Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
THÔNG TIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THỪA THIÊN HUẾ VỚI HÌNH THỨC THAM GIA TỐ TỤNG.
Ngày cập nhật 01/10/2009

Ngày 15/9/2009, TAND huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức phiên Tòa xét xử lưu động tại Trụ sở UBND xã Thủy Lương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi xảy ra vụ án “Cướp tài sản” do đồng bọn: Hồ Văn Hiền, Nguyễn Thúc Chính, Phạm Cảm và Phạm Sơn, dùng vũ lực đánh và dùng dao làm phương tiện sử dụng gây án cho người bị hại là anh Hoàng Văn Tân xảy ra vào lúc 21 giờ, ngày 12/3/2009 tại thôn Lương Mỹ, xã Thủy Lương, Hương Thủy.

Trong vụ án này, có hai bị cáo là trẻ vị thành niên, Trung tâm Trợ giúp giúp pháp lý nhà nước tỉnh đã có Quyết đinh cử Luật sư là (CTV) Lê Thị Trà My-Giám đốc Công Ty Luật Thiên Hà và Trợ giúp viên pháp lý Võ Thị Xuân Hương - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước bào chữa cho các bị cáo Phạm Sơn và Phạm Cảm. Dù công việc quản lý hết sức rất bận rộn, Luật sư (CTV) cũng như Trợ giúp viên pháp lý vẫn thu xếp thời gian để tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra, lấy lời khai của các các bị cáo đọc hồ sơ, tài liệu, thu thập chứng cứ, gặp gỡ gia đình bị cáo, nhà trường, người bị hại để tìm hiểu sự việc và nhân thân của các bị cáo…để một bản Luận cứ có sức thuyết phục, đòi hỏi người làm công tác trợ giúp pháp lý phải có tâm huyết với nghề nghiệp, luôn coi công việc được giúp cho người nghèo là nghĩa cử cao đẹp phải dốc lòng, dốc sức với công việc này.
 Theo Cáo trạng của Đại diệnViện Kiểm sát nhân dân huyện Hương Thuỷ trình bày tại phiên Tòa, 04 bị cáo Hiền, Chinh, Phạm Sơn và Phạm Cảm bị truy tố ra trước Toà án nhân dân huyện Hương Thuỷ để xét xử về tội “Cướp tài sản” theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 133 Bộ luật hình sự. Khung hình phạt của tội danh này các bị cáo Cảm và Sơn có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Tuy nhiên, qua quá trình xét hỏi, thẩm vấn công khai tại phiên toà, Luật sư và TGV trình bày bản luận cứ về quan điểm của mình  trên cơ sở pháp lý để bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích cho hai bị cáo Sơn và Cảm hết sức có lý, có tình, có sức thuyết phục. Luật sư và TGV đã phân tích các tình tiết của vụ án, tính chất, mức độ phạm tội, những nguyên nhân nào dẫn đến pham tội... 02 bị cáo Sơn và Cảm chỉ là đồng phạm với vai trò giúp sức trong vụ án “Cướp tài sản” mà chủ mưu là, cầm đầu là bị cáo Hiền và Chinh là những người lớn tuổi, đã rủ rê, lôi kéo Sơn và Cảm cùng phạm tội;  hơn nữa 02 bị cáo là trẻ vị thành niên phạm tội lần đầu, đang là học sinh, thiếu am hiểu pháp luật, thiệt hại xảy ra không lớn, người bị hại đã có đơn yêu cầu xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo; cả 02 bị cáo đã thấy được hành vi phạm tội của mình ăn năn, hối cải, thần khẩn khai báo giúp cho quá trình Điều tra vụ án được nhanh chóng, thuận lợi;
Trên cơ sở phân tích các tình tiết và hành vi của các bị cáo Sơn và Cảm, căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam có quy định đầy đủ, rõ ràng đường lối xét xử và nguyên tắc xét xử đối với trẻ chưa thành niên phạm tội đã thể hiện sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta dành cho người phạm tôi đặc biệt này; Căn cứ các Điều 3; Điều 45; điểm g, p khoản 1 Điều 46; khoản 2, Điều 46; Điều 47; Điều 53; Điều 68; Điều 74  của Bộ Luật Hình sự Luật sư và TGV thuyết phục HĐXX, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét áp dụng cho bị cáo một mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm  hành vi phạm tội của bị cáo gây ra  với hình thức xử lý chủ yếu nhằm răn đe, giáo dục, không cách ly bị cáo Sơn và Cảm ra khỏi xã hội.
 Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Sơn 24 tháng tù và bị cáo Cảm 36 tháng tù nhưng hai bị cáo cho hưởng án treo. 02 Bị cáo Sơn, Cảm được thả tự do ngay tại phiên toà. Còn hai bị cáo Hiền và Chinh mỗi bị cáo phạt 7 năm tù giam.
Đây là phiên Toà thứ 4 Trợ giúp viên pháp lý đảm nhiệm tham gia với tư cách là người bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý đều có kết quả tốt. Gia đình bị cáo rất vui mừng. Họ tâm sự qua vụ án này họ đã cảm nhận được sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả của Nhà nước, cụ thể là của công tác trợ giúp pháp lý. Nếu không có Trung tâm trợ giúp pháp lý, không có những người như các chị thì với những người nghèo khó, phải luôn luôn vật lộn với cuộc mưu sinh vất vả như họ rất khó để có điều kiện tiếp cận với pháp luật, càng không thể tìm ngưòi để bào chữa, bảo vệ cho con em mình./.
 

Trần Phước Hải - Trung Trợ giúp pháp lý
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 20.087.749
Lượt truy cập hiện tại 10.369