|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Bộ Tư pháp thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 31/08/2022
Thực hiện Quyết định số 34/QĐ-TTR ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Chánh thanh tra Bộ Tư pháp về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số 36/QĐ-TTR ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Chánh thanh tra Bộ Tư pháp về việc sửa đổi Quyết định số 34/QĐ-TTR ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Chánh thanh tra Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh tra Bộ Tư pháp do bà Tạ Thị Tài – Phó Chánh thanh tra Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã tiến hành thanh tra tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời hạn thanh tra là 20 ngày làm việc kể từ ngày Công bố Quyết định thanh tra (ngày 16/8/2022).
Nội dung thanh tra gồm: trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công chứng,chứng thực từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm thanh tra. Việc chấp hành pháp luật về công chứng, chứng thực của 03 tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Phòng Công chứng số 1, Văn phòng công chứng Nam Thanh, Văn phòng công chứng An Phú Gia.
Trong thời gian từ ngày 01/01/2021, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng, như: Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 17/7/2020 phê duyệt Đề án Chống thất thu thuế trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025; Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 08/02/2021 triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2021 quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Thay thế Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 và Quyết định số 59/2019/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2019); Quyết định số 3393/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025’’; Quyết định 1725/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phối hợp với Hội Công chứng viên tỉnh bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về công chứng cho các công chứng viên. Nội dung tập huấn gồm: Một số đặc điểm, nhận dạng giấy tờ giả; quy tắc đạo đức nghề nghiệp công chứng; những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hoạt động công chứng; triển khai Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng; Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Tiếp nhận, tham mưu cho phép thành lập 01 văn phòng công chứng. Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho 09 tổ chức. Không có Văn phòng công chứng không được cấp giấy đăng ký hoạt động. Không có Văn phòng công chứng bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động.
Về kết quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/5/2022: tổng số công chứng viên là 25 người hoạt động tại 11 tổ chức hành nghề công chứng. Tổng số việc công chứng là 92.646 việc, trong đó: công chứng hợp đồng, giao dịch là 91.755 việc, công chứng bản dịch và các loại: 891 việc; tổng số thù lao công chứng là 4.417379.000 đồng, phí công chứng là 17.801.111.000 đồng. Chứng thực bản sao là 155.740 bản, phí chứng thực là 1.327.668.000 đồng. Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là 6.743 việc, phí 84.327.000 đồng. Tổng số tiền nộp vào ngân sách/thuế: 5.400.156.000 đồng.
Trong công tác chứng thực, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về tổ chức triển khai Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, Sở Tư pháp đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn địa phương và các Tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ từ ngày 01/4/2015 và nhấn mạnh lưu ý một số điểm mới trong quá trình thực hiện. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 quy định mức trần thù lao công chứng, chi phí chứng thực áp dụng trên địa bàn tỉnh; các văn bản liên quan đến việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị giao ban sơ kết, tổng kết công tác tư pháp với sự tham gia của các Phòng Tư pháp, nhằm trao đổi, thảo luận, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo nhiệm vụ mới. Hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị chuyên sâu về công tác chứng thực, hộ tịch theo Chương trình, Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt./.
Các tin khác
|
Bộ Tư pháp thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 31/08/2022
Thực hiện Quyết định số 34/QĐ-TTR ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Chánh thanh tra Bộ Tư pháp về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số 36/QĐ-TTR ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Chánh thanh tra Bộ Tư pháp về việc sửa đổi Quyết định số 34/QĐ-TTR ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Chánh thanh tra Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh tra Bộ Tư pháp do bà Tạ Thị Tài – Phó Chánh thanh tra Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã tiến hành thanh tra tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời hạn thanh tra là 20 ngày làm việc kể từ ngày Công bố Quyết định thanh tra (ngày 16/8/2022).
Nội dung thanh tra gồm: trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công chứng,chứng thực từ ngày 01/01/2021 đến thời điểm thanh tra. Việc chấp hành pháp luật về công chứng, chứng thực của 03 tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Phòng Công chứng số 1, Văn phòng công chứng Nam Thanh, Văn phòng công chứng An Phú Gia.
Trong thời gian từ ngày 01/01/2021, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng, như: Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 17/7/2020 phê duyệt Đề án Chống thất thu thuế trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025; Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 08/02/2021 triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2021 quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Thay thế Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 và Quyết định số 59/2019/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2019); Quyết định số 3393/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025’’; Quyết định 1725/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 về việc Công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa, mới ban hành, bãi bỏ trong lĩnh vực Công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phối hợp với Hội Công chứng viên tỉnh bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về công chứng cho các công chứng viên. Nội dung tập huấn gồm: Một số đặc điểm, nhận dạng giấy tờ giả; quy tắc đạo đức nghề nghiệp công chứng; những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hoạt động công chứng; triển khai Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng; Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Tiếp nhận, tham mưu cho phép thành lập 01 văn phòng công chứng. Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho 09 tổ chức. Không có Văn phòng công chứng không được cấp giấy đăng ký hoạt động. Không có Văn phòng công chứng bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động.
Về kết quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/5/2022: tổng số công chứng viên là 25 người hoạt động tại 11 tổ chức hành nghề công chứng. Tổng số việc công chứng là 92.646 việc, trong đó: công chứng hợp đồng, giao dịch là 91.755 việc, công chứng bản dịch và các loại: 891 việc; tổng số thù lao công chứng là 4.417379.000 đồng, phí công chứng là 17.801.111.000 đồng. Chứng thực bản sao là 155.740 bản, phí chứng thực là 1.327.668.000 đồng. Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là 6.743 việc, phí 84.327.000 đồng. Tổng số tiền nộp vào ngân sách/thuế: 5.400.156.000 đồng.
Trong công tác chứng thực, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về tổ chức triển khai Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, Sở Tư pháp đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn địa phương và các Tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ từ ngày 01/4/2015 và nhấn mạnh lưu ý một số điểm mới trong quá trình thực hiện. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 quy định mức trần thù lao công chứng, chi phí chứng thực áp dụng trên địa bàn tỉnh; các văn bản liên quan đến việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị giao ban sơ kết, tổng kết công tác tư pháp với sự tham gia của các Phòng Tư pháp, nhằm trao đổi, thảo luận, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo nhiệm vụ mới. Hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị chuyên sâu về công tác chứng thực, hộ tịch theo Chương trình, Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt./.
Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.548.523 Lượt truy cập hiện tại 8.873
|
|