Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
CÁC TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN LĨNH VỰC PHÁP LUẬT XUẤT NHẬP KHẨU
Ngày cập nhật 06/01/2022

Trang thiết bị y tế

Tình huống 1: Ông Thắng là Giám đốc công ty TNHH một thành viên S chuyên kinh doanh các loại hàng hóa nhập khẩu. Công ty của ông muốn mở rộng kinh doanh với lĩnh vực y tế, nên ông muốn biết các loại hàng hóa nào được quy định là trang thiết bị y tế?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính về quản lý trang thiết bị y tế quy định:

1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:

a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:

- Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;

- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

- Kiểm soát sự thụ thai;

- Khử khuẩn trang thiết bị y tế;

- Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.

b) Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.

 Căn cứ nội dung trên, ông Thắng có thể nghiên cứu để xác định các loại hàng hóa nào được quy định là trang thiết bị y tế phù hợp.

Phân loại trang thiết bị y tế

Tình huống 2: Hộ gia đình bà Lê Thị Thu Trang muốn nhập khẩu một số trang thiết bị y tế từ nước ngoài về để kinh doanh. Tuy nhiên, bà không biết phân loại các trang thiết bị y tế như thế nào để nhập khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Bà muốn tư vấn về các trang thiết bị y tế được phân loại như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 4 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính về quản lý trang thiết bị y tế quy định:

Trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:

1. Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.

2. Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp.

3. Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao.

4. Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.

 Điều kiện áp dụng hình thức cấp số lưu hành

Tình huống 3: Bà Nguyễn Hồng Ánh có chồng đang sinh sống ở Pháp. Do tình hình dịch Covid - 19, bà muốn nhập khẩu một số hàng hóa là trang thiết bị y tế để bán trong nước. Tuy nhiên, bà không biết rõ quy định của pháp luật về điều kiện để trang thiết bị y tế được áp dụng hình thức cấp nhanh số lưu hành trong trường hợp nào?

 Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 2 Thông tư số 13/2021/TT-BYT ngày 16/9/2021 của Bộ Y tế quy định cấp số lưu hành, nhập khẩu trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cấp bách như sau:

Trang thiết bị y tế được áp dụng hình thức cấp nhanh số lưu hành nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

1. Thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BYT;

2. Thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã được một trong các tổ chức sau cho phép lưu hành hoặc sử dụng khẩn cấp: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) - Mỹ; Cục Quản lý hàng hóa trị liệu (TGA) - Úc; Cơ quan quản lý y tế Canada (Health Canada); Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) hoặc Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị y tế (PMDA) - Nhật Bản;

b) Đã được cơ quan có thẩm quyền của các nước thuộc khu vực Châu Âu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này cho phép lưu hành, sử dụng khẩn cấp;

c) Thuộc danh mục sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 được sử dụng khẩn cấp do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố trên trang web tại địa chỉ https://extranet.who.int (Coronavirus disease (COVID-19) Pandemic - Emergency Use Listing Procedure (EUL) open for IVDs | WHO - Prequalification of Medical Products (IVDs, Medicines, Vaccines and Imm unization Devices, Vector Control);

d) Thuộc danh mục các sản phẩm phổ biến để xét nghiệm SARS-CoV-2 do Ủy ban an ninh y tế của Châu Âu ban hành (Health Security Committee - EUHSC) công bố trên trang web tại địa chỉ https://ec.europa.eu (Technical working group on COVID-19 diagnostic tests | Public Health (europa.eu);

đ) Đã được cấp giấy phép nhập khẩu theo hình thức thương mại tại Việt Nam trước ngày Thông tư số 13/2021/TT-BYT có hiệu lực;

e) Được sản xuất trong nước theo hình thức chuyển giao công nghệ đối với trang thiết bị y tế thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d hoặc đ Khoản 2;

g) Được sản xuất trong nước theo hình thức gia công đối với trang thiết bị y tế thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d hoặc đ Khoản 2.

Căn cứ nội dung trên, bà Ánh có thể nghiên cứu để thực hiện hoạt động nhập khẩu và kinh doanh của mình phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy tạm nhập khẩu xe gắn máy

Tình huống 4: Doanh nghiệp tư nhân S muốn tạm nhập 100 chiếc xe máy hiệu T từ Thái Lan về Việt Nam trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ xuất sang Lào để bán. Tuy nhiên, do không biết thủ tục tạm nhập pháp luật có quy định mới không, nên công ty S muốn được tư vấn về hồ sơ đề nghị cấp giấy tạm nhập khẩu xe gắn máy?  

