Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Đoàn đại biểu của Sở Tư pháp tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Hoạt động quan trọng góp phần vào thành công của năm 2023 đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào
Ngày cập nhật 11/12/2023

Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, sáng ngày 07/12/2023, Sở Tư pháp tổ chức buổi làm việc với Đoàn đại biểu của Sở Tư pháp tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nhằm đánh giá việc tổ chức thực hiện Biên bản hợp tác ký ngày 11/09/2012 tại tỉnh Salavan và thảo luận một số phương hướng, kế hoạch hợp tác trong thời gian đến giữa hai bên; Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Sở chủ trì; cùng với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Lãnh đạo Sở Tư pháp; các Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; Trưởng phòng Tư pháp huyện A Lưới.

 

Báo cáo việc thực hiện nội dung Biên bản ghi nhớ với Sở Tư pháp tỉnh Salavan đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Sở nhấn mạnh: Ngay sau khi biên bản ghi nhớ được ký kết tại tỉnh Salavan - nước CHDCND Lào (ngày 11/9/2012) giữa Đoàn đại biểu Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Đoàn Đại biểu Sở Tư pháp tỉnh Salavan - nước CHDCND Lào. 02 bên đã triển khai các lĩnh vực hợp tác như: Luân phiên trao đổi học tập kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề pháp lý và tư pháp phát sinh nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên của người dân và giữ gìn đường biên giới Việt Nam – Lào. Đối với việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân các xã ở khu vực biên giới của hai bên: Tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thực hiện một số hoạt động tuyên truyền pháp luật về biên giới Việt – Lào bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: Tổ chức Hội thi vòng sơ khảo “Chủ tịch xã với pháp luật” bằng hình thức sân khấu hóa; tại Hội thi các vấn đề pháp luật liên quan đến hộ tịch, quốc tịch, cư trú ở biên giới đã được đặt ra để giải quyết, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của cán bộ nhân dân đồng bào các dân tộc vùng cao tại địa bàn huyện. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, như là “đến từng nhà, gặp từng người”, bám bản, bám dân để có thể tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu được quyền, nghĩa vụ cơ bản của mình; phối hợp với Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và Ủy ban biên giới Quốc gia tổ chức lớp tập huấn nhận thức pháp luật về biên giới cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân các khu vực biên giới. Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước phối hợp với Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các xã miền núi khó khăn thuộc huyện A Lưới, tại mỗi địa điểm truyền thông, Trung tâm trợ giúp pháp lý chú trọng giới thiệu, phổ biến nhiều nội dung pháp luật cơ bản liên quan mật thiết đến đời sống bà con các văn bản pháp luật[1], đã thu hút 1.087 lượt người; thực hiện tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật tại chỗ đối với 166 trường hợp có vướng mắc về pháp luật của nhân dân và phát hơn 3.600 tờ gấp pháp luật các loại. Phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, cấp huyện (Công an, Viện Kiểm sát,Tòa án) cử Luật sư - ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng là người dân tộc thiểu số: 73 vụ, việc (trong đó lĩnh vự hình sự: 12 vụ, việc; Dân sự: 61 vụ, việc. Biên soạn và in ấn và cấp phát miễn phí đến cán bộ ở cơ sở và người đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi 66.900 tờ rơi, tờ gấp pháp luật về nội dung như: Tìm hiểu một số quy định pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”… Đối với việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có các Quyết định về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 09 trường hợp người di cư tự do, kết hôn không giá thú và con của họ trong vùng biên giới từ tỉnh Salavan, Lào sang tỉnh Thừa Thiên Huế, các trường hợp người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới từ tỉnh Salavan được nhập quốc tịch Việt Nam cư trú tại huyện A Lưới đều có đời sống ổn định, có đất canh tác và nhà ở được xây dựng trên đất của bố mẹ đẻ/vợ/chồng/họ hàng là người Việt Nam, diện tích từ 90 m2 đến 100 m2 . Qua kênh Ngân hàng chính sách xã hội huyện A Lưới đã hỗ trợ các trường hợp người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới từ tỉnh Salavan được nhập quốc tịch Việt Nam được vay vốn với mục đích sửa chữa nhà ở và phát triển kinh tế với tổng dư nợ là: 315.000.000 đồng. Đối với các trường hợp là con của người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới từ tỉnh Salavan được nhập quốc tịch Việt Nam, UBND huyện A Lưới đã quan tâm, tạo điều kiện cho 03 trường hợp được theo học tại các trường cấp 1, cấp 2 trên địa bàn huyện A Lưới; 02 trường hợp đã lập gia đình riêng. 02 Sở Tư pháp 02 nước tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước Việt Nam - Lào, giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Salavan. Bên cạnh những nội dung đã triển khai thực hiện, do điều kiện kinh tế của mỗi tỉnh còn khó khăn nên việc hợp tác đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật và tư pháp cho cán bộ để phục vụ cho công tác tư pháp, pháp luật chưa được triển khai thực hiện.

