Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Đối thoại, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế: NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT ĐƯỢC DOANH NGHIỆP KIẾN NGHỊ
Ngày cập nhật 02/10/2013

Ngày 26/9/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị đối thoại, tư vấn, hỗ trợ pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh cho hơn 200 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Hội nghị do đồng chí Ngô Hòa - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì, cùng với sự tham gia của đại diện lãnh đạo và cán bộ pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, đại diện Hội luật gia, Đoàn luật sư.

Hội nghị được các cơ quan Sở Tư pháp, Cục thuế, Cục Hải quan, Tòa án nhân dân tỉnh trực tiếp hướng dẫn, giải thích, tư vấn pháp luật các lĩnh vực: Giao dịch bảo đảm, thuế, xuất nhập khẩu, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại tại tòa án.
Ngoài việc giải đáp, tư vấn pháp luật, Hội nghị đã ghi nhận các ý kiến của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật.
Trong lĩnh vực thuế, các nội dung tư vấn liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thưởng của doanh nghiệp cho nhân viên, lãi sau thuế của các thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, việc kê khai thuế qua mạng, trường hợp giảm thuế 50% đối với người lao động làm việc tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, việc hưởng ưu đãi thuế suất đối với công ty mới thành lập lần đầu trong khu ưu đãi thuế suất của tỉnh,… Đối với lĩnh vực hải quan, doanh nghiệp tập trung vào vấn đề kê khai hải quan điện tử.
 Lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại nhận được nhiều ý kiến đề nghị tư vấn của các doanh nghiệp với các vấn đề như: Thẩm quyền thụ lý của tòa án nhân dân; thời hạn giải quyết vụ án và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp chậm giải quyết vụ án,… Trong đó, một số nội dung liên quan đến thi hành án dân sự cũng được nhiều doanh nghiệp yêu cầu tư vấn.
Công chứng hợp đồng vay vốn có thế chấp tài sản là bất động sản ở nhiều nơi; nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn của công ty mẹ đối với công ty con; thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất và giấy đăng ký xe ô tô để vay vốn,… Đó là những nội dung mà doanh nghiệp đặt ra đối với tư vấn pháp luật về công chứng (giao dịch bảo đảm).
 Làm “nóng” hội nghị tư vấn chính là những kiến nghị của doanh nghiệp về các trường hợp vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật. Đại diện ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế đặt vấn đề về thẩm quyền thụ lý của tòa án nhân dân với vụ việc cụ thể: Ngân hàng khởi kiện cá nhân vay thẻ tín dụng đến hạn nhưng không thanh toán. Ngân hàng này đã nộp đơn ở các tòa án từ huyện đến tỉnh theo hướng dẫn của tòa án nhưng đều không được thụ lý. Lý do, theo quy định, thẩm quyền giải quyết vụ việc là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú nhưng đối tượng bị khởi kiện trong trường hợp này lại có nhiều nơi cư trú khác nhau và hiện nay không rõ đang ở đâu. Vụ việc đã rơi vào bế tắc vì không biết cơ quan nào có trách nhiệm truy tìm xem bị đơn đang ở đâu để xác định thẩm quyền và người khởi kiện cũng không thể biết được nơi cư trú của bị đơn.
Một vụ việc khác của ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế là thời gian giải quyết của tòa án khá dài, dẫn đến tình trạng đối tượng bị khởi kiện tẩu tán tài sản, trong khi giá trị tài sản mà ngân hàng này khởi kiện là rất lớn, hơn 100 tỷ đồng. Trả lời vấn đề này, đại diện ngành Tòa án cho biết, có một thực tế là quy định pháp luật có “kẻ hở” và những người bị khởi kiện đã lợi dụng. Theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, được sửa đổi bổ sung năm 2011, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Theo quy định trên, đến phiên xử thì các bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay nhau vắng mặt với lý do bị ốm hoặc với nhiều nguyên nhân khác, có trường hợp vụ việc có 10 bị đơn thì phải hoãn phiên tòa đến 10 lần.
Việc chậm thi hành án dân sự làm doanh nghiệp mất cơ hội thu hồi tài sản và cơ quan nào có thẩm quyền hỗ trợ cho doanh nghiệp trong trường hợp này là vấn đề nhiều doanh nghiệp tập trung. Đại diện công ty Prime Phong Điền bức xúc: Doanh nghiệp này khởi kiện đòi nợ một cá nhân, đã có bản án và quyết định của tòa án, doanh nghiệp cũng đã có đơn đề nghị cơ quan thi hành án thi hành bản án. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đòi được nợ vì cá nhân này không còn tài sản, một số tài sản bất động sản đang được thế chấp ở ngân hàng và ngân hàng không công khai giá trị tài sản, thời gian đáo hạn vì đó là bí mật kinh doanh. Trong khi đó, thực tế thì cá nhân đó cũng đang mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại tỉnh Bình Dương. Vậy nhưng cơ quan thi hành án vẫn “bó tay” vì theo quy định, người đề nghị thi hành án phải “chỉ điểm” tài sản của người bị thi hành án thì cơ quan thi hành án mới tiến hành thi hành án được. Đại diện công ty Prime Phong Điền nêu câu hỏi: Vậy, ai, cơ quan nào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truy tìm tài sản này. Nếu pháp luật quy định như vậy là “làm khó” doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực có hạn, không thể tự mình thực hiện xác minh, truy tìm tài sản của người cố ý trốn tránh thi hành án được.
Trước thực tiễn đó, đại diện các cơ quan cũng thừa nhận những bất cập trong thực hiện pháp luật hiện nay. Đồng thời, giải thích cụ thể hơn đối với việc thi hành án dân sự trong trường hợp của công ty Prime Phong Điền: Thứ nhất, nếu công ty phát hiện đối tượng bị thi hành án có dấu hiệu cố ý trốn tránh việc thi hành án thì có thể đề nghị công an xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật; thứ hai, Luật Thi hành án dân sự cũng có quy định: Khi bản án có hiệu lực, người được thi hành án phải làm đơn đề nghị thi hành án. Trong đơn thể hiện thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trường hợp người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của cơ quan thi hành án là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại theo quy định.
Từ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật, đồng chí Ngô Hòa - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, sẽ tiếp tục mở thêm các đợt đối thoại, tư vấn pháp luật tương tự trong thời gian sớm nhất với chủ đề thiết thực, tạo diễn đàn để doanh nghiệp tiếp tục bày tỏ nguyện vọng của mình trong việc thi hành pháp luật, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả hơn.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đối thoại, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế: NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT ĐƯỢC DOANH NGHIỆP KIẾN NGHỊ
Ngày cập nhật 02/10/2013

Ngày 26/9/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị đối thoại, tư vấn, hỗ trợ pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh cho hơn 200 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Hội nghị do đồng chí Ngô Hòa - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì, cùng với sự tham gia của đại diện lãnh đạo và cán bộ pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, đại diện Hội luật gia, Đoàn luật sư.

Hội nghị được các cơ quan Sở Tư pháp, Cục thuế, Cục Hải quan, Tòa án nhân dân tỉnh trực tiếp hướng dẫn, giải thích, tư vấn pháp luật các lĩnh vực: Giao dịch bảo đảm, thuế, xuất nhập khẩu, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại tại tòa án.
Ngoài việc giải đáp, tư vấn pháp luật, Hội nghị đã ghi nhận các ý kiến của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật.
Trong lĩnh vực thuế, các nội dung tư vấn liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thưởng của doanh nghiệp cho nhân viên, lãi sau thuế của các thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, việc kê khai thuế qua mạng, trường hợp giảm thuế 50% đối với người lao động làm việc tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, việc hưởng ưu đãi thuế suất đối với công ty mới thành lập lần đầu trong khu ưu đãi thuế suất của tỉnh,… Đối với lĩnh vực hải quan, doanh nghiệp tập trung vào vấn đề kê khai hải quan điện tử.
 Lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại nhận được nhiều ý kiến đề nghị tư vấn của các doanh nghiệp với các vấn đề như: Thẩm quyền thụ lý của tòa án nhân dân; thời hạn giải quyết vụ án và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp chậm giải quyết vụ án,… Trong đó, một số nội dung liên quan đến thi hành án dân sự cũng được nhiều doanh nghiệp yêu cầu tư vấn.
Công chứng hợp đồng vay vốn có thế chấp tài sản là bất động sản ở nhiều nơi; nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn của công ty mẹ đối với công ty con; thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất và giấy đăng ký xe ô tô để vay vốn,… Đó là những nội dung mà doanh nghiệp đặt ra đối với tư vấn pháp luật về công chứng (giao dịch bảo đảm).
 Làm “nóng” hội nghị tư vấn chính là những kiến nghị của doanh nghiệp về các trường hợp vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật. Đại diện ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế đặt vấn đề về thẩm quyền thụ lý của tòa án nhân dân với vụ việc cụ thể: Ngân hàng khởi kiện cá nhân vay thẻ tín dụng đến hạn nhưng không thanh toán. Ngân hàng này đã nộp đơn ở các tòa án từ huyện đến tỉnh theo hướng dẫn của tòa án nhưng đều không được thụ lý. Lý do, theo quy định, thẩm quyền giải quyết vụ việc là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú nhưng đối tượng bị khởi kiện trong trường hợp này lại có nhiều nơi cư trú khác nhau và hiện nay không rõ đang ở đâu. Vụ việc đã rơi vào bế tắc vì không biết cơ quan nào có trách nhiệm truy tìm xem bị đơn đang ở đâu để xác định thẩm quyền và người khởi kiện cũng không thể biết được nơi cư trú của bị đơn.
Một vụ việc khác của ngân hàng Công thương Thừa Thiên Huế là thời gian giải quyết của tòa án khá dài, dẫn đến tình trạng đối tượng bị khởi kiện tẩu tán tài sản, trong khi giá trị tài sản mà ngân hàng này khởi kiện là rất lớn, hơn 100 tỷ đồng. Trả lời vấn đề này, đại diện ngành Tòa án cho biết, có một thực tế là quy định pháp luật có “kẻ hở” và những người bị khởi kiện đã lợi dụng. Theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, được sửa đổi bổ sung năm 2011, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Theo quy định trên, đến phiên xử thì các bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay nhau vắng mặt với lý do bị ốm hoặc với nhiều nguyên nhân khác, có trường hợp vụ việc có 10 bị đơn thì phải hoãn phiên tòa đến 10 lần.
Việc chậm thi hành án dân sự làm doanh nghiệp mất cơ hội thu hồi tài sản và cơ quan nào có thẩm quyền hỗ trợ cho doanh nghiệp trong trường hợp này là vấn đề nhiều doanh nghiệp tập trung. Đại diện công ty Prime Phong Điền bức xúc: Doanh nghiệp này khởi kiện đòi nợ một cá nhân, đã có bản án và quyết định của tòa án, doanh nghiệp cũng đã có đơn đề nghị cơ quan thi hành án thi hành bản án. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đòi được nợ vì cá nhân này không còn tài sản, một số tài sản bất động sản đang được thế chấp ở ngân hàng và ngân hàng không công khai giá trị tài sản, thời gian đáo hạn vì đó là bí mật kinh doanh. Trong khi đó, thực tế thì cá nhân đó cũng đang mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại tỉnh Bình Dương. Vậy nhưng cơ quan thi hành án vẫn “bó tay” vì theo quy định, người đề nghị thi hành án phải “chỉ điểm” tài sản của người bị thi hành án thì cơ quan thi hành án mới tiến hành thi hành án được. Đại diện công ty Prime Phong Điền nêu câu hỏi: Vậy, ai, cơ quan nào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truy tìm tài sản này. Nếu pháp luật quy định như vậy là “làm khó” doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực có hạn, không thể tự mình thực hiện xác minh, truy tìm tài sản của người cố ý trốn tránh thi hành án được.
Trước thực tiễn đó, đại diện các cơ quan cũng thừa nhận những bất cập trong thực hiện pháp luật hiện nay. Đồng thời, giải thích cụ thể hơn đối với việc thi hành án dân sự trong trường hợp của công ty Prime Phong Điền: Thứ nhất, nếu công ty phát hiện đối tượng bị thi hành án có dấu hiệu cố ý trốn tránh việc thi hành án thì có thể đề nghị công an xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật; thứ hai, Luật Thi hành án dân sự cũng có quy định: Khi bản án có hiệu lực, người được thi hành án phải làm đơn đề nghị thi hành án. Trong đơn thể hiện thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trường hợp người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của cơ quan thi hành án là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại theo quy định.
Từ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật, đồng chí Ngô Hòa - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, sẽ tiếp tục mở thêm các đợt đối thoại, tư vấn pháp luật tương tự trong thời gian sớm nhất với chủ đề thiết thực, tạo diễn đàn để doanh nghiệp tiếp tục bày tỏ nguyện vọng của mình trong việc thi hành pháp luật, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả hơn.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.560.603
Lượt truy cập hiện tại 3.477