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam quy định:

“Điều 4. Thủ tục cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy:

a) Văn bản đề nghị tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC: 01 bản chính;

b) Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp (đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 27/2021/TT-BTC): 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu;

c) Giấy xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam về việc di chuyển tài sản hoặc thuyên chuyển nơi công tác từ nước khác đến Việt Nam (đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 27/2021/TT-BTC): 01 bản chính;

d) Sổ định mức miễn thuế do Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp Sổ định mức miễn thuế đã được cập nhật vào cổng thông tin một cửa quốc gia và trường hợp tạm nhập khẩu vượt định lượng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy

Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương thể hiện người nhận hàng trên các chứng từ này là người đề nghị cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy hoặc tổ chức, cá nhân được người đề nghị cấp giấy tạm nhập xe ô tô, xe gắn máy ủy thác tạm nhập khẩu: 01 bản chính và 01 bản chụp của hãng vận chuyển (trừ trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy qua cửa khẩu đường bộ hoặc người đề nghị cấp giấy tạm nhập khẩu nhận chuyển nhượng, cho, biếu, tặng xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khác) và một trong các giấy tờ sau:

đ.1) Giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe ô tô hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận sở hữu xe ô tô do cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển đi cấp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính đối với trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô là tài sản di chuyển;

đ.2) Chứng từ thanh toán tiền mua xe ô tô, xe gắn máy qua ngân hàng (01 bản chụp có xác nhận của ngân hàng) hoặc hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại (01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu) đối với trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy từ nước ngoài hoặc nhận chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng ưu đãi, miễn trừ khác.

Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam mua xe ô tô, xe gắn máy từ nước ngoài thì ngoài các chứng từ quy định tại điểm đ khoản 1 này thì phải nộp 01 bản chụp hợp đồng ủy thác từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu;

Trường hợp nhận biếu, tặng xe ô tô của đối tượng ưu đãi miễn trừ khác: 01 bản chụp từ bản chính chứng từ biếu, tặng và xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp nhận biếu, tặng từ nước ngoài: 01 bản dịch tiếng Việt chứng từ biếu tặng từ phía nước ngoài có chứng thực từ bản chính;

đ.3) Giấy tờ điều chuyển xe ô tô, xe gắn máy: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính đối với trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 27/2021/TT-BTC nhận điều chuyển xe từ nước ngoài;

đ.4) Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy phù hợp pháp luật Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy phù hợp pháp luật quốc gia của người đang chứng minh quyền sở hữu: 01 bản chụp đối với giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy của Việt Nam hoặc 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính đối với giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ô tô, xe gắn máy của nước ngoài hoặc được Đại sứ quán nước đó xác nhận.

Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy tạm nhập khẩu xe gắn máy bao gồm các loại giấy tờ như trên, Công ty S có thể nghiên cứu và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 

 Hồ sơ tạm nhập khẩu xe ô tô

 Tình huống 5: Công ty TNHH một thành viên Minh Thắng đang thỏa thuận với đối tác để mua 05 chiếc xe ô tô từ Lào. Nếu hợp đồng mua bán được ký kết, công ty sẽ tạm nhập về Việt Nam sau đó sẽ bán sang Campuchia. Công ty muốn biết pháp luật Việt Nam quy định về hồ sơ tạm nhập khẩu xe ô tô như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam quy định:

Điều 5. Thủ tục tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy

1. Hồ sơ tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy:

a) Giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy: 02 bản chính;

b) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01 - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 03 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chính (có đóng dấu treo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy);

d) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô): 01 bản chính;

đ) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy/động cơ xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy): 01 bản chính.”

Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô bao gồm các loại giấy tờ như trên. 