Trên tinh thần Thoả thuận hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Salavan tiếp tục phối hợp thực hiện các nội dung: Sở Tư pháp 02 tỉnh cần cung cấp thông tin, tham vấn nhau để cùng có các biện pháp giải quyết các vướng mắc về hộ tịch và quốc tịch theo đúng quy định pháp luật của hai nước. Đồng thời kịp thời phối hợp, trao đổi với chính quyền cơ sở, lực lượng Biên phòng, Ngoại vụ, Công an… của mỗi bên để kịp thời ngăn chặn việc tái di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salanvan. Hai bên tiếp tục tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý để người dân hiểu được pháp luật của hai nước giúp cho họ có cách hành xử đúng pháp luật. Trao đổi học tập kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề pháp lý và tư pháp phát sinh nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên của người dân và giữ gìn đường biên giới Việt Nam - Lào; vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước Việt Nam - Lào, giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Salavan. Trong điều kiện hợp tác của mỗi bên, kiến nghị Bộ Tư pháp hai nước phối hợp với nhau và tạo điều kiện để cán bộ tư pháp hai nước học tiếng Lào và tiếng Việt nhằm từng bước góp phần tháo gỡ rào cản về ngôn ngữ cho hoạt động hợp tác pháp luật của hai Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương có chung đường biên giới.

Để tăng cường và phát huy hơn nữa mối quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, nước CHXHCN Việt Nam và Sở Tư pháp tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào góp phần thắt chặt tình hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào, hai bên đã thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ giai đoạn 2023 – 2025, trên cở sở chức năng, nhiệm vụ của mình, hai bên sẽ triển khai hoạt động hợp tác pháp luật và tư pháp như: Trao đổi học tập kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề pháp lý và tư pháp phát sinh đối với công dân tỉnh Thừa Thiên Huế tại tỉnh Salavan và ngược lại nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên của người dân hai bên; nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân các xã ở khu vực biên giới của hai bên. Vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước Việt Nam - Lào, giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Salavan.

 


[1] Như: Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật trợ giúp pháp lý; pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; pháp Luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế độ chính sách cho người được trợ giúp pháp lý

 

Thiên An
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đoàn đại biểu của Sở Tư pháp tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Hoạt động quan trọng góp phần vào thành công của năm 2023 đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào
Ngày cập nhật 11/12/2023

Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, sáng ngày 07/12/2023, Sở Tư pháp tổ chức buổi làm việc với Đoàn đại biểu của Sở Tư pháp tỉnh Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nhằm đánh giá việc tổ chức thực hiện Biên bản hợp tác ký ngày 11/09/2012 tại tỉnh Salavan và thảo luận một số phương hướng, kế hoạch hợp tác trong thời gian đến giữa hai bên; Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Sở chủ trì; cùng với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Lãnh đạo Sở Tư pháp; các Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; Trưởng phòng Tư pháp huyện A Lưới.

 

