Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Tình huống 1: Anh Lê Thành Nhơn giám đốc Công ty lữ hành T&N hỏi: Chính phủ đã sửa đổi quy định về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành, vậy xin cho biết mức mới hiện nay là bao nhiêu?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 1 Nghị định số 94/2021/NĐ-CP ngày 28/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành:
“1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.
Như vậy, căn cứ mức ký quỹ theo quy định nêu trên, Công ty của anh tham khảo để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam
Tình huống 2: Bà Trần Kim Chung là đại diện của Công ty nước ngoài chuyên cung cấp các dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới đang có dự định mở chi nhánh tại Việt Nam. Bà hỏi rằng tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam thì phải đảm bảo tuân thủ các quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo):
Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, quy định:
Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam
1. Hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo từ hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam, cho người sử dụng tại Việt Nam, có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.
2. Trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Nghị định này là hệ thống thông tin sử dụng một hoặc nhiều trang thông tin điện tử dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác nhằm cung cấp cho người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, trao đổi thông tin, chia sẻ âm thanh, hình ảnh, tạo diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến để cung cấp dịch vụ quảng cáo.
3. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người quảng cáo ở trong nước và ngoài nước tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo, quy định về an ninh mạng và quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; phải nộp thuế theo quy định pháp luật về thuế.
4. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 13 Luật Quảng cáo và các quy định sau:
a) Thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông những nội dung sau:
Tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính nơi đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo; địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ và hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam (nếu có);
Đầu mối liên hệ: tên tổ chức, cá nhân đại diện tại Việt Nam (nếu có), địa chỉ email, điện thoại liên hệ;
Hình thức và thời gian thông báo: 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi thông báo trực tiếp, hoặc qua đường bưu chính, hoặc qua phương tiện điện tử đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử);
Khi nhận thông báo, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gửi giấy xác nhận bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo;
b) Không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định tại Điều 14, Nghị định này; cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi có yêu cầu.
5. Người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi tham gia giao kết hợp đồng với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới) có quyền và nghĩa vụ:
a) Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có giải pháp kỹ thuật để người phát hành quảng cáo, người quảng cáo tại Việt Nam có thể kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam trên hệ thống cung cấp dịch vụ.
6. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo vi phạm pháp luật công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.”
Như vậy, tại Khoản 4 Điều 13 (nêu trên) quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, Công ty của bà có thể tham khảo để cân nhắc triển khai chiến lược mở chi nhành tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
Quy định Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường
Tình huống 3: Anh Phan Quốc Sơn là giám đốc Công ty tư nhân trên địa bàn tỉnh HB, Công ty của anh dự định mở rộng kinh doanh dịch vụ karaoke phù hợp với điều kiện tình hình mới theo chủ trương của Chính phủ, anh hỏi quy định của pháp luật hiện hành về mức phí thẩm định giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke?
Trả lời (có tính chất tham khảo):
Theo Điều 4 Thông tư số 0/2021/TT-BTC ngày 07/01/2021 của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường như sau:
“Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường quy định như sau:
1. Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
a) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke:
- Từ 01 đến 03 phòng: 4.000.000 đồng/giấy.
- Từ 04 đến 05 phòng: 6.000.000 đồng/giấy.
- Từ 06 phòng trở lên: 12.000.000 đồng/giấy.
Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đối với trường hợp tăng thêm phòng là 2.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 12.000.000 đồng/giấy phép/lần thẩm định.
b) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường là 15.000.000 đồng/giấy.
2. Tại khu vực khác (trừ các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này):
a) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke:
- Từ 01 đến 03 phòng: 2.000.000 đồng/giấy.
- Từ 04 đến 05 phòng: 3.000.000 đồng/giấy.
- Từ 06 phòng trở lên: 6.000.000 đồng/giấy.
Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đối với trường hợp tăng thêm phòng là 1.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 6.000.000 đồng/giấy phép/lần thẩm định.
b) Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường là 10.000.000 đồng/giấy.
3. Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu là 500.000 đồng/giấy”.
Như vậy, căn cứ mức thu phí nêu trên, công ty của anh Sơn để có sự chuẩn bị nộp phí thẩm định đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
Tình huống 4: Vợ chồng anh Quang và chị Ngọc là chủ của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke. Vừa qua cơ quan công an vào kiểm tra điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy của cơ sở anh và yêu cầu anh chị phải khắc phục một số nội dung về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. Anh Quang hỏi theo pháp luật quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường như thế nào?
Trả lời (có tính chất tham khảo):
Theo Điều 5 Thông tư số 147/2021/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường như sau:
“Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) như sau:
a) Cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
b) Cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa năng bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định nêu trên phải được người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động”.