Hồ sơ tái xuất khẩu xe gắn máy

Tình huống 6: Ông Trần Văn Phong là chủ doanh nghiệp tư nhân chuyên mua bán xe gắn máy tỉnh M. Ông Phong đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt nam liên quan đến hồ sơ tái xuất khẩu xe gắn máy ra nước ngoài?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam quy định:

“Điều 6. Thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy

1. Hồ sơ tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy:

a) Đối với xe ô tô, xe gắn máy của cơ quan:

Văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô, xe gắn máy theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 27/2021/TT-BTC: 01 bản chính.

b) Đối với xe ô tô, xe gắn máy của cá nhân:

b.1) Văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô, xe gắn máy theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam hoặc văn bản đề nghị tái xuất xe ô tô, xe gắn máy của cơ quan nơi chủ xe công tác đối với trường hợp đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ủy quyền cho cơ quan nơi công tác thực hiện thủ tục tái xuất xe ô tô, xe gắn máy;

b.2) Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu; hoặc 01 bản chụp có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng ủy quyền công tác đối với trường hợp đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ủy quyền cho cơ quan nơi công tác thực hiện thủ tục tái xuất xe ô tô, xe gắn máy;

b.3) Giấy ủy quyền cho cơ quan nơi đối tượng công tác làm thủ tục tái xuất xe ô tô, xe gắn máy theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ: 01 bản chính;

c) Văn bản của Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ địa phương nơi có cơ quan Lãnh sự đóng) về việc tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy: 01 bản chính;

d) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu xe có đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật”: 01 bản chính đối với trường hợp khi tạm nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan giấy;

đ) Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe ô tô, xe gắn máy do cơ quan công an cấp: 01 bản chính;

e) Biên bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được: 01 bản chính (đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 09 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ);

g) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 02 - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Người khai hải quan phải khai thông tin về số tờ khai hàng hóa tạm nhập khẩu xe trên chỉ tiêu thông tin tiêu chí số 2.3 của tờ khai hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, tại ô 29 (ghi chép khác) của tờ khai hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan giấy.

Như vậy, hồ sơ tái xuất khẩu xe gắn máy bao gồm các loại giấy tờ như trên. Ông Phong có thể nghiên cứu để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

 Thủ tục chuyển nhượng xe ô tô tạm nhập khẩu

Tình huống 7: Ông Trần Minh là giám đốc công ty TNHH một thành viên, Công ty ông có tạm nhập 3 chiếc ô tô về Việt Nam rồi xuất sang Lào để bán. Trong thời gian chưa hết hạn tạm nhập, công ty ông muốn chuyển nhượng 3 chiếc xe ô tô này cho đối tác khác. Ông xin hỏi thủ tục chuyển nhượng xe ô tô như thế nào ?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam quy định:

 “Điều 7. Thủ tục và chính sách thuế chuyển nhượng xe ô tô

1. Thủ tục cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô thực hiện tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô. Thủ tục chuyển nhượng xe ô tô thực hiện tại Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô:

a) Đối với xe ô tô của cơ quan:

Văn bản đề nghị chuyển nhượng xe ô tô theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC: 01 bản chính.

b) Đối với xe ô tô của cá nhân:

b.1) Văn bản đề nghị chuyển nhượng xe ô tô theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC: 01 bản chính có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng công tác tại Việt Nam hoặc Văn bản đề nghị chuyển nhượng xe ô tô của cơ quan nơi chủ xe công tác đối với trường hợp đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe ô tô;

b.2) Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc 01 bản chụp có xác nhận của cơ quan nơi đối tượng ủy quyền công tác đối với trường hợp đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe ô tô;

b.3) Giấy ủy quyền cho cơ quan nơi đối tượng công tác làm thủ tục chuyển nhượng xe ô tô theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ: 01 bản chính.

c) Văn bản của Bộ Ngoại giao (Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ địa phương nơi có cơ quan Lãnh sự đóng) về việc chuyển nhượng xe ô tô: 01 bản chính;

d) Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe ô tô do cơ quan Công an cấp: 01 bản chính;

đ) Tờ khai nhập khẩu có đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật”: 01 bản có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đối với trường hợp khi tạm nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan giấy; Trường hợp chuyển vùng công tác quy định tại khoản 8 Điều 7 Thông tư số 27/2021/TT-BTC thì nộp bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu;

e) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của xe còn hiệu lực hoặc văn bản xác nhận còn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để lưu hành xe của cơ quan đăng kiểm, đối với trường hợp xe ô tô chuyển nhượng có năm sản xuất của xe quá 5 năm quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ: 01 bản chụp từ bản chính và xuất trình bản chính để đối chiếu.