Báo cáo việc thực hiện nội dung Biên bản ghi nhớ với Sở Tư pháp tỉnh Salavan đồng chí Nguyễn Văn Hưng, Giám đốc Sở nhấn mạnh: Ngay sau khi biên bản ghi nhớ được ký kết tại tỉnh Salavan - nước CHDCND Lào (ngày 11/9/2012) giữa Đoàn đại biểu Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Đoàn Đại biểu Sở Tư pháp tỉnh Salavan - nước CHDCND Lào. 02 bên đã triển khai các lĩnh vực hợp tác như: Luân phiên trao đổi học tập kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề pháp lý và tư pháp phát sinh nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên của người dân và giữ gìn đường biên giới Việt Nam – Lào. Đối với việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân các xã ở khu vực biên giới của hai bên: Tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thực hiện một số hoạt động tuyên truyền pháp luật về biên giới Việt – Lào bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: Tổ chức Hội thi vòng sơ khảo “Chủ tịch xã với pháp luật” bằng hình thức sân khấu hóa; tại Hội thi các vấn đề pháp luật liên quan đến hộ tịch, quốc tịch, cư trú ở biên giới đã được đặt ra để giải quyết, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của cán bộ nhân dân đồng bào các dân tộc vùng cao tại địa bàn huyện. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, như là “đến từng nhà, gặp từng người”, bám bản, bám dân để có thể tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu được quyền, nghĩa vụ cơ bản của mình; phối hợp với Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và Ủy ban biên giới Quốc gia tổ chức lớp tập huấn nhận thức pháp luật về biên giới cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân các khu vực biên giới. Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước phối hợp với Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các xã miền núi khó khăn thuộc huyện A Lưới, tại mỗi địa điểm truyền thông, Trung tâm trợ giúp pháp lý chú trọng giới thiệu, phổ biến nhiều nội dung pháp luật cơ bản liên quan mật thiết đến đời sống bà con các văn bản pháp luật[1], đã thu hút 1.087 lượt người; thực hiện tư vấn, hướng dẫn, giải đáp pháp luật tại chỗ đối với 166 trường hợp có vướng mắc về pháp luật của nhân dân và phát hơn 3.600 tờ gấp pháp luật các loại. Phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, cấp huyện (Công an, Viện Kiểm sát,Tòa án) cử Luật sư - ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng là người dân tộc thiểu số: 73 vụ, việc (trong đó lĩnh vự hình sự: 12 vụ, việc; Dân sự: 61 vụ, việc. Biên soạn và in ấn và cấp phát miễn phí đến cán bộ ở cơ sở và người đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi 66.900 tờ rơi, tờ gấp pháp luật về nội dung như: Tìm hiểu một số quy định pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”… Đối với việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có các Quyết định về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 09 trường hợp người di cư tự do, kết hôn không giá thú và con của họ trong vùng biên giới từ tỉnh Salavan, Lào sang tỉnh Thừa Thiên Huế, các trường hợp người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới từ tỉnh Salavan được nhập quốc tịch Việt Nam cư trú tại huyện A Lưới đều có đời sống ổn định, có đất canh tác và nhà ở được xây dựng trên đất của bố mẹ đẻ/vợ/chồng/họ hàng là người Việt Nam, diện tích từ 90 m2 đến 100 m2 . Qua kênh Ngân hàng chính sách xã hội huyện A Lưới đã hỗ trợ các trường hợp người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới từ tỉnh Salavan được nhập quốc tịch Việt Nam được vay vốn với mục đích sửa chữa nhà ở và phát triển kinh tế với tổng dư nợ là: 315.000.000 đồng. Đối với các trường hợp là con của người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới từ tỉnh Salavan được nhập quốc tịch Việt Nam, UBND huyện A Lưới đã quan tâm, tạo điều kiện cho 03 trường hợp được theo học tại các trường cấp 1, cấp 2 trên địa bàn huyện A Lưới; 02 trường hợp đã lập gia đình riêng. 02 Sở Tư pháp 02 nước tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước Việt Nam - Lào, giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Salavan. Bên cạnh những nội dung đã triển khai thực hiện, do điều kiện kinh tế của mỗi tỉnh còn khó khăn nên việc hợp tác đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ về pháp luật và tư pháp cho cán bộ để phục vụ cho công tác tư pháp, pháp luật chưa được triển khai thực hiện.

Trên tinh thần Thoả thuận hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Salavan tiếp tục phối hợp thực hiện các nội dung: Sở Tư pháp 02 tỉnh cần cung cấp thông tin, tham vấn nhau để cùng có các biện pháp giải quyết các vướng mắc về hộ tịch và quốc tịch theo đúng quy định pháp luật của hai nước. Đồng thời kịp thời phối hợp, trao đổi với chính quyền cơ sở, lực lượng Biên phòng, Ngoại vụ, Công an… của mỗi bên để kịp thời ngăn chặn việc tái di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salanvan. Hai bên tiếp tục tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý để người dân hiểu được pháp luật của hai nước giúp cho họ có cách hành xử đúng pháp luật. Trao đổi học tập kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề pháp lý và tư pháp phát sinh nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên của người dân và giữ gìn đường biên giới Việt Nam - Lào; vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước Việt Nam - Lào, giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Salavan. Trong điều kiện hợp tác của mỗi bên, kiến nghị Bộ Tư pháp hai nước phối hợp với nhau và tạo điều kiện để cán bộ tư pháp hai nước học tiếng Lào và tiếng Việt nhằm từng bước góp phần tháo gỡ rào cản về ngôn ngữ cho hoạt động hợp tác pháp luật của hai Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương có chung đường biên giới.

Để tăng cường và phát huy hơn nữa mối quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, nước CHXHCN Việt Nam và Sở Tư pháp tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào góp phần thắt chặt tình hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào, hai bên đã thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ giai đoạn 2023 – 2025, trên cở sở chức năng, nhiệm vụ của mình, hai bên sẽ triển khai hoạt động hợp tác pháp luật và tư pháp như: Trao đổi học tập kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề pháp lý và tư pháp phát sinh đối với công dân tỉnh Thừa Thiên Huế tại tỉnh Salavan và ngược lại nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên của người dân hai bên; nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân các xã ở khu vực biên giới của hai bên. Vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước Việt Nam - Lào, giữa Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Salavan.

 


[1] Như: Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật trợ giúp pháp lý; pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; pháp Luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế độ chính sách cho người được trợ giúp pháp lý

 

Thiên An
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.533.456
Lượt truy cập hiện tại 10.122