|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Thủ tục triệu tập Hội nghị chủ nợ Ngày cập nhật 03/12/2013 Hỏi: Công ty cổ phần ML chuyên kinh doanh nhà hàng và khách sạn được Sở kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có trụ sở chính tại thành phố H do ông Nguyễn ML làm giám đốc Công ty. Sau 1 thời gian hoạt động, do không nắm bắt được nhu cầu thị trường và bị ảnh hưởng bởi dịch heo tai xanh nên tình hình hoạt động của Công ty ngày càng khó khăn và làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hiện tại, Toà án đang tiến hành thủ tục phá sản. Ông Nguyễn ML muốn hỏi triệu tập Hội nghị chủ nợ được thực hiện khi nào? Những chủ thể nào có quyền và nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ? Trả lời (có tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 61 Luật phá sản quy định trường hợp việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản kết thúc trước ngày lập xong danh sách chủ nợ thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ; nếu việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kết thúc sau ngày lập xong danh sách chủ nợ thì thời hạn này tính từ ngày kiểm kê xong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Các Hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được Thẩm phán triệu tập vào bất kỳ ngày làm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm.
Điều 62 Luật phá sản quy định những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ: Các chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ; đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền. Trong trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ; người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này họ trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Điều 63 Luật phá sản quy định những người sau đây có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ:
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trường hợp không tham gia được thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ. Người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như người uỷ quyền nếu họ tham gia Hội nghị chủ nợ; đối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết thì người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp đó tham gia Hội nghị chủ nợ.
- Trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản tham gia Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó tham gia Hội nghị chủ nợ.
Căn cứ các quy định nêu trên, ông Nguyễn ML triệu tập những người liên quan để tham gia Hội nghị chủ nợ theo quy định.
Các tin khác
|
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.524.241 Lượt truy cập hiện tại 4.021
|
|