3. Thủ tục cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô:

a) Đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư số 27/2021/TT-BTC hoặc cơ quan được ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, nộp đầy đủ 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô quy định tại khoản 2 Điều 7 này cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô;

b) Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô.

b.1) Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và kiểm tra, đối chiếu với điều kiện chuyển nhượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố lập phiếu tiếp nhận và thực hiện cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn đối tượng đề nghị cấp giấy chuyển nhượng hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện đầy đủ, hợp lệ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô.

Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô đã nộp và thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu tra cứu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử khi tạm nhập khẩu để thực hiện cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô. Trường hợp nghi vấn về thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 này, Cục Hải quan tỉnh, thành phố yêu cầu Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu xe ô tô cung cấp thông tin về tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục chuyển nhượng, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu xe ô tô có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô;

b.2) Mỗi xe ô tô tạm nhập khẩu được cấp 01 bộ giấy chuyển nhượng gồm 04 bản theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 27/2021/TT-BTC;

b.3) Sau khi cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô, Cục Hải quan tỉnh, thành phố giao 02 bản giấy chuyển nhượng cho đối tượng đề nghị cấp giấy chuyển nhượng. Đối tượng đề nghị chuyển nhượng lưu 01 bản và giao 01 bản cho đối tượng nhận chuyển nhượng để làm thủ tục chuyển nhượng;

b.4) Cập nhật thông tin lên hệ thống phần mềm quản lý của Tổng cục Hải quan đối với xe ô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu của đối tượng ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.

4. Thủ tục chuyển nhượng xe ô tô:

a) Hồ sơ chuyển nhượng:

a.1) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01 - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

a.2) Giấy chuyển nhượng xe ô tô do Cục Hải quan tỉnh, thành phố cấp: 01 bản chính.

b) Trách nhiệm của người mua xe ô tô:

b.1) Nộp đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 4 này cho Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô;

b.2) Nộp các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí và lệ phí;

c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô:

c.1) Căn cứ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này và đối chiếu với thực tế xe ô tô để thực hiện thủ tục chuyển nhượng (bao gồm việc tính thuế, thu thuế theo quy định tại khoản 5 Điều này, trừ trường hợp đối tượng mua xe ô tô là đối tượng được tạm nhập khẩu, nhập khẩu xe ô tô miễn thuế theo quy định của pháp luật);

c.2) Trả biên lai thu thuế (đối với trường hợp cơ quan hải quan thu bằng tiền mặt) cho đối tượng làm thủ tục chuyển nhượng hoặc người được ủy quyền làm thủ tục chuyển nhượng xe ô tô theo quy định của pháp luật để làm các thủ tục đăng ký lưu hành xe; hoặc thu bản chụp giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua Kho bạc Nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng từ đối tượng làm thủ tục chuyển nhượng xe ô tô hoặc người được ủy quyền làm thủ tục chuyển nhượng xe theo quy định của pháp luật;

c.3) Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan giấy để chuyển nhượng xe ô tô, sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan, Chi cục hải quan trả 01 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu cho người khai hải quan;

c.4) Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhưng chưa thực hiện việc chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan công an và cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 9 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ: thực hiện xác nhận đã thông quan lên tờ khai hàng hóa nhập khẩu in từ hệ thống và trả cho người khai hải quan để thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành xe tại cơ quan công an.

Chính sách thuế chuyển nhượng xe ô tô tạm nhập khẩu

Tình huống 8: Ông Nguyễn Trình là chủ doanh nghiệp tư nhân T. Công ty ông dự định tạm nhập nhập khẩu 10 chiếc ô tô đã qua sử dụng vè Việt Nam. Sau đó sẽ chuyển nhượng cho các công ty khác trước khi hết thời hạn tạm nhập khẩu. Ông muốn biết pháp luật quy định như thế nào về chính sách thuế chuyển nhượng xe ô tô tạm nhập khẩu?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2021/TT-BTC ngày 19/4/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam quy định:

“5. Chính sách thuế chuyển nhượng xe ô tô:

a) Xe ô tô tạm nhập khẩu đáp ứng điều kiện chuyển nhượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2021, thì áp dụng chính sách thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới để thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe ô tô.

Trị giá hải quan thực hiện theo quy định về trị giá hải quan đối với xe ô tô thay đổi mục đích sử dụng tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp áp dụng đối với xe ô tô đã qua sử dụng chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ;

b) Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với xe ô tô chuyển nhượng thực hiện theo pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới để thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe ô tô.”

