|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Hội thảo nâng cao chất lượng hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 04/03/2013 Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Phòng Công chứng số 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 23/02/2013, Hội thảo với chủ đề “Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng trong giai đoạn hiện nay” đã được tổ chức với sự tham dự của Lãnh đạo Sở Tư pháp, Công chứng viên các tổ chức hành nghề công chứng, đại diện các ngân hàng thương mại, các cơ quan liên quan và các chuyên gia pháp luật. Đồng chí Dương Quang Tương – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Sở Tư pháp đến dự, chúc mừng và phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hà – Trưởng phòng Công chứng số 2 giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Phòng Công chứng số 2, những thành quả công tác mà tập thể Phòng đã đóng góp trong hoạt động công chứng. Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí nêu rõ, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh nói chung và của Phòng Công chứng số 2 còn những khó khăn, vướng mắc. Một trong những nguyên nhân là do các quy định pháp luật liên quan đến công chứng chưa thống nhất, thiếu cụ thể, đã dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức, gây khó khăn cho hoạt động của Công chứng viên cũng như tổ chức, cá nhân liên quan.
Từ thực tiễn đó, tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về thừa kế, năng lực hành vi và hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự; việc công chứng giao dịch giữa công ty và người có liên quan; công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản, pháp nhân,…
Theo Thạc sỹ Hoàng Ngọc Thanh – Phó Chủ tịch thường trực Hội luật gia tỉnh, quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2005 về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chưa rõ ràng. Khoản 1 Điều 20 quy định: ”Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”. Khoản 2 Điều 20 quy định ”Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Theo khoản 2 Điều này, dù pháp luật có ”quy định khác” thì cũng là văn bản dưới luật, nên tư cách chủ thể trong khoản 2 nêu trên vẫn có giá trị áp dụng. Vậy, nếu chủ thể ở độ tuổi này thực hiện môt giao dịch dân sự với các yếu tố thỏa mãn quy định thì có hiệu lực pháp lý không? Hay trường hợp người vợ chưa đủ 18 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng thì có thể áp dụng khoản 2 Điều 20 Bộ luật Dân sự để công chứng không?
Bà Phan Thùy Dương – Trưởng phòng Công chứng số 1 cho biết, khó khăn, vướng mắc thường gặp trong thực hiện công chứng, đó là vấn đề xác định giấy tờ ủy quyền của người thừa kế đang định cư tại nước ngoài trong các văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thừa kế. Các giấy tờ ủy quyền này được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại chứng thực hoặc do Công chứng viên của nước đó công chứng đã hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt. Tuy nhiên, việc chứng thực hoặc công chứng này chỉ là chứng nhận chữ ký trên các văn bản ủy quyền mà không chứng nhận về nội dung. Từ đó, có các ý kiến khác nhau về giá trị pháp lý của các văn bản ủy quyền trên và các tổ chức hành nghề công chứng, có nơi chấp nhận, có nơi từ chối công chứng những trường hợp này. Hay các yêu cầu về Giấy chứng tử khi làm thủ tục thừa kế nhưng người chết (không phải là người để lại di sản) chết đã lâu mà không có Giấy chứng tử...
Về vấn đề hợp đồng liên quan đến pháp nhân, Luật sư, thạc sỹ Đặng Thị Ngọc Hạnh – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, dẫn chứng các vụ việc phát sinh vướng mắc trong thực tiễn về quan hệ giao dịch do người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân thực hiện. Và những vướng mắc này có nguyên nhân từ quy định của Bộ luật Dân sự về ủy quyền chưa rõ ràng. Từ đó, Luật sư Ngọc Hạnh đề xuất cơ quan có thẩm quyền cần giải thích pháp luật hoặc hướng dẫn cụ thể các trường hợp ủy quyền sau: Ủy quyền của pháp nhân cho pháp nhân; ủy quyền của pháp nhân cho cá nhân; ủy quyền của pháp nhân cho chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của pháp nhân;...
Qua Hội thảo, một phần khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động công chứng đã được các đại biểu thảo luận, đề xuất hướng giải quyết nhằm thống nhất trong cách hiểu và áp dụng giữa các cơ quan, tổ chức liên quan, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh./.
Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Hội thảo nâng cao chất lượng hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 04/03/2013 Nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Phòng Công chứng số 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 23/02/2013, Hội thảo với chủ đề “Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng trong giai đoạn hiện nay” đã được tổ chức với sự tham dự của Lãnh đạo Sở Tư pháp, Công chứng viên các tổ chức hành nghề công chứng, đại diện các ngân hàng thương mại, các cơ quan liên quan và các chuyên gia pháp luật. Đồng chí Dương Quang Tương – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Sở Tư pháp đến dự, chúc mừng và phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hà – Trưởng phòng Công chứng số 2 giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Phòng Công chứng số 2, những thành quả công tác mà tập thể Phòng đã đóng góp trong hoạt động công chứng. Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí nêu rõ, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh nói chung và của Phòng Công chứng số 2 còn những khó khăn, vướng mắc. Một trong những nguyên nhân là do các quy định pháp luật liên quan đến công chứng chưa thống nhất, thiếu cụ thể, đã dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức, gây khó khăn cho hoạt động của Công chứng viên cũng như tổ chức, cá nhân liên quan.
Từ thực tiễn đó, tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về thừa kế, năng lực hành vi và hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự; việc công chứng giao dịch giữa công ty và người có liên quan; công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản, pháp nhân,…
Theo Thạc sỹ Hoàng Ngọc Thanh – Phó Chủ tịch thường trực Hội luật gia tỉnh, quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2005 về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chưa rõ ràng. Khoản 1 Điều 20 quy định: ”Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”. Khoản 2 Điều 20 quy định ”Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Theo khoản 2 Điều này, dù pháp luật có ”quy định khác” thì cũng là văn bản dưới luật, nên tư cách chủ thể trong khoản 2 nêu trên vẫn có giá trị áp dụng. Vậy, nếu chủ thể ở độ tuổi này thực hiện môt giao dịch dân sự với các yếu tố thỏa mãn quy định thì có hiệu lực pháp lý không? Hay trường hợp người vợ chưa đủ 18 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng thì có thể áp dụng khoản 2 Điều 20 Bộ luật Dân sự để công chứng không?
Bà Phan Thùy Dương – Trưởng phòng Công chứng số 1 cho biết, khó khăn, vướng mắc thường gặp trong thực hiện công chứng, đó là vấn đề xác định giấy tờ ủy quyền của người thừa kế đang định cư tại nước ngoài trong các văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thừa kế. Các giấy tờ ủy quyền này được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại chứng thực hoặc do Công chứng viên của nước đó công chứng đã hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt. Tuy nhiên, việc chứng thực hoặc công chứng này chỉ là chứng nhận chữ ký trên các văn bản ủy quyền mà không chứng nhận về nội dung. Từ đó, có các ý kiến khác nhau về giá trị pháp lý của các văn bản ủy quyền trên và các tổ chức hành nghề công chứng, có nơi chấp nhận, có nơi từ chối công chứng những trường hợp này. Hay các yêu cầu về Giấy chứng tử khi làm thủ tục thừa kế nhưng người chết (không phải là người để lại di sản) chết đã lâu mà không có Giấy chứng tử...
Về vấn đề hợp đồng liên quan đến pháp nhân, Luật sư, thạc sỹ Đặng Thị Ngọc Hạnh – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, dẫn chứng các vụ việc phát sinh vướng mắc trong thực tiễn về quan hệ giao dịch do người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân thực hiện. Và những vướng mắc này có nguyên nhân từ quy định của Bộ luật Dân sự về ủy quyền chưa rõ ràng. Từ đó, Luật sư Ngọc Hạnh đề xuất cơ quan có thẩm quyền cần giải thích pháp luật hoặc hướng dẫn cụ thể các trường hợp ủy quyền sau: Ủy quyền của pháp nhân cho pháp nhân; ủy quyền của pháp nhân cho cá nhân; ủy quyền của pháp nhân cho chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của pháp nhân;...
Qua Hội thảo, một phần khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động công chứng đã được các đại biểu thảo luận, đề xuất hướng giải quyết nhằm thống nhất trong cách hiểu và áp dụng giữa các cơ quan, tổ chức liên quan, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh./.
Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.565.564 Lượt truy cập hiện tại 5.708
|
|