11 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm như sau:

Mức phí bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải được xác định dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và phải tương ứng với điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều này được hướng dẫn bởi các Điều 10, 17, 24, 31 Thông tư 50/2022/TT-BTC ngày 11/8/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm như sau:

(A) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng

1. Phí bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được xác định như sau:

a) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC.

b) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC.

c) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm a khoản 1 Mục I và điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC hoặc công trình xây dựng có giá trị từ một nghìn (1.000) tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.

2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC.

3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung (nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC, tỷ lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi ro khác.

(B) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng

1. Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng, tư vấn khảo sát xây dựng được xác định như sau:

a) Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng và không thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ: Phí bảo hiểm và mức khấu trừ quy định tại khoản 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC.

b) Đối với công trình xây dựng không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.

2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC.

3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải thỏa thuận về phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC và tương ứng với thời gian thực hiện công việc tư vấn kéo dài.

(C) Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường

1. Phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 50/2022/TT-BTC.

2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Việc thanh toán phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC .

4. Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau:

a) Trước ngày mười lăm (15) của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động).

b) Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày mười lăm (15) của tháng kế tiếp tháng thông báo.

c) Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng thừa trước ngày mười lăm (15) của tháng kế tiếp tháng thông báo.

d) Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh giảm; hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh theo văn bản của người được bảo hiểm.

(4) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba

1. Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba được tính bằng 5% phí bảo hiểm bắt buộc đối với công trình trong thời gian xây dựng tương ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này. Căn cứ mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên phí bảo hiểm.

2. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC .

Đối với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba của các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời hạn thanh toán phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm và không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.

3. Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC.

 

Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

 Tình huống 25. Nhà thầu thi công xây dựng A đang thi công công trình, muốn biết những đối tượng nào phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng? Mua bảo hiểm bắt buộc bao nhiêu tiền?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 4  Nghị định 119/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:

Một là, trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:

a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

b) Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

c) Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

Hai là, nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.

Điều 14 Thông tư 50/2022/TT-BTC ngày 11/8/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu như sau:

1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với bên thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.

2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.

 Ba là, nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.

Điều 21 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định:

1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định pháp luật.

2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.

Điều 28 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định:

1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với bên thứ ba trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.

2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP.

 

Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

 Tình huống 26. Ông Nguyễn Văn Phương, hiện đang làm Chủ đầu tư một dự án xây dựng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, ông thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là bao lâu? Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Theo Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định quy định về thời hạn bảo hiểm như sau:

- Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

- Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

- Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động.

- Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường được xác định thời hạn dựa trên căn cứ hợp đồng lao động. Cụ thể được tính từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình.

Phạm vi bảo hiểm bắt buộc được quy định:

Theo Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:

Về phạm vi bảo hiểm

- Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất quy định;

- Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các tổn thất quy định;

- Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm;

- Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:

- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;

- Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;

- Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;

- Tổn thất mang tính thảm họa;

- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

- Tổn thất theo tập quán quốc tế do các bên tham gia bảo hiểm thỏa thuận áp dụng nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam.

 

Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại theo quy định pháp luật

 Tình huống 27. Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc cần phải thực hiện phá dỡ nhà chung cư để tiến hành cải tạo, xây dựng lại. Nhà đầu tư Z muốn hỏi những trường hợp nào sẽ được tháo dỡ nhà chung cư để xây dựng lại, yêu cầu đối với việc tháo dỡ là gì? Việc cải tạo, xây dựng lại được thực hiện như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

1. Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được quy định tại Điều 110 Luật Nhà ở năm 2014, cụ thể như sau:

- Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật Nhà ở, cụ thể: Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

- Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

- Nhà chung cư không thuộc diện quy định trên nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư.

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 69/2021/NĐ-CP như sau:

Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Nhà chung cư phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định của pháp luật.

2. Nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc chưa hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng có kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;

b) Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; cấp, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị.

3. Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các cấu kiện kết cấu chính của công trình, gồm: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng nằm trong khu vực có nhà chung cư thuộc diện bị phá dỡ theo quy định khoản 2 Điều 110 của Luật Nhà ở.

2. Lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được quy định tại Điều 111 Luật Nhà ở năm 2014, cụ thể như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức rà soát, thống kê các loại nhà chung cư trên địa bàn; lập và phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư thuộc diện sau: "Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt."

- Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có thể được lập và phê duyệt riêng hoặc được xác định trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh và thông báo đến khu dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư.

Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Nghị định 69/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

2.1. Yêu cầu về lập kế hoạch cải tạo, xây dựng nhà ở chung cư

- Đối với địa phương đã hoàn thành việc kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ nhà chung cư trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP thì trong thời hạn không quá 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư thuộc diện quy định tại Điều 5 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Trường hợp sau khi đã ban hành kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mà xuất hiện các nhà chung cư thuộc diện quy định tại Điều 5 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh, bổ sung danh mục nhà chung cư này vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư của địa phương theo quy định, làm cơ sở để thực hiện dự án.

- Đối với địa phương chưa hoàn thành việc kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ nhà chung cư trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP thì trong thời hạn không quá 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư đã hoàn thành việc kiểm định mà thuộc diện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Đối với các nhà chung cư chưa hoàn thành việc kiểm định theo quy định tại thì định kỳ 06 tháng một lần, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư và lập danh mục các nhà chung cư thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP và trường hợp nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 110 của Luật Nhà ở để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bổ sung vào kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, làm cơ sở để thực hiện.

2.2. Lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

- Trường hợp lập, phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cùng với thời điểm thực hiện lập, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể lập chung vào kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương hoặc lập riêng kế hoạch này.

- Trường hợp địa phương điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển nhà ở mà phải thay đổi nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở, kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

- Trường hợp nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP đã có trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhưng chưa có trong Chương trình phát triển nhà ở của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư này, sau đó báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua điều chỉnh bổ sung dự án này vào Chương trình phát triển nhà ở của địa phương.

2.3. Nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư

- Nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bao gồm:

+ Danh mục, địa điểm nhà chung cư, khu chung cư cần thực hiện cải tạo, xây dựng lại, trong đó phải xác định thời gian phá dỡ nhà chung cư quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5 trước, thời gian phá dỡ nhà chung cư quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 5 và các công trình khác (nếu có) sau; trường hợp cải tạo, xây dựng lại khu chung cư thì phải dự kiến thời gian thực hiện phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư đầu tiên của khu, dự kiến thời gian thực hiện phá dỡ, xây dựng các nhà chung cư còn lại trong khu;

+ Dự kiến các nguồn vốn huy động cho việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư, khu chung cư trên địa bàn; đối với nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này thì phải dự kiến nguồn vốn thực hiện dự án để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định;

+ Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

+ Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

- Sau khi kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được phê duyệt (bao gồm cả kế hoạch điều chỉnh), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai nội dung kế hoạch này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư thuộc diện phải cải tạo, xây dựng lại để thông báo cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư biết và thực hiện; đồng thời gửi kế hoạch này về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.

3. Yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Yêu cầu đối với việc phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được quy định tại Điều 112 Luật Nhà ở năm 2014, cụ thể như sau:

- Việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở, phù hợp với quy hoạch xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.

- Trước khi thực hiện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư phải tổ chức lập phương án tái định cư để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt. Phương án tái định cư phải được thông báo đến khu dân cư nơi có nhà chung cư bị phá dỡ, được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

- Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được thực hiện theo dự án; khi phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải kết hợp cải tạo lại khu nhà ở trong khu vực của dự án theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

- Trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

 

Quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

 Tình huống 28. Nhà đầu tư A đang thực hiện các dự án tại thị xã HT, nhà đấu tư muốn biết, trong quá trình lập quy hoạch, ngoài việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các cá nhân có liên quan theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có  lấy thêm ý kiến của nhà đầu tư có nhu cầu tham gia thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tế không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Theo Điều 13 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2021 thì về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được quy định như sau:

1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khu vực cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng. Trong quá trình lập quy hoạch, ngoài việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các cá nhân có liên quan theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có thể lấy thêm ý kiến của nhà đầu tư có nhu cầu tham gia thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tế.

2. Sau khi phê duyệt quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phải công bố công khai các thông tin về quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và niêm yết tại khu dân cư nơi có dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư biết, thực hiện.

3. Trường hợp khu vực thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu chung cư có quy mô diện tích đất nhỏ hơn 02 ha thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phải lập quy hoạch chi tiết mà thực hiện lập, phê duyệt bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình theo trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch chi tiết. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án theo quy định của pháp luật xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

4. Khi lập, phê duyệt quy hoạch khu vực có nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện cải tạo, xây dựng lại thì tùy theo tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có giải pháp quy hoạch cho cả khu chung cư, nhà chung cư hoặc giải pháp quy gom một số nhà chung cư trên cùng phạm vi địa bàn cấp xã hoặc cấp huyện để làm cơ sở xác định việc thực hiện một hoặc nhiều dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Việc quy gom các nhà chung cư quy định tại khoản này chỉ áp dụng trong trường hợp địa điểm có nhà chung cư thuộc diện quy gom không xây dựng lại nhà ở mà xây dựng các công trình kinh doanh, dịch vụ, thương mại, công cộng.

5. Trường hợp có đề xuất điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt thì thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng.

Như vậy, trong quá trình lập quy hoạch, ngoài việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các cá nhân có liên quan theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có thể lấy thêm ý kiến của nhà đầu tư có nhu cầu tham gia thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tế.

 

Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thông qua hình thức đấu thầu

Tình huống 29. Pháp luật quy định việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện trong trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với trường hợp các chủ sở hữu thỏa thuận với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có đúng không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Theo Điều 15 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2021 thì việc lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thông qua hình thức đấu thầu như sau:

1. Việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện trong trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với trường hợp các chủ sở hữu thỏa thuận với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 110 của Luật Nhà ở mà không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với trường hợp các chủ sở hữu thỏa thuận với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì không tiếp tục lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu

2. Trên cơ sở danh mục dự án nêu trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt hoặc trường hợp phải phá dỡ khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lập danh mục dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố danh mục này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Trước khi tổ chức đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở và quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh là bên mời thầu và chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án.

4. Các nội dung liên quan đến hồ sơ đấu thầu, phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ, xác định thang điểm chấm thầu, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư được quy định như sau:

a) Phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, việc lập hồ sơ mời thầu và các nội dung khác liên quan đến việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án được thực hiện như quy định của pháp luật về đấu thầu, trong đó không đánh giá về hiệu quả đầu tư đối với phần diện tích đất quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 nêu trên;

b) Thang điểm chấm thầu được xác định với tổng điểm các tiêu chí để thực hiện dự án cao nhất là 100 điểm, bao gồm các tiêu chí: về năng lực tài chính, về kinh nghiệm thực hiện, về tiến độ thực hiện dự án, thời gian bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, về đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, về nội dung phương án bố trí tái định cư và chỗ ở tạm thời, về phương án tài chính để thực hiện dự án, về phương án kinh doanh, thương mại của dự án. Bên mời thầu xác định thang điểm cụ thể của từng tiêu chí quy định tại khoản này để áp dụng đối với từng dự án cho phù hợp với tình hình thực tế;

c) Các mẫu thông báo liên quan đến việc đấu thầu được áp dụng như các mẫu quy định của pháp luật về đấu thầu.

5. Trường hợp phạm vi dự án được mở rộng hơn so với ranh giới diện tích đất của nhà chung cư, khu chung cư hiện hữu thì khi xác định điều kiện, tiêu chí mời thầu đối với dự án, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải nêu rõ chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch được duyệt đối với phần diện tích đất được mở rộng, làm cơ sở để xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước như đối với dự án xây dựng nhà ở thương mại.

6. Quy trình đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện như đối với quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu; chi phí tổ chức đấu thầu được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án; chi phí bảo lãnh dự thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.

7. Nhà đầu tư trúng đấu thầu theo quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập phương án bồi thường theo kết quả trúng thầu gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; sau khi phương án bồi thường được phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các thủ tục tiếp theo để đầu tư xây dựng dự án theo quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện trong trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với trường hợp các chủ sở hữu thỏa thuận với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. 

 

Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Tình huống 30. Chung cư Đống Đa Thành phố Huế được xây dựng từ những năm 1979 - 1980, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Ủy ban nhân dân TP. Huế vừa tổ chức hội nghị lựa chọn nhà đầu tư dự án cải tạo, xây dựng các dãy nhà A,B,C của khu chung cư. Nhà Đầu tư muốn biết quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 69/2021/NĐ-CP (có hiệu lực 01/09/2021) quy định quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như sau:

1. Đối với trường hợp quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư dự án có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật;

b) Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở và công trình dịch vụ thương mại (nếu có) trong phạm vi dự án; thực hiện huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình trong dự án theo quy định của pháp luật nhà ở và pháp luật kinh doanh bất động sản;

c) Được thực hiện quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án theo nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện kinh doanh đối với các công trình kinh doanh, dịch vụ thuộc phạm vi dự án theo nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);

đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở và các công trình khác (nếu có) trong dự án theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về nhà ở;

e) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất sử dụng vào mục đích để ở, kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các loại đất khác trong phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật;

g) Được hưởng các cơ chế ưu đãi theo quy định tại Nghị định 69/2021/NĐ-CP và pháp luật có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án;

h) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư có các quyền sau đây:

a) Bán, cho thuê, cho thuê mua căn hộ tái định cư, diện tích khác không phải là nhà ở theo quy định của pháp luật;

b) Các quyền quy định tại điểm a, c, d, e và h khoản 1 nêu trên;

c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các trách nhiệm của chủ đầu tư dự án theo quy định tại các khoản 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 26 của Luật Nhà ở và các quy định có liên quan của pháp luật kinh doanh bất động sản;

b) Thực hiện bố trí chỗ ở tạm thời, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho chủ sở hữu nhà chung cư bị phá dỡ theo phương án bồi thường đã được phê duyệt theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định 69/2021/NĐ-CP và pháp luật có liên quan;

c) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao nhà ở và các công trình xây dựng tái định cư theo quy định của pháp luật về xây dựng cho các chủ sở hữu theo đúng phương án bồi thường đã được phê duyệt; bàn giao các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho nhà nước theo nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư và theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 69/2021/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

4. Chủ đầu tư dự án quy định tại Điều 16 của Nghị định 69/2021/NĐ-CP có trách nhiệm:

a) Thực hiện quy định tại khoản 1, 3, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 26 của Luật Nhà ở và quy định tại điểm b, c khoản 3 nêu trên;

b) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

-------------------------------------------------

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy Phương

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.564.872
Lượt truy cập hiện tại 5.321