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Tình huống 9: Bà Trần Thị Như Minh là chủ doanh nghiệp tư nhân S chuyên nhập khẩu hàng mỹ phẩm để bán tại thị trường tỉnh Y. Bà Minh muốn biết pháp luật quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 6 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thông báo với cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.

2. Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 không bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các trường hợp người khai hải quan thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế.

4. Trường hợp hàng hoá gửi vào Việt Nam không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại năm 2005 (trừ hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng giả, phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất) nhưng đã được người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng thông báo bằng văn bản (nêu rõ lý do) kèm theo các chứng từ liên quan tới Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa khi chưa đăng ký tờ khai hải quan

Vi phạm quy định về khai hải quan

Tình huống 10: Công ty ông Nguyễn Duy nhập khẩu lô hàng hóa chất về Việt Nam để kinh doanh. Công ty ông bị cơ quan có thẩm quyền lập xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về khai hải quan. Ông muốn biết vi phạm quy định về khai hải quan bị xử lý hành chính như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 8 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 8;

c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển;

b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều 8.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đã làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu, xuất khẩu thiếu so với khai hải quan về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu; trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Quy định này không áp dụng cho các trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan năm 2014.

6. Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 8;

7. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều này dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu hoặc trốn thuế hoặc vi phạm quy định pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo các Điều 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

8. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

 Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu

Tình huống 11: Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Tùng chuyên nhập khẩu các hàng gia dụng để về bán trong nước. Do sơ xuất, công ty ông bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp. Ông muốn tìm hiểu các quy định của pháp về xử lý vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:

a) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ, trừ quy định tại khoản 8 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP;

b) Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan;

c) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;

d) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP;

đ) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP;

e) Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu;

g) Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

2. Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế theo quy định pháp luật hải quan thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;

b) Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;

c) Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.

3. Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan;

b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan;

c) Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

d) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.

Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu; số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 9.

5. Thực hiện xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9 chỉ áp dụng trong trường hợp số tiền thuế chênh lệch từ 500.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do cá nhân thực hiện, từ 2.000.000 đồng/tờ khai hải quan đối với vi phạm do tổ chức thực hiện.

6. Vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9là hành vi trốn thuế thì xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

7. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý

Tình huống 12: Ông Lê Lâm là chủ doanh nghiệp tư nhân S. Do lần đầu xuất ngoại để tìm tìm mua nguyên liệu về sản xuất giày, dép nên ông có mang theo một số tiền lớn để mua nguyên liệu. Do đó, ông bị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Ông muốn biết quy định của pháp luật về xử lý đối với hành vi của ông như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 10 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bàng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, giấy thông hành, chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000. 000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo kim loại quý khác, đá quý, công cụ chuyển nhượng theo quy định phải khai hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Trị giá tang vật vi phạm tại Điều này là trị giá sau khi đã trừ đi trị giá ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định viện dẫn nêu trên, ông Lâm có thể nghiên cứu để biết hành vi vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý khác, đá quý sẽ bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào.

Vi phạm quy định về giám sát hải quan

Tình huống 13: Bà Hoàng Thị Thu Hà là Giám đốc của Công ty TNHH Y. Bà muốn biết pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về giám hải quan như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 12 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, đóng chung container, đóng chung toa xe chở hàng, thay đổi phương thức vận chuyển, thay đổi phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện tiêu hủy phế liệu, phế phẩm từ hoạt động gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất mà không thông báo với cơ quan hải quan;

c) Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại hoặc đến cơ sở, nơi lưu giữ khác với địa điểm ban đầu đã thông báo với cơ quan hải quan để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà không thông báo cho cơ quan hải quan;

d) Thực hiện vận chuyển hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế đến cửa hàng miễn thuế, tàu bay và ngược lại mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất không đúng tuyến đường, lộ trình, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan;

b) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan;

c) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan;

d) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định hoặc địa điểm đã đăng ký với cơ quan hải quan;

đ) Lưu giữ hàng hóa được đưa về bảo quản tại địa điểm không đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 12.

Trường hợp vi phạm quy định tại điểm này mà tang vật vi phạm thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và không vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP;

b) Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo mà hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã bị tiêu thụ.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu niêm phong giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 12;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 12 trong trường hợp còn tang vật vi phạm.

8. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 12;

c) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12.

9. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 12 mà hàng hóa đã bị tiêu thụ và vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP thì ngoài việc bị xử phạt theo điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 12 còn bị xử phạt về hành vi tương ứng quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

Xử phạt đối với hành vi trốn thuế

Tình huống 14: Ông Thắng là giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên L chuyên nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại huyện X. Ông muốn tư vấn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 14 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Các hành vi trốn thuế gồm:

a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu;

b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế theo quy định;

c) Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP mà cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm;

d) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;

đ) Khai sai so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về lượng, chủng loại, sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất; hàng tái xuất;

e) Không kê khai về nguyên liệu, vật tư mua trong nước có thuế xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu; khai sai phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công làm tăng số tiền thuế được miễn đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu trở lại Việt Nam;

g) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan;

h) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;

i) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

k) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng, định lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật;

l) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.

2. Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 14 mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền như sau:

a) Phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng;

b) Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn.

3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 14.

4. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

5. Vi phạm quy định tại các điểm c, h khoản 1 Điều 14 mà không có chứng từ để khai bổ sung thì xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

Tình huống 15: Bà Lê Thị Hoàng là chủ doanh nghiệp tư nhân N. Doanh nghiệp của bà bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Bà muốn biết mức xử phạt như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 15 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 15 thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trái phép ma túy, vũ khí, pháo các loại thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì xử phạt theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Vận chuyển ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “Vận chuyển lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; xuất khẩu, nhập khẩu ngà voi, sừng tê giác thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bị xử phạt về hành vi “mua bán lâm sản trái pháp luật” quy định tại Điều 23 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 15.

5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm nhập khẩu gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15;

b) Buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam; hàng hóa xuất khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15;

c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 15.

Căn cứ quy định nêu trên, bà Mai có thể nghiên cứu để thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia

Tình huống 16: Hộ gia đình bà Hồng có người thân ở nước Y. Qua tìm hiểu nhu cầu thị trường, bà Hồng đã nhập một lô áo quần về Việt Nam để bán. Khi hàng về đến Việt Nam, bà đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính vì nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia. Bà hỏi quy định xử phạt trên được quy định ở đâu?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 16 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc hàng hóa có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng đến dưới 20 đơn vị sản phẩm hàng hóa;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 20 đến dưới 50 đơn vị sản phẩm hàng hóa;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 50 đến dưới 70 đơn vị sản phẩm hàng hóa;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 70 đến dưới 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm hàng hóa trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16.

3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 16.

Căn cứ viện dẫn nêu trên, bà Hồng có thể nghiên cứu để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam

Tình huống 17: Do nghe theo những người quen biết qua mạng xã hội, ông Lê Chung đã nhập khẩu một số nông sản từ nước ngoài về, sau đó dán tem là hàng nông sản Việt Nam để bán ra thị trường nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi này đã bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xử lý vi phạm hành chính. Ông muốn biết pháp luật quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 17 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 30.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 17;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 17.

Vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa

Tình huống 18: Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng đang chuẩn bị nhập khẩu một lô hàng về cửa khẩu tỉnh S. Tuy nhiên, do hàng hóa về Việt Nam phải phân chia qua nhiều tỉnh, nên để không vi phạm pháp luật, công ty muốn biết quy định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa như thế nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 21 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép;

b) Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm b, c khoản 5 Điều 21

5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 21, trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 5 Điều 21;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21;

c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 21;

d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 21.

Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa

Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu

Tình huống 19: Bà Trần Thị Thu muốn tư vấn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu như thế nào nào?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 22 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.

2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 22.

Vi phạm quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định hành chính

Tình huống 20: Bà Hoa nhập nhẩu một lô hàng đồ gia dụng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật về Việt Nam để tiêu thụ. Do đó, bà đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, gần hết thời hạn nộp phạt mà bà vẫn chưa chịu nộp phạt. Bà hỏi nếu hết hạn mà bà vẫn chưa nộp phạt thì có bị cưỡng chế không?

Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Điều 25 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện trích chuyển tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25.

2. Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế nợ mà người nộp thuế phải nộp.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu, nội dung giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế mở tại tổ chức tín dụng liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật;

b) Thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan.

                                                                      NGƯỜI THỰC HIỆN

                                                                            Lê Thanh Bình

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.523.781
Lượt truy cập hiện tại 3.895