Như vậy, anh chị tham khảo quy định của pháp luật nêu trên để thực hiện nhằm đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy của cơ sở gia định theo quy định của pháp luật.
Quy định về thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường?
Tình huống 5: Anh Quang và chị Ngọc là chủ của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke hỏi thêm vấn đề thứ 2: theo pháp luật quy định về thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường như thế nào để đảm bảo yêu cầu quy định?
Trả lời (có tính chất tham khảo):
Theo Điều 6 Thông tư số 147/2021/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường như sau:
1. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 147/2021/TT-BCA phải được thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Phải bảo đảm có khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy với các công trình khác theo quy định của QCVN 06:2020/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình” (sau đây viết gọn là QCVN 06:2020/BXD), trong đó cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường bố trí liền kề với các công trình khác thì tường ngoài tiếp giáp với công trình đó là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 45) đối với nhà có bậc chịu lửa IV. Khoảng cách từ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tới trường học thực hiện theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
b) Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; kết cấu xây dựng của công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được xác định thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng là nhóm F2.2 theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
c) Chiều cao lớn nhất cho phép của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập phụ thuộc vào bậc chịu lửa và được xác định tương ứng với nhóm các công trình công cộng, nhưng không vượt quá 16 tầng; không được bố trí quá tầng 16 khi cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà công năng khác theo quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD; cho phép bố trí bên trong tầng hầm 1 hoặc tầng bán hầm khi tổng diện tích không lớn hơn 300 m2 và có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà;
d) Lối thoát nạn bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
đ) Số người lớn nhất trong một gian phòng, một tầng hoặc của ngôi nhà của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được tính toán với hệ số sàn là 1 m2/người;
e) Thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định của QCVN 17:2018/BXD “Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” (sau đây viết gọn là QCVN 17:2018/BXD), cụ thể như sau:
Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín toàn bộ nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công;
Vật liệu sử dụng cho kết cấu biển quảng cáo phải là vật liệu không cháy, phù hợp với các quy định trong QCVN 06:2020/BXD và QCVN 17:2018/BXD;
Biển quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình phải đảm bảo mỗi tầng chỉ được đặt một biển, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình; mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m; biển quảng cáo dọc phải bảo đảm chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt biển quảng cáo, mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m;
Hệ thống điện chiếu sáng cho biển quảng cáo là nguồn điện riêng và có cầu dao, aptomat bảo vệ. Không để hàng hoá, vật liệu dễ cháy bên dưới hoặc gần với vị trí đặt biển quảng cáo;
g) Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn phải bảo đảm theo quy định của TCVN 3890:2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng” (sau đây viết gọn là TCVN 3890:2009 ), trong đó đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được bố trí đến từng gian phòng của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
h) Hệ thống chống tụ khói bảo đảm theo các quy định tại QCVN 06:2020/BXD và TCVN 5687:2010 “Thông gió điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế”;
i) Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động, lối vào từ trên cao của công trình phải bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
k) Hệ thống chữa cháy bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD, TCVN 3890:2009 , TCVN 7336:2003 “Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler - Yêu cầu thiết kế”, TCVN 5738:2001 “Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế” (sau đây viết gọn là TCVN 5738:2001 ) và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, định mức cụ thể quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 147/2021/TT-BCA;
Hệ thống báo cháy tự động bảo đảm theo quy định của TCVN 5738:2001 . Chuông, đèn báo cháy hành lang tầng và bổ sung chuông báo cháy được bố trí bên trong từng gian phòng của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và hệ thống báo cháy kết nối liên động để tự động ngắt hệ thống điện của dàn âm thanh tại các phòng hát khi hệ thống báo cháy hoạt động trong trường hợp có sự cố cháy, nổ xảy ra;
Cường độ chữa cháy, diện tích chữa cháy của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler đối với cơ sở kinh doanh vũ trường được tính theo cơ sở nguy cơ cháy trung bình nhóm III, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được tính theo cơ sở nguy cơ cháy trung bình nhóm I. Khi các gian phòng được ngăn cháy với nhau và ngăn cháy với hành lang bằng tường ngăn cháy loại 1 theo quy định của QCVN 06:2020/BXD thì cho phép căn cứ diện tích của gian phòng lớn nhất để tính toán lưu lượng, khối tích bể nước dự trữ cần thiết của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. Thời gian chữa cháy không được thấp hơn 60 phút;
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD và TCVN 3890:2009 . Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có vị trí cách trụ nước chữa cháy thuộc hệ thống cấp nước đô thị 100 m hoặc cách 150 m đối với sông, hồ, ao,... có bến lấy nước cho phương tiện chữa cháy thì không bắt buộc phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;
l) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện và việc bố trí thiết bị này trong công trình phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại QCVN 12:2014/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng” (sau đây viết gọn là QCVN 12:2014/BXD), cụ thể như sau:
Hệ thống điện cấp cho các hệ thống phòng cháy và chữa cháy, hệ thống kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy bảo đảm theo Điều 2.3 và Điều 2.9 QCVN 12:2014/BXD;
Hệ thống điện được bảo vệ chống tác động nhiệt, chống quá tải, chống tĩnh điện theo quy định tại Điều 2.5 và Điều 2.6 QCVN 12:2014/BXD;
Hệ thống chống sét phải bảo đảm theo quy định tại Điều 2.8 QCVN 12:2014/BXD;
m) Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD, cụ thể như sau:
Tường ngăn giữa hành lang và các gian phòng phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó bắt cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I và không nhỏ hơn EI 15 đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV;
Các gian phòng có diện tích từ 50 m2 trở lên và các gian phòng trong tầng hầm, tầng nửa hầm phải được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu không cháy hoặc khó bắt cháy;
Khu vực kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường phải được ngăn cách với các khu vực có công năng khác bằng tường và sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn RE1 45 đối với nhà có bậc chịu lửa IV; có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 150 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III.
