|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Thừa Thiên Huế tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp năm 2024 Ngày cập nhật 05/06/2024
Ngày 30 tháng 5 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp cho 70 người là đại diện các tổ chức giám định tư pháp, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, công chức tham mưu công tác giám định tư pháp thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên cơ sở nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan đến công tác giám định tư pháp, đồng chí .... triển khai mang tính khái quát, chi tiết quy định pháp luật về giám định tư pháp kết hợp với phân tích các tình huống cụ thể, bám sát những vấn đề mà các đại biểu đặt ra để hướng dẫn, giải đáp để tháo gỡ, áp dụng vào thực tiễn.
Những vần đề được tập trung tháo gỡ, như: kinh phí, chi phí, thù lao, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; kỹ năng, kiến thức pháp luật để người giám định tư pháp tham gia tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp, của các cơ quan Sở, ngành, tô chức không phải là tổ chức giám định tư pháp khi nhận được trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng,... Các vấn đề liên quan đến kinh phí, chi phí, thù lao, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp được quy định tại Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng. Đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp cần lưu ý nguyên tắc “Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu”, được quyền “Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định”; chỉ được từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm;... Các cơ quan Sở, ngành, tô chức không phải là tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác giám định tư pháp, “trong trường hợp đặc biệt, người trưng cầu giám định có thể trưng cầu cá nhân, tổ chức chuyên môn có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật Giám định tư pháp không thuộc danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã công bố để thực hiện giám định nhưng phải nêu rõ lý do trong quyết định trưng cầu”,...
Qua đợt bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp, những người tham dự bồi dưỡng đã được củng cố về mặt kiến thức pháp luật, kỹ năng trong hoạt động giám định tư pháp, hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp, của các sở, ngành trong công tác giám định tư pháp. Cũng qua đó, tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp phục vụ tốt hơn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta. Các tin khác
|
Thừa Thiên Huế tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp năm 2024 Ngày cập nhật 05/06/2024
Ngày 30 tháng 5 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp cho 70 người là đại diện các tổ chức giám định tư pháp, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, công chức tham mưu công tác giám định tư pháp thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên cơ sở nắm bắt những khó khăn, vướng mắc từ đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan đến công tác giám định tư pháp, đồng chí .... triển khai mang tính khái quát, chi tiết quy định pháp luật về giám định tư pháp kết hợp với phân tích các tình huống cụ thể, bám sát những vấn đề mà các đại biểu đặt ra để hướng dẫn, giải đáp để tháo gỡ, áp dụng vào thực tiễn.
Những vần đề được tập trung tháo gỡ, như: kinh phí, chi phí, thù lao, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; kỹ năng, kiến thức pháp luật để người giám định tư pháp tham gia tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp, của các cơ quan Sở, ngành, tô chức không phải là tổ chức giám định tư pháp khi nhận được trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng,... Các vấn đề liên quan đến kinh phí, chi phí, thù lao, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp được quy định tại Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng. Đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp cần lưu ý nguyên tắc “Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu”, được quyền “Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định”; chỉ được từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm;... Các cơ quan Sở, ngành, tô chức không phải là tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm hợp tác, hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác giám định tư pháp, “trong trường hợp đặc biệt, người trưng cầu giám định có thể trưng cầu cá nhân, tổ chức chuyên môn có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật Giám định tư pháp không thuộc danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã công bố để thực hiện giám định nhưng phải nêu rõ lý do trong quyết định trưng cầu”,...
Qua đợt bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp, những người tham dự bồi dưỡng đã được củng cố về mặt kiến thức pháp luật, kỹ năng trong hoạt động giám định tư pháp, hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp, của các sở, ngành trong công tác giám định tư pháp. Cũng qua đó, tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp phục vụ tốt hơn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của nước ta. Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.515.451 Lượt truy cập hiện tại 25.945
|
|