Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế Tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật”
Ngày cập nhật 31/05/2013

Trong khuôn khổ thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”, ngày 24 tháng 5 năm 2013, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của báo cáo viên pháp luật”.

Đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Ủy viên thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Đề án chủ trì; với sự tham dự của các đại biểu là Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế và Tuyên truyền pháp luật một số xã, phường, thị trấn.
1. Còn nhận thức công tác tuyên truyền pháp luật là của cơ quan Tư pháp
Căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Thừa Thiên Huế có 68 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và 186 báo cáo viên pháp luật cấp huyện. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật được củng cố, kiện toàn thường xuyên theo nguyên tắc bảo đảm số lượng hoạt động và chất lượng ngày càng được nâng cao.
Đánh giá chung về chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật thời gian quan, ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhận định: Xem xét trên tiêu chí kỹ năng và hiệu quả hoạt động thực tiễn cho thấy, có những Báo cáo viên có kỹ năng tuyên truyền tốt, truyền cảm, được người nghe đánh giá cao, mang lại hiệu quả tuyên truyền pháp luật thiết thực. Tuy nhiên, cũng còn một số Báo cáo viên thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong truyền đạt, thiếu phương pháp và nội dung chưa phù hợp trong thực hiện tuyên truyền miệng về pháp luật.
Về những khó khăn, hạn chế trong hoạt động của báo cáo viên pháp luật, ông Nguyễn Thế Toại – Trưởng phòng Tư pháp, đồng thời là báo cáo viên pháp luật thành phố Huế, cho rằng, báo cáo viên thường có tâm lý e ngại, không muốn thực hiện nhiệm vụ do tình trạng không nghiêm túc, cũng như sự thờ ơ của người nghe trong mỗi đợt tuyên truyền pháp luật cũng như sự thờ ơ của người nghe. Ngoài ra, một số lãnh đạo các ngành còn nhận thức tuyên truyền pháp luật là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp nên thường không phân công cho báo cáo viên của ngành mình thực hiện mà chuyển sang cho Tư pháp đảm nhận, điều này tạo áp lực rất lớn cho các báo cáo viên thuộc cơ quan Tư pháp.
Ở cấp xã, chị Nguyễn Thị Lụa – Công chức Tư pháp – hộ tịch, Tuyên truyền viên pháp luật xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy phát biểu: Trách nhiệm của cán bộ Tư pháp cấp xã rất nặng nề, thêm vào đó, công tác tuyên truyền pháp luật ở địa phương cũng được lãnh đạo cho đó là nhiệm vụ của cán bộ tư pháp nên khó đảm đương nổi. Trong khi đó, công chức các lĩnh vực khác cũng phải có trách nhiệm tuyên truyền pháp luật.
Luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh-Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho rằng, thuận lợi trong hoạt động của báo cáo viên pháp luật là nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan Tư pháp. Tuy nhiên, lãnh đạo một số ngành còn cho rằng đây là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp nên hoạt động tuyên truyền pháp luật nói chung chưa có sự đồng thuận cao.
Một khó khăn khác là tài liệu tuyên truyền, theo ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Trưởng ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân tỉnh, “nặng” nhất trong hoạt động của báo cáo viên pháp luật có lẽ là khâu xây dựng đề cương tuyên truyền. Báo cáo viên phải mất rất nhiều thời gian để sưu tầm tài liệu, xây dựng đề cương và trình chiếu bằng phần mềm powerpoint. Trong khi đó, báo cáo viên pháp luật kiêm nhiệm, phải đảm đương nhiều nhiệm vụ nên đây là công việc khá vất vả.
2. Hiểu đối tượng tuyên truyền là chìa khóa thành công
Về kinh nghiệm tuyên truyền pháp luật, luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh cho rằng, tình trạng người nghe còn thơ ơ trong các hội nghị tuyên truyền pháp luật một phần là do nội dung tuyên truyền chưa thiết thực. Để thu hút sự quan tâm chú ý của người nghe, nội dung tuyên truyền phải gắn với nhu cầu thực tiễn của họ. Vì vậy, điều quan trọng của báo cáo viên trước mỗi đợt tuyên truyền pháp luật là phải nắm bắt được đối tượng người nghe là ai để có sự chuẩn bị phù hợp.
Về kỹ năng tuyên truyền, cần lưu ý rằng, tâm lý của cán bộ ở cơ sở và người dân thường làm theo thói quen, kinh nghiệm, trong khi các quy định pháp luật lại thay đổi. Vì vậy, báo cáo viên phải lựa chọn nội dung nào nên tuyên truyền, chỉ rõ những quy định mới, quy định đã thay đổi, từ đó nêu lên những mặt lợi nếu thực hiện theo quy định mới như thế nào. Có như vậy, bằng lý luận và thực tiễn, báo cáo viên mới có thể thuyết phục được người nghe.
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Sở Nội vụ cho rằng, công tác tuyên truyền của báo cáo viên pháp luật từ trước thường có xu hướng “cung cấp cái mình có” mà chưa quan tâm đến vấn đề mà người nghe cần. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật thì xu hướng này cần thay đổi theo chiều ngược lại là “cung cấp cái người nghe cần”.
3. Cần quy định chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật
Từ những khó khăn và mức độ phức tạp của công tác báo cáo pháp luật, nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Thế Toại – Trưởng phòng Tư pháp thành phố Huế: Để làm báo cáo viên pháp luật, không phải người nào cũng muốn làm và cũng dám làm. Pháp luật vốn “khô cứng” nên để thành công, báo cáo viên phải thuần thục kỹ năng tuyên truyền miệng, đồng thời phải có kiến thức pháp luật, khả năng tổng hợp và vốn kinh nghiệm sống nhất định, có hiểu biết thực tế sâu rộng. Có thể nói, báo cáo viên pháp luật là hoạt động chuyên ngành và hết sức nặng nề. Vì vậy, không thể chi trả chế độ cho báo cáo viên pháp luật theo kiểu “làm nghề nào ăn nghề đó”, mà nên có phụ cấp trách nhiệm để nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ này.
Nhằm tạo thuận lợi hơn cho báo cáo viên trong hoạt động, các báo cáo viên kiến nghị Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và báo cáo viên pháp luật nói riêng, cần tập hợp và xây dựng các đề cương tuyên truyền pháp luật bằng file điện tử, bao gồm cả đề cương trình chiếu, các tình huống pháp lý thực tiễn đăng tải lên website của Sở để hỗ trợ thêm cho báo cáo viên.
Để hoạt động của báo cáo viên pháp luật đi vào thực chất hơn, ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Trưởng ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân tỉnh, đề xuất, cần cân nhắc khi lựa chọn báo cáo viên pháp luật, phải là các đồng chí không chỉ có kiến thức pháp luật mà còn có trách nhiệm để tránh tình trạng mang tính hình thức, có quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật và thẻ báo cáo viên pháp luật nhưng lại không hoạt động. Bên cạnh đó, cơ quan chủ quản cần có đánh giá, khen thưởng đúng người đúng việc, đặc biệt vào Ngày pháp luật (09/11) cần có các hoạt động ghi nhận sự đóng góp các báo cáo viên pháp luật để tôn vinh.
Đến từ huyện miền núi A Lưới – nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, ông Nguyễn Hữu Thái – Trưởng phòng Tư pháp huyện A Lưới đề nghị, cần tăng cường tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật và văn hóa của người dân tộc cho đội ngũ báo cáo viên của địa phương. Qua đó, phát huy tối đa hiệu quả lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động văn hóa cho bà con người dân tộc…
Có thể nói, Tọa đàm đã nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của các đại biểu về các vấn đề liên quan đến báo cáo viên pháp luật. Đây là cơ sở quan trọng để Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế các giải pháp thực hiện hiệu quả hơn. Đồng thời báo cáo và kiến nghị Bộ Tư pháp trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến báo cáo viên pháp luật, như: Thông tư thay thế Thông tư số 18/2010/TT-BTP về báo cáo viên pháp luật, Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thừa Thiên Huế Tọa đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật”
Ngày cập nhật 31/05/2013

Trong khuôn khổ thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”, ngày 24 tháng 5 năm 2013, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của báo cáo viên pháp luật”.

Đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Ủy viên thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Đề án chủ trì; với sự tham dự của các đại biểu là Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế và Tuyên truyền pháp luật một số xã, phường, thị trấn.
1. Còn nhận thức công tác tuyên truyền pháp luật là của cơ quan Tư pháp
Căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Thừa Thiên Huế có 68 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và 186 báo cáo viên pháp luật cấp huyện. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật được củng cố, kiện toàn thường xuyên theo nguyên tắc bảo đảm số lượng hoạt động và chất lượng ngày càng được nâng cao.
Đánh giá chung về chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật thời gian quan, ông Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhận định: Xem xét trên tiêu chí kỹ năng và hiệu quả hoạt động thực tiễn cho thấy, có những Báo cáo viên có kỹ năng tuyên truyền tốt, truyền cảm, được người nghe đánh giá cao, mang lại hiệu quả tuyên truyền pháp luật thiết thực. Tuy nhiên, cũng còn một số Báo cáo viên thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong truyền đạt, thiếu phương pháp và nội dung chưa phù hợp trong thực hiện tuyên truyền miệng về pháp luật.
Về những khó khăn, hạn chế trong hoạt động của báo cáo viên pháp luật, ông Nguyễn Thế Toại – Trưởng phòng Tư pháp, đồng thời là báo cáo viên pháp luật thành phố Huế, cho rằng, báo cáo viên thường có tâm lý e ngại, không muốn thực hiện nhiệm vụ do tình trạng không nghiêm túc, cũng như sự thờ ơ của người nghe trong mỗi đợt tuyên truyền pháp luật cũng như sự thờ ơ của người nghe. Ngoài ra, một số lãnh đạo các ngành còn nhận thức tuyên truyền pháp luật là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp nên thường không phân công cho báo cáo viên của ngành mình thực hiện mà chuyển sang cho Tư pháp đảm nhận, điều này tạo áp lực rất lớn cho các báo cáo viên thuộc cơ quan Tư pháp.
Ở cấp xã, chị Nguyễn Thị Lụa – Công chức Tư pháp – hộ tịch, Tuyên truyền viên pháp luật xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy phát biểu: Trách nhiệm của cán bộ Tư pháp cấp xã rất nặng nề, thêm vào đó, công tác tuyên truyền pháp luật ở địa phương cũng được lãnh đạo cho đó là nhiệm vụ của cán bộ tư pháp nên khó đảm đương nổi. Trong khi đó, công chức các lĩnh vực khác cũng phải có trách nhiệm tuyên truyền pháp luật.
Luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh-Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho rằng, thuận lợi trong hoạt động của báo cáo viên pháp luật là nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan Tư pháp. Tuy nhiên, lãnh đạo một số ngành còn cho rằng đây là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp nên hoạt động tuyên truyền pháp luật nói chung chưa có sự đồng thuận cao.
Một khó khăn khác là tài liệu tuyên truyền, theo ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Trưởng ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân tỉnh, “nặng” nhất trong hoạt động của báo cáo viên pháp luật có lẽ là khâu xây dựng đề cương tuyên truyền. Báo cáo viên phải mất rất nhiều thời gian để sưu tầm tài liệu, xây dựng đề cương và trình chiếu bằng phần mềm powerpoint. Trong khi đó, báo cáo viên pháp luật kiêm nhiệm, phải đảm đương nhiều nhiệm vụ nên đây là công việc khá vất vả.
2. Hiểu đối tượng tuyên truyền là chìa khóa thành công
Về kinh nghiệm tuyên truyền pháp luật, luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh cho rằng, tình trạng người nghe còn thơ ơ trong các hội nghị tuyên truyền pháp luật một phần là do nội dung tuyên truyền chưa thiết thực. Để thu hút sự quan tâm chú ý của người nghe, nội dung tuyên truyền phải gắn với nhu cầu thực tiễn của họ. Vì vậy, điều quan trọng của báo cáo viên trước mỗi đợt tuyên truyền pháp luật là phải nắm bắt được đối tượng người nghe là ai để có sự chuẩn bị phù hợp.
Về kỹ năng tuyên truyền, cần lưu ý rằng, tâm lý của cán bộ ở cơ sở và người dân thường làm theo thói quen, kinh nghiệm, trong khi các quy định pháp luật lại thay đổi. Vì vậy, báo cáo viên phải lựa chọn nội dung nào nên tuyên truyền, chỉ rõ những quy định mới, quy định đã thay đổi, từ đó nêu lên những mặt lợi nếu thực hiện theo quy định mới như thế nào. Có như vậy, bằng lý luận và thực tiễn, báo cáo viên mới có thể thuyết phục được người nghe.
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Sở Nội vụ cho rằng, công tác tuyên truyền của báo cáo viên pháp luật từ trước thường có xu hướng “cung cấp cái mình có” mà chưa quan tâm đến vấn đề mà người nghe cần. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật thì xu hướng này cần thay đổi theo chiều ngược lại là “cung cấp cái người nghe cần”.
3. Cần quy định chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật
Từ những khó khăn và mức độ phức tạp của công tác báo cáo pháp luật, nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Thế Toại – Trưởng phòng Tư pháp thành phố Huế: Để làm báo cáo viên pháp luật, không phải người nào cũng muốn làm và cũng dám làm. Pháp luật vốn “khô cứng” nên để thành công, báo cáo viên phải thuần thục kỹ năng tuyên truyền miệng, đồng thời phải có kiến thức pháp luật, khả năng tổng hợp và vốn kinh nghiệm sống nhất định, có hiểu biết thực tế sâu rộng. Có thể nói, báo cáo viên pháp luật là hoạt động chuyên ngành và hết sức nặng nề. Vì vậy, không thể chi trả chế độ cho báo cáo viên pháp luật theo kiểu “làm nghề nào ăn nghề đó”, mà nên có phụ cấp trách nhiệm để nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ này.
Nhằm tạo thuận lợi hơn cho báo cáo viên trong hoạt động, các báo cáo viên kiến nghị Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và báo cáo viên pháp luật nói riêng, cần tập hợp và xây dựng các đề cương tuyên truyền pháp luật bằng file điện tử, bao gồm cả đề cương trình chiếu, các tình huống pháp lý thực tiễn đăng tải lên website của Sở để hỗ trợ thêm cho báo cáo viên.
Để hoạt động của báo cáo viên pháp luật đi vào thực chất hơn, ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Trưởng ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân tỉnh, đề xuất, cần cân nhắc khi lựa chọn báo cáo viên pháp luật, phải là các đồng chí không chỉ có kiến thức pháp luật mà còn có trách nhiệm để tránh tình trạng mang tính hình thức, có quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật và thẻ báo cáo viên pháp luật nhưng lại không hoạt động. Bên cạnh đó, cơ quan chủ quản cần có đánh giá, khen thưởng đúng người đúng việc, đặc biệt vào Ngày pháp luật (09/11) cần có các hoạt động ghi nhận sự đóng góp các báo cáo viên pháp luật để tôn vinh.
Đến từ huyện miền núi A Lưới – nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, ông Nguyễn Hữu Thái – Trưởng phòng Tư pháp huyện A Lưới đề nghị, cần tăng cường tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật và văn hóa của người dân tộc cho đội ngũ báo cáo viên của địa phương. Qua đó, phát huy tối đa hiệu quả lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động văn hóa cho bà con người dân tộc…
Có thể nói, Tọa đàm đã nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của các đại biểu về các vấn đề liên quan đến báo cáo viên pháp luật. Đây là cơ sở quan trọng để Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế các giải pháp thực hiện hiệu quả hơn. Đồng thời báo cáo và kiến nghị Bộ Tư pháp trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến báo cáo viên pháp luật, như: Thông tư thay thế Thông tư số 18/2010/TT-BTP về báo cáo viên pháp luật, Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.733.734
Lượt truy cập hiện tại 10.842