3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, k, l và điểm m khoản 2 Điều 6 Thông tư số 147/2021/TT-BCA và các quy định của QCVN 06:2020/BXD, cụ thể như sau:
a) Khoảng cách từ đường giao thông có chiều rộng không nhỏ hơn 3,5 m, chiều cao không nhỏ hơn 4,5 m cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m;
b) Mỗi tầng của nhà phải có ít nhất 02 lối thoát nạn. Các gian phòng có diện tích lớn hơn 50 m2 phải có ít nhất 02 lối thoát nạn. Cho phép mồi tầng có 01 lối thoát nạn khi số lượng người có mặt đồng thời trên tầng không quá 20 người và khi lối thoát nạn đi vào buồng thang bộ không nhiễm khói có cửa đi ngăn cháy có giới hạn chịu lửa EI 30;
Chiều cao thông thủy của cửa phòng phải không được nhỏ hơn 1,9 m; chiều rộng thông thủy của cửa các gian phòng phải không nhỏ hơn 1,2 m khi có diện tích lớn hơn 50 m2 và không nhỏ hơn 0,8 m khi có diện tích đến 50 m2. Cửa của các phòng kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường phải mở theo chiều thoát nạn;
c) Chiều cao thông thủy của hành lang thoát nạn phải không nhỏ hơn 2 m; chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn 1,2 m khi diện tích kinh doanh trên một tầng lớn hơn 50 m2 và không nhỏ hơn 1 m cho trường hợp còn lại;
d) Thang bộ dùng để thoát nạn có thể là loại 1, loại 2, loại 3, buồng thang không nhiễm khói loại N1, N2, N3. Chiều rộng của bản thang dùng để thoát người không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỹ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn 0,9 m; độ dốc (góc nghiêng) của các thang trên các đường thoát nạn không được lớn hơn 1:1 (45°); chiều rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm;
đ) Thiết kế hệ thống hút khói cho các khu vực như sau: hành lang của tầng hầm, tầng nửa hầm không có thông gió tự nhiên mà hành lang này dẫn vào các khu vực thường xuyên có người; các gian phòng kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường diện tích từ 50 m2 trở lên.
Như vậy, theo quy định nêu trên anh chị có thể tham khảo và hợp đồng với bên thi công nhằm đảm bảo quy định của pháp luật trước khi đưa cơ sở vào hoạt động kinh doanh.
Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật
Tình huống 6: Công ty MT&N chuyên hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ông Thanh Liêm là người đại diện của Công ty MT&N muốn hỏi pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm và quyền hạn đối với công ty tham gia tổ chức các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 4 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn quy định quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật như sau:
“Điều 4. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật
1. Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền:
a) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
2. Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy định tại Điều 3 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện đúng với nội dung đã thông báo; nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;
c) Bảo đảm hoạt động có nội dung phù hợp với văn hóa truyền thống; phù hợp với lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật; trường hợp tổ chức cho trẻ em phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;
đ) Thu hồi danh hiệu, giải thưởng đã trao cho tổ chức, cá nhân đạt giải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
e) Không được sử dụng người biểu diễn trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
g) Không được sử dụng danh hiệu, giải thưởng đã bị thu hồi, bị hủy hoặc danh hiệu thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
h) Dừng hoặc thay đổi thời gian, địa điểm, kế hoạch tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Cũng theo Điều 5 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP, quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tham gia biểu diễn nghệ thuật, cụ thể:
1. Tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật có quyền
a) Tham gia biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tham gia biểu diễn nghệ thuật và được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy định tại Điều 3 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Không lợi dụng hoạt động biểu diễn nghệ thuật để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
c) Không sử dụng danh hiệu, giải thưởng đã bị thu hồi, bị hủy hoặc danh hiệu thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
Căn cứ các quy định nêu trên, Ông có thể tham khảo để thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, hạn chế trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, bị kiểm tra, xử phạt theo quy định.
Quy định của pháp luật về tổ chức biểu diễn nghệ thuật
Tình huống 7: Bà Thanh Hồng giám đốc công ty xây dựng lớn trên địa bàn tỉnh, Công ty của bà thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật để quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu các lĩnh vực hoạt động của Công ty đối với khách hàng và đối tác. Bà hỏi pháp luật quy định về tổ chức hoạt động biễu diến nghệ thuật nhằm phục vụ nội bộ Công ty như thế nào? Có phải xin phép gì không?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, thì việc cơ quan, tổ chức muốn tổ chức hoạt động biểu diện nghệ thuật tại nội bộ công ty phải tuân thủ quy định như sau:
“Điều 8. Hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật
1. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác không thuộc hình thức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
4. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
Điều 9. Thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thông báo tới cơ quan nhà nước quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
2. Cơ sở kinh doanh thực hiện hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này thông báo tới cơ quan nhà nước quy định tại điểm b khoản 3 Điều này trước khi tổ chức.
3. Cơ quan tiếp nhận thông báo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác.
4. Trình tự tiếp nhận thông báo:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật.”
Như vậy, nội dung bà Hồng hỏi thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP, do đó Công ty của bà phải thực hiện Thông báo đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP để được thực hiện hoạt động biễu diễn nghệ thuật đảm bảo theo quy định của pháp luật
Quy định về tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn
Tình huống 8: Anh Nguyễn Trung Toàn giám đốc công ty MT, chuyên tổ chức các hội thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biễu diễn, công ty của anh đang hợp đồng với một Doanh nghiệp để tổ chức cuộc thi biễu diễn nghệ thuật ca nhạc. Anh Toàn muốn hỏi quy định của pháp luật về việc xin phép để tổ chức như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, quy định như sau:
“Điều 11. Hình thức tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn
1. Cuộc thi, liên hoan phục vụ nhiệm vụ chính trị; cuộc thi, liên hoan dành cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
2. Cuộc thi, liên hoan khác không thuộc hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.
3. Cuộc thi, liên hoan không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
Điều 12. Thông báo tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này thông báo tới cơ quan nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
2. Cơ quan tiếp nhận thông báo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi, liên hoan tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành Trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc thi, liên hoan tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác.
3. Trình tự tiếp nhận thông báo:
Cơ quan, tổ chức gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi, liên hoan.”
Như vậy, trường hợp của anh Toàn hỏi, thuộc phạm vi Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 144/2020/NĐ-CP, Do đó công ty của anh phải thực hiện các nội dung quy định tại Điều 12 của Nghị định số 144 để được tổ chức cuộc thi đảm bảo quy định của pháp luật.
Quy định về tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu
Tình huống 9: Ông Quách Công Ph, giám đốc chi nhánh của công ty tổ chức sự kiện PT, công ty của ông Ph đang chuẩn bị thực hiện một hợp đồng tổ chức cuộc thi người mẫu với một đơn vị trên địa bàn tỉnh H. Ông Ph hỏi để tổ chức cuộc thi người mẫu cần phải thực hiện những công việc gì? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 14, 15 và Điều 16 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn quy định:
“Điều 14. Hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu
1. Cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức, thực hiện thông báo theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Cuộc thi khác không thuộc hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, thực hiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
Điều 15. Thông báo tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc thi trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
2. Trình tự tiếp nhận thông báo:
Cơ quan, tổ chức gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi.
Điều 16. Điều kiện, thủ tục tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu quy định tại khoản 2 Điều 14
1. Điều kiện tổ chức cuộc thi:
a) Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
c) Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động tổ chức cuộc thi trên địa bàn đúng quy định của pháp luật.
4. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục:
a) Văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Đề án tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
5. Thủ tục cấp văn bản chấp thuận:
a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi;
b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
d) Trường hợp thay đổi nội dung cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;
đ) Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức cuộc thi ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi.
Như vậy, theo quy định nêu trên, ông Ph có thể tham khảo Công ty của ông thực hiện hợp đồng tổ chức cuộc thi người mẫu trong trường hợp nào để có kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện nhằm hoàn thành các công việc theo yêu cầu, đảm bảo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về trường hợp dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Tình huống 10: Anh Phan Kiến Quốc là trưởng phòng tổ chức khách sạn T&T trên địa bàn tỉnh P, khách sạn của anh vào các dịp lễ lớn, định kỳ thường tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật có tính chất nội bộ, chủ yếu là phục vụ khách hàng và người trong cơ quan tham dự. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu đình chỉ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Anh Quốc hỏi pháp luật quy định như thế nào về trường hợp dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của tổ chức, doanh nghiệp?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 17 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn quy định:
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;
c) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này.
3. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.
4. Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kịp thời khắc phục hậu quả. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.
6. Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, việc khách sạn của anh bị yêu cẩu dừng hoạt động biểu diễn có thể vi phạm một số quy định của pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Vì vậy, anh có thể tham khảo thêm Điều 3 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP và quy định nêu trên của pháp luật để thực hiện đảm bảo quyền và trách nhiệm tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Quy định về việc nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
Tình huống 11: Ông Nguyễn Văn Tâm giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Tâm Thành, vừa qua Công ty ông được khách hàng hợp đồng về gói thấu nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ và thuốc pháo nổ của một cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh QN, ông Tâm hỏi quy định của pháp luật về thủ tục và hồ sơ để thực hiện nhập khâu, cung cấp sản phẩm pháo hoa nổ, thuốc pháp nổ hiện hành nhưu thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 10 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo có quy định như sau:
“1. Việc nghiên cứu, sản xuất, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước phải bảo đảm quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; có nội quy, phương án bảo vệ; bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; địa điểm nghiên cứu, sản xuất và kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm; người quản lý và người lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu, sản xuất phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình nghiên cứu, sản xuất.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Việc cung cấp cho các cơ quan, tổ chức được phép sử dụng pháo hoa nổ chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
3. Việc nghiên cứu, sản xuất pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước được thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Văn bản đề nghị, trong đó nêu cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, phương tiện vận chuyển; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ.
Hồ sơ đề nghị lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an có trách nhiệm cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP ; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày.
Như vậy, với nội dung theo ông Tâm hỏi, ông có thể căn cứ vào Khoản 4 Điều 10 của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP để lập và thiện hồ sơ để gửi cơ quan chức năng tiến hành nhập khẩu và cung cấp pháo nổ đảm bảo quy định của pháp luật.
Quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
Tình huống 12: Bà Nguyễn Hồng Minh – Tổng Giám đốc một Công ty bất động sản và xây dựng lớn có trụ ở trên địa bàn tỉnh muốn hỏi: Trong năm vừa qua, công ty đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan, dự định vào dịp Tết Dương lịch, công ty sẽ tổ chức hoạt động tri ân khách hàng trong đó có tổ chức bắn pháo hoa nổ chào mừng cho hoành tráng. Bà Minh hỏi, Công ty của bà có được tổ chức bán pháo hoa không, phải cần thủ tục gì mới được cấp phép thực hiện?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo có quy định như sau:
“Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ, phải đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước 30 ngày. Nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp bà Minh hỏi không nằm trong quy định các trường hợp tổ chức bán pháo hoa nổ (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép), do đó Bà tham khảo quy định nêu trên để thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Quy định về vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
Tình huống 13: Ông Lê Quang Việt - Giám đốc Công ty TNHH vận tải Quang Việt được nhận một hợp đồng vận chuyển pháp hoa nổ, thuốc pháo nổ. Theo ông Việt, việc vận chuyển hàng hóa này rất nguy hiểm và đòi hỏi điều kiện khắt khe, ông Việt muốn hỏi, công ty của ông có được phép thực hiện vận chuyển loại hàng hóa này không, điều kiện quy định về giấy phép và thủ tục xin giấy phép được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 13 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo có quy định như sau:
Cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp pháo hoa nổ thì được phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
2. Việc vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có giấy phép vận chuyển hoặc mệnh lệnh vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền;
b) Người và phương tiện chuyên dùng vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ phải đáp ứng yêu cầu về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
c) Sử dụng phương tiện chuyên dùng bảo đảm điều kiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
d) Không được chở pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ, phụ kiện bắn pháo hoa nổ và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết và có phương án bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, mất.
3. Việc vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất, cung cấp phục vụ bắn pháo hoa nổ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Hồ sơ, thủ tục gồm:
a) Hồ sơ đề nghị, gồm: Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ cần vận chuyển, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển, họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện, biển kiểm soát của phương tiện; đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước hoặc giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền; giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ. Trường hợp vận chuyển pháo hoa nổ quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này thì hồ sơ phải có thêm văn bản đồng ý của Thủ tướng Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cấp giấy phép vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép vận chuyển chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty của ông là đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thì ông có thể tham khảo quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục và hồ sơ để được cấp phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc nổ đảm bảo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa
Tình huống 14: Ông Trần Hải Phương - Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu THP muốn tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan đến về kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa để có phương án kinh doanh mới. Ông muốn hỏi quy định của pháp luật hiện hành đối với điều kiện kinh doanh, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 14 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo có quy định như sau:
1. Việc nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa;
b) Phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
c) Có nội quy ra, vào tổ chức, doanh nghiệp, phương án bảo đảm an ninh, trật tự; kiểm soát phương tiện, đồ vật, hàng hóa được vận chuyển ra, vào tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức lực lượng bảo vệ 24/24 giờ;
d) Có nội quy, trang bị đầy đủ phương tiện, tổ chức lực lượng, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố cháy, nổ và các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
đ) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý nguyên liệu, phế thải và xử lý ô nhiễm môi trường tại chỗ; không để rò rỉ, phát tán độc hại ra môi trường; bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
e) Địa điểm nghiên cứu, sản xuất và kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm;
g) Phải có phương tiện, thiết bị phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình nghiên cứu, sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt;
h) Sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm phải có nhãn hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;
i) Người quản lý và người lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu, sản xuất phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn.
2. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thì được xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa;
b) Pháo hoa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng loại pháo hoa”.
Cũng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuộc pháo hoa như sau:
“1. Hồ sơ đề nghị bao gồm: Văn bản đề nghị, trong đó nêu cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa, thuốc pháo hoa, phương tiện vận chuyển; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ.
2. Hồ sơ đề nghị lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày”.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa theo quy định. Trường hợp Công ty của ông là đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thì ông có thể tham khảo và tìm hiểu quy định nêu trên để thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép mua, vận chuyển pháo hoa để kinh doanh
Tình huống 15: Anh Phan Ngọc Lê Quân - là Giám đốc Công ty TNHH Bách Hóa muốn hỏi pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép mua, vận chuyển pháo hoa để kinh doanh?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo Điều 16 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo có quy định về thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh như sau:
1. Thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh
a) Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng khi mua pháo hoa để kinh doanh phải lập hồ sơ đề nghị bao gồm: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép mua pháo hoa, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại, tên tổ chức, doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh pháo hoa; giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép mua theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh có thời hạn 30 ngày.
2. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa cho tổ chức, doanh nghiệp để kinh doanh
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại pháo hoa cần vận chuyển, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển, họ, tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện, biển kiểm soát của phương tiện, giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Giấy phép vận chuyển chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thì chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được mua pháo hoa để kinh doanh. Do đó, trường hợp Công ty của anh đảm bảo quy định của pháp luật thì tham khảo các quy định theo Điều 16 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP để thực hiện trách nhiệm liên quan, đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức, tham gia tổ chức hoạt động triển lãm
Tình huống 16: Bà Châu Mai Quỳnh Anh – là Giám đốc Công ty tổ chức sự kiến Thế Kỷ Mới đang chuẩn bị dự thảo một hợp đồng tham gia tổ chức hoạt động triễn lãm sinh vật cảnh trên địa bàn tỉnh QT, Bà Anh muốn hỏi quy định của pháp luật hiện hành về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức, tham gia tổ chức hoạt động triển lãm như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ quy định về hoạt động triển lãm như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân khi tổ chức, tham gia tổ chức hoạt động triển lãm:
1. Được tổ chức, tham gia tổ chức, đầu tư cho hoạt động triển lãm theo quy định của pháp luật.
2. Được bảo vệ các quyền lợi chính đáng, hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Được tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập tác phẩm, hiện vật, tài liệu để phục vụ triển lãm theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức, tham gia tổ chức hoạt động triển lãm:
1. Chỉ được tổ chức triển lãm khi có Giấy phép (đối với triển lãm phải xin cấp Giấy phép) hoặc sau thời hạn quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định này mà cơ quan tiếp nhận Thông báo không có ý kiến trả lời bằng văn bản (đối với triển lãm phải gửi Thông báo).
2. Thực hiện triển lãm theo đúng nội dung đã được ghi trong Giấy phép hoặc Thông báo.
3. Tuân thủ các quy định về nếp sống văn minh, an ninh, trật tự; phòng chống cháy nổ và các quy định khác của pháp luật.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động triển lãm.
5. Thực hiện các hoạt động phối hợp trong triển lãm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật về các hoạt động đó. Tuân thủ các quy định về tổ chức triển lãm tại nước sở tại khi tổ chức, tham gia tổ chức triển lãm tại nước ngoài.
6. Trường hợp triển lãm do nhiều cá nhân hoặc nhiều tổ chức phối hợp thực hiện thì các cá nhân, tổ chức đó phải thống nhất ủy quyền bằng văn bản cho 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm đại diện. Cá nhân, tổ chức đại diện chịu trách nhiệm ký tên, đóng dấu (nếu có), nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, gửi Thông báo, chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.
7. Giải trình bằng văn bản về các nội dung của triển lãm khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Như vậy, theo quy định cụ thể nêu tại Điều 6, 7 của Nghị định số 23/2019/NĐ-CP, Công ty của bà có thể nghiên cứu để thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật trước khi tổ chức các hoạt động triển lãm theo hợp đồng đã ký kết.
Quy định về cấp Giấy phép tổ chức triển lãm
Tình huống 17: Ông Nguyễn Cao Anh Sơn - đại diện của Công ty tổ chức sự kiện có trụ sở ở nước ngoài, dự định cuôi năm nay Công ty của ông Sơn sẽ phối hợp với đối tác tại Việt Nam để tổ chức triển lãm sản phẩm của Công ty ông đến với khách hàng Việt Nam, ông Sơn muốn hỏi quy định của pháp luật hiện hành về cấp Giấy phép để tổ chức hoạt động triển lãm tại Việt Nam như thế nào? Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin phép được quy định như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại các Điều 10, 11 và 12 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ quy định về hoạt động triển lãm thì việc cấp phép tổ chức triển lãm, thẩm quyền cấp phép tổ chức triển lãm, và trình tự thực hiện được quy định như sau:
Các triển lãm phải xin cấp Giấy phép:
1. Triển lãm do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam đưa ra nước ngoài.
2. Triển lãm do tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức tại Việt Nam.
Thẩm quyền cấp Giấy phép tổ chức triển lãm, cụ thể như sau:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép tổ chức triển lãm đối với:
a) Triển lãm do các tổ chức ở Trung ương đưa ra nước ngoài;
b) Triển lãm do tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tổ chức tại Việt Nam;
c) Triển lãm do các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết đưa ra nước ngoài.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy phép tổ chức triển lãm đối với:
a) Triển lãm, do các tổ chức cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài;
b) Triển lãm do cá nhân nước ngoài tổ chức tại địa phương.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép tổ chức triển lãm được quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức triển lãm gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức triển lãm trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua dịch vụ công trực tuyến thuộc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tổ chức triển lãm (Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);
b) Danh sách tác phẩm, hiện vật, tài liệu (có ghi rõ tên tác giả, chủ sở hữu; tên, số lượng; chất liệu, kích thước tác phẩm hoặc hiện vật, tài liệu; các chú thích kèm theo);
c) Ảnh chụp từng tác phẩm, hiện vật, tài liệu và makét trưng bày (kích thước 10x15 cm) in trên giấy hoặc ghi vào phương tiện lưu trữ kỹ thuật số;
d) Văn bản thỏa thuận hoặc thư mời, thông báo, hợp đồng của phía nước ngoài về việc tổ chức triển lãm (đối với triển lãm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này). Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê, mượn địa điểm triển lãm (đối với triển lãm quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này);
đ) Bản sao một trong các giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người tổ chức triển lãm (đối với triển lãm do cá nhân người Việt Nam đứng tên tổ chức); hộ chiếu (đối với triển lãm do người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đứng tên tổ chức).
Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật.
e) Phương án bảo đảm các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ (đối với triển lãm quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này).
2. Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Trường hợp gửi hồ sơ qua bưu điện, gửi bản sao hợp lệ có chứng thực. Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến, gửi bản chụp lại từ bản gốc.
3. Trường hợp triển lãm đã được cấp phép tổ chức, nhưng có thay đổi một hoặc nhiều nội dung ghi trong giấy phép thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm triển lãm: tổ chức, cá nhân phải gửi Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền ghi rõ các thay đổi, kèm theo các giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Thủ tục gửi Thông báo thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
b) Trường hợp thay đổi tên của triển lãm, thay thế hoặc bổ sung tác phẩm, hiện vật, tài liệu: tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép gồm: Giấy phép đã được cấp; đơn đề nghị cấp Giấy phép tổ chức triển lãm (Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này); danh sách, ảnh chụp tác phẩm, hiện vật, tài liệu thay thế hoặc bổ sung, theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. Thủ tục cấp lại giấy phép thực hiện như cấp phép lần đầu.
Căn cứ vào các quy định tại Điều khoản nêu trên, công ty của ông có thể tham khảo để liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để đề nghị cấp Giấy phép tổ chức triển lãm nhằm đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
Quy định về các triển lãm phải gửi Thông báo tổ chức triển lãm
Tình huống 18: Anh Nguyễn Trung Tín – Giám đốc công ty quảng cáo và sự kiện có trụ sở tại huyện NĐ xin hỏi, Công ty anh đang hợp đồng với một công ty sản xuất các sản phẩm nông nghiệp để tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm cho nông dân, như vậy công ty của anh cần phải làm thủ tục gì và gửi đến cơ quan nào để được cho phép tổ chức triễn lãm?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại các Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ quy định về hoạt động triển lãm thì việc tổ chức triển lãm do tổ chức ở địa phương hoặc cá nhân tổ chức tại địa phương thực hiện được quy định như sau:
Các triển lãm phải gửi Thông báo tổ chức triển lãm
1. Triển lãm do tổ chức ở Trung ương tổ chức tại Việt Nam.
2. Triển lãm do các tổ chức thuộc 02 tỉnh, thành phố trở lên liên kết tổ chức tại Việt Nam.
3. Triển lãm do tổ chức ở địa phương hoặc cá nhân tổ chức tại địa phương.
Thẩm quyền tiếp nhận Thông báo
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận Thông báo đối với triển lãm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Nghị định Nghị định 23/2019/NĐ-CP.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận Thông báo đối với triển lãm quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 23/2019/NĐ-CP.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, ông và công ty của ông muốn được tổ chức triên lãm các sản phẩm hàng hóa đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật thì phái gửi Thông báo đến có quan có thẩm quyền cho phép tổ chức theo quy định của pháp luật trước khi tổ chức triển lãm.
Quy định về thủ tục Thông báo tổ chức triển lãm
Tình huống 19: Anh Nguyễn Trung Tín – Giám đốc công ty quảng cáo và sự kiện có trụ sở tại huyện NĐ xin hỏi thêm vấn đề thứ 2: Công ty anh đang hợp đồng với một công ty sản xuất các sản phẩm nông nghiệp để tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm cho nông dân, như vậy công ty của anh cần phải làm thủ tục Thông báo tổ chức triển lãm như thế nào?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại các Điều 17 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ quy định về hoạt động triển lãm thì việc thông báo tổ chức triển lãm được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân gửi Thông báo tổ chức triển lãm trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua dịch vụ công trực tuyến thuộc cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận Thông báo (Mẫu số 06 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).
2. Trường hợp Thông báo được gửi trực tiếp, cơ quan tiếp nhận Thông báo phải cấp Giấy biên nhận cho người nộp. Trường hợp Thông báo được gửi qua bưu điện, cơ quan tiếp nhận Thông báo phải đăng thông tin về ngày, giờ nhận Thông báo (căn cứ dấu bưu điện) trên cổng thông tin điện tử của cơ quan. Trường hợp Thông báo được gửi qua dịch vụ công trực tuyến, khi Thông báo được gửi hợp lệ, phần mềm sẽ tự động gửi thông tin xác nhận.
3. Sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được Thông báo, nếu không có ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân được tổ chức triển lãm theo các nội dung đã thông báo.
4. Đối với triển lãm phải thành rập Hội đồng thẩm định nội dung quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này, thời hạn xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được Thông báo. Sau thời hạn này, nếu không có ý kiến trả lời bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân được tổ chức triển lãm theo các nội dung đã thông báo.
5. Đối với triển lãm do đơn vị trực thuộc các tổ chức ở Trung ương và địa phương, có chức năng tổ chức triển lãm, thực hiện theo Kế hoạch công tác hoặc Quyết định của cơ quan chủ quản thì đơn vị đó gửi Kế hoạch công tác hoặc Quyết định thay cho Thông báo tổ chức triển lãm. Kế hoạch công tác hoặc Quyết định phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại mục 2, Mẫu số 06 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Căn cứ quy định nêu trên, ông và công ty của ông tham khảo để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Quy định về tạm dừng hoạt động triển lãm
Tình huống 20: Anh Phan Quang - Giám đốc công ty quảng cáo và sự kiện có trụ sở tại tỉnh QN hỏi khi nào thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tạm dừng hoạt động triển lãm?
Trả lời: (Có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại các Điều 18 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ quy định về hoạt động triển lãm thì việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động triển lãm trong các trường hợp sau:
1. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai hồ sơ, Thông báo không trung thực hoặc vi phạm quy định tại Điều 8 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận Thông báo yêu cầu tạm dừng hoạt động triển lãm bằng văn bản (Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).
2. Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động triển lãm ngay khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức triển lãm gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Kết quả xem xét, quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho tổ chức, cá nhân biết để thực hiện. Thời hạn gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân là 03 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức triển lãm của tổ chức, cá nhân.
Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định số 23/2019/NĐ-CP, Công ty của ông có thể tham khảo để thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Ngô Quang