Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - NHỮNG NGÀY ĐẦU MỚI THÀNH LẬP
Ngày cập nhật 27/07/2022

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ngày 24 tháng 7 năm 1992, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 533/QĐ-UBND thành lập Đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập là kết quả của sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự tham mưu kịp thời của các sở, ban, ngành cấp tỉnh lúc bấy giờ. Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn điều kiện và giới thiệu người có đủ tiêu chuẩn gia nhập Đoàn Luật sư, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chuẩn bị hồ sơ thành lập Đoàn Luật sư.

 

Những luật sư đầu tiên

Khi mới thành lập, Đoàn Luật sư sư tỉnh Thừa Thiên Huế có 02 luật sư là: luật sư Hồ Ngọc Đàn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên; luật sư Châu Văn Thông, nguyên Phó Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh Bình Trị Thiên. Đoàn có 03 luật sư tập sự là: ông Lê Xuân Mãng, nguyên Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên, ông Lê Thanh Vân, nguyên là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Quân khu V và ông Vĩnh Thái là luật sư dưới chế độ cũ. Luật sư Hồ Ngọc Đàn được chỉ định làm Chủ nhiệm lâm thời của Đoàn Luật sư.

Hai luật sư đầu tiên của Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế, người đã đặt viên gạch nền móng cho việc thành lập và phát triển của Đoàn Luật sư là những người đã từng tham gia cống hiến trong công cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ của dân tộc, được Đảng và Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ trọng trách và giữ cương vị cao trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Với bề dày được tôi luyện trong giai đoạn đầy hy sinh, nguy nan của đất nước, họ là những luật sư mang phẩm chất, đạo đức của người đảng viên cộng sản – gương mẫu, đoàn kết, không ngại khó khăn, gian khổ, trung thực và tận tụy hết mình vì công việc. Với họ, hai tiếng “Luật sư” là bổn phận, là trách nhiệm cao quý, là niềm tự hào mà họ luôn trân trọng và giữ gìn.

Những ngày đầu khó khăn

Thời điểm đó, theo quy định tại Pháp lệnh Tổ chức luật sư số 2A-LCT/HĐNN8 ngày 18 tháng 12 năm 1987 của Hội đồng Nhà nước, Đoàn Luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư, chứ chưa phải là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư như bây giờ. Kinh phí của Đoàn Luật sư hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu khi luật sư giúp đỡ pháp lý cho các bị can, bị cáo và các đương sự.

Thời gian đầu khi mới đi vào hoạt động, do chưa có nguồn thu, nên việc trang trải cho các hoạt động của Đoàn do các luật sư đóng góp, vì vậy, Đoàn gặp rất nhiều khó khăn về trụ sở, kinh phí, cơ sở vật chất…

Để có bàn, ghế làm việc, Luật sư Hồ Ngọc Đàn đã nhờ nguời quen là chủ xưởng mộc đóng giúp 05 bộ bàn ghế làm việc cho 05 luật sư, 01 bộ bàn lớn để hội họp và 01 bộ bàn làm việc của thư ký Đoàn Luật sư. Những bộ bàn ghế được đóng bằng gỗ kiền, đẹp và chắc chắn. Mãi đến sau này, khi Đoàn Luật sư được Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng thì mới trả tiền cho ông.

Trụ sở làm việc của Đoàn phải đi thuê và thay đổi nhiều nơi. Ban đầu, địa điểm làm việc của Đoàn là một căn phòng nhỏ, khoảng chừng 20m2, nằm trên tầng 3 của một ngôi nhà ở ngay ngã tư giao giữa đường Trần Thúc Nhẫn và đường Nguyễn Huệ.

Ít lâu sau, Đoàn Luật sư tỉnh chuyển về 15 Trần Thúc Nhẫn (cũ), nơi đặt trụ sở của Báo Thừa Thiên Huế. Tổng biên tập báo lúc bấy giờ là ông Ngô Duy Đàm vốn là chỗ thân tình của luật sư Hồ Ngọc Đàn. Đoàn Luật sư được bố trí một căn phòng ở cuối dãy nhà trệt, khá yên tĩnh, xung quanh có cây xanh tỏa bóng mát. Tiền thuê cũng khiêm tốn chỉ là để bù tiền điện, nước, như là nghĩa cử của cơ quan báo chia sẻ với những khó khăn của Đoàn Luật sư.

Khoảng đầu năm 1994, Đoàn Luật sư chuyển trụ sở về số 02 Phan Bội Châu. Địa điểm thuê mới là một căn phòng khá rộng của dãy nhà trệt trong khuôn viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Thời gian này, hoạt động của Đoàn đã dần đi vào ổn định, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tại nơi này, Đoàn đã tổ chức Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư lần thứ nhất, bầu Ban Chủ nhiệm và Ban kiểm tra của Đoàn và thông qua nội quy của Đoàn Luật sư. Tại Hội nghị này, Luật sư Hồ Ngọc Đàn được bầu làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, luật sư Châu Văn Thông được bầu làm Trưởng Ban Kiểm tra.

Năm 1996, Sở Tư pháp đã bố trí cho Đoàn nơi làm việc mới. Đó là một phòng làm việc ở tầng 2 trong trụ sở của Sở Tư pháp. Sự quan tâm này của Sở Tư pháp đã phần nào giúp Đoàn Luật sư tháo gỡ những khó khăn về tài chính trong việc tìm và thuê trụ sở.

Sau đó, trụ sở làm việc của Đoàn lại được chuyển về số 02 Phan Bội Châu, sau khi nơi này được sửa chữa lại rộng rãi, thoáng đáng hơn.

Những vị luật sư “thấu tình, đạt lý”

Thường thì đầu giờ buổi sáng, các luật sư dành thời gian thảo luận các vụ án mà các luật sư đang đảm nhận. Nhiều vấn đề được đưa ra bàn thảo, rất sôi nổi và nhiệt huyết. Và cụm từ mà tôi thường được nghe các luật sư nhắc đến là “luận cứ phải thấu tình, đạt lý”. Ngày ấy, chưa có máy vi tính như bây giờ. Đoàn Luật sư chỉ có chiếc máy chữ cũ kỹ, thỉnh thoảng lại hỏng, dùng để đánh máy các văn bản của Đoàn và luận cứ của các luật sư. Điều ấn tượng là các luật sư viết luận cứ rất cẩn thận, cân nhắc câu chữ, chỉnh sửa kỹ lưỡng đến từng dấu phẩy, dấu chấm, đọc đi đọc lại, thận trọng gọt giũa từng từ và đặc biệt chữ viết rất nắn nót, sạch, đẹp. Bên cạnh các yếu tố pháp lý được chọn lọc, phân tích, dành trọn trong bản luận cứ còn là tâm huyết và tấm lòng của luật sư. Mỗi luận cứ được viết xong, các luật sư rất vui vẻ và hài lòng như thể đã kỳ công hoàn thành một tác phẩm vậy.

Bên cạnh bàn luận về công việc, các luật sư cũng thường trò chuyện về những hoàn cảnh đáng thương mà họ gặp trong quá trình giúp đỡ pháp lý và động lòng trắc ẩn. Có lần, luật sư Đàn nhận bào chữa cho một bị cáo. Gia đình họ rất nghèo nên luật sư không thu phí. Lúc ấy là mùa đông. Khi phiên tòa kết thúc, thấy người cha già của bị cáo gầy yếu, co ro dưới trời mưa lạnh, luật sư Đàn đã thương tình đến bên động viên và biếu ông ít tiền. Thời bấy giờ, phương tiện đi lại của các luật sư chủ yếu là xe đạp, chỉ bác Đàn và bác Diệu là có xe máy. Việc luật sư về các huyện để tham gia tố tụng gặp rất nhiều khó khăn. Còn nhớ, luật sư Lê Thanh Vân tham gia một vụ dân sự ở Hương Trà. Vụ việc này phức tạp đi lại rất nhiều lần, đường xá xa xôi, lại khó đi, trời thì nắng nóng, nhưng chỉ thu phí có 150.000 đồng, vì “Nhà họ khó khăn, tội lắm” – luật sư Vân tâm sự.

Người chèo lái

Luật sư Hồ Ngọc Đàn là người có công rất lớn đối với việc thành lập và phát triển Đoàn Luật sư. Ông đã dành rất nhiều thời gian, công sức, tham gia các cuộc họp cùng các cơ quan chức năng trong quá trình thiết lập hồ sơ thành lập Đoàn Luật sư. Khi Đoàn luật sư được thành lập và mới đi vào hoạt động, ông là người chèo lái, đưa Đoàn Luật sư vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, đi vào hoạt động ổn định và vững mạnh. Chiếc máy chữ đầu tiên phục vụ cho Đoàn Luật sư là của ông cho Đoàn mượn. Những bộ bàn ghế đẹp đẽ, chắc chắn để các luật sư ngồi làm việc và hội họp trong thời gian đầu Đoàn đi vào hoạt động là do ông nhờ người bạn của mình là chủ xưởng mộc đóng giúp trong khi Đoàn chưa có kinh phí để trả. Những nơi mà Đoàn Luật sư thuê đặt trụ sở cũng là do ôngĐàn kiếm tìm thông qua các mối quan hệ và cũng vì tình thân mà giá thuê cũng phải chăng để chia sẻ khó khăn với Đoàn… Với đạo đức, uy tín, sự tận tâm và nhiệt huyết nghề nghệp, ông đã cùng các luật sư của Đoàn tạo dựng nên vị thế của Đoàn Luật sư, tạo được ấn tượng tốt và sự ủng hộ của các cấp, các ngành.

Thay cho lời kết

Ba mươi năm đã trôi qua, nhưng mỗi lần nhớ lại, dấu ấn không quên vẫn là không khí vui vẻ ở Đoàn Luật sư, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các luật sư, mặc dù thời bấy giờ còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Ngày nay, Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế đã lớn mạnh với đội ngũ luật sư đông đảo, được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm, hoạt động với nhiều mục tiêu lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi một chặng đường dài, không ngừng phấn đấu. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đoàn Luật sư, chúng ta lại tưởng nhớ về các vị luật sư tiền bối của Đoàn với lòng thành kính và tri ân sâu sắc, những người đã tạo dựng nền móng cho Đoàn Luật sư để chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển, đạt được những thành quả tốt đẹp như ngày hôm nay./. 

Trương Thị Xuân Hải
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - NHỮNG NGÀY ĐẦU MỚI THÀNH LẬP
Ngày cập nhật 27/07/2022

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ngày 24 tháng 7 năm 1992, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 533/QĐ-UBND thành lập Đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập là kết quả của sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự tham mưu kịp thời của các sở, ban, ngành cấp tỉnh lúc bấy giờ. Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn điều kiện và giới thiệu người có đủ tiêu chuẩn gia nhập Đoàn Luật sư, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chuẩn bị hồ sơ thành lập Đoàn Luật sư.

 

Những luật sư đầu tiên

Khi mới thành lập, Đoàn Luật sư sư tỉnh Thừa Thiên Huế có 02 luật sư là: luật sư Hồ Ngọc Đàn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên; luật sư Châu Văn Thông, nguyên Phó Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh Bình Trị Thiên. Đoàn có 03 luật sư tập sự là: ông Lê Xuân Mãng, nguyên Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên, ông Lê Thanh Vân, nguyên là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Quân khu V và ông Vĩnh Thái là luật sư dưới chế độ cũ. Luật sư Hồ Ngọc Đàn được chỉ định làm Chủ nhiệm lâm thời của Đoàn Luật sư.

Hai luật sư đầu tiên của Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế, người đã đặt viên gạch nền móng cho việc thành lập và phát triển của Đoàn Luật sư là những người đã từng tham gia cống hiến trong công cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ của dân tộc, được Đảng và Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ trọng trách và giữ cương vị cao trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Với bề dày được tôi luyện trong giai đoạn đầy hy sinh, nguy nan của đất nước, họ là những luật sư mang phẩm chất, đạo đức của người đảng viên cộng sản – gương mẫu, đoàn kết, không ngại khó khăn, gian khổ, trung thực và tận tụy hết mình vì công việc. Với họ, hai tiếng “Luật sư” là bổn phận, là trách nhiệm cao quý, là niềm tự hào mà họ luôn trân trọng và giữ gìn.

Những ngày đầu khó khăn

Thời điểm đó, theo quy định tại Pháp lệnh Tổ chức luật sư số 2A-LCT/HĐNN8 ngày 18 tháng 12 năm 1987 của Hội đồng Nhà nước, Đoàn Luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư, chứ chưa phải là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư như bây giờ. Kinh phí của Đoàn Luật sư hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu khi luật sư giúp đỡ pháp lý cho các bị can, bị cáo và các đương sự.

Thời gian đầu khi mới đi vào hoạt động, do chưa có nguồn thu, nên việc trang trải cho các hoạt động của Đoàn do các luật sư đóng góp, vì vậy, Đoàn gặp rất nhiều khó khăn về trụ sở, kinh phí, cơ sở vật chất…

Để có bàn, ghế làm việc, Luật sư Hồ Ngọc Đàn đã nhờ nguời quen là chủ xưởng mộc đóng giúp 05 bộ bàn ghế làm việc cho 05 luật sư, 01 bộ bàn lớn để hội họp và 01 bộ bàn làm việc của thư ký Đoàn Luật sư. Những bộ bàn ghế được đóng bằng gỗ kiền, đẹp và chắc chắn. Mãi đến sau này, khi Đoàn Luật sư được Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng thì mới trả tiền cho ông.

Trụ sở làm việc của Đoàn phải đi thuê và thay đổi nhiều nơi. Ban đầu, địa điểm làm việc của Đoàn là một căn phòng nhỏ, khoảng chừng 20m2, nằm trên tầng 3 của một ngôi nhà ở ngay ngã tư giao giữa đường Trần Thúc Nhẫn và đường Nguyễn Huệ.

Ít lâu sau, Đoàn Luật sư tỉnh chuyển về 15 Trần Thúc Nhẫn (cũ), nơi đặt trụ sở của Báo Thừa Thiên Huế. Tổng biên tập báo lúc bấy giờ là ông Ngô Duy Đàm vốn là chỗ thân tình của luật sư Hồ Ngọc Đàn. Đoàn Luật sư được bố trí một căn phòng ở cuối dãy nhà trệt, khá yên tĩnh, xung quanh có cây xanh tỏa bóng mát. Tiền thuê cũng khiêm tốn chỉ là để bù tiền điện, nước, như là nghĩa cử của cơ quan báo chia sẻ với những khó khăn của Đoàn Luật sư.

Khoảng đầu năm 1994, Đoàn Luật sư chuyển trụ sở về số 02 Phan Bội Châu. Địa điểm thuê mới là một căn phòng khá rộng của dãy nhà trệt trong khuôn viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Thời gian này, hoạt động của Đoàn đã dần đi vào ổn định, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Tại nơi này, Đoàn đã tổ chức Hội nghị toàn thể Đoàn Luật sư lần thứ nhất, bầu Ban Chủ nhiệm và Ban kiểm tra của Đoàn và thông qua nội quy của Đoàn Luật sư. Tại Hội nghị này, Luật sư Hồ Ngọc Đàn được bầu làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, luật sư Châu Văn Thông được bầu làm Trưởng Ban Kiểm tra.

Năm 1996, Sở Tư pháp đã bố trí cho Đoàn nơi làm việc mới. Đó là một phòng làm việc ở tầng 2 trong trụ sở của Sở Tư pháp. Sự quan tâm này của Sở Tư pháp đã phần nào giúp Đoàn Luật sư tháo gỡ những khó khăn về tài chính trong việc tìm và thuê trụ sở.

Sau đó, trụ sở làm việc của Đoàn lại được chuyển về số 02 Phan Bội Châu, sau khi nơi này được sửa chữa lại rộng rãi, thoáng đáng hơn.

Những vị luật sư “thấu tình, đạt lý”

Thường thì đầu giờ buổi sáng, các luật sư dành thời gian thảo luận các vụ án mà các luật sư đang đảm nhận. Nhiều vấn đề được đưa ra bàn thảo, rất sôi nổi và nhiệt huyết. Và cụm từ mà tôi thường được nghe các luật sư nhắc đến là “luận cứ phải thấu tình, đạt lý”. Ngày ấy, chưa có máy vi tính như bây giờ. Đoàn Luật sư chỉ có chiếc máy chữ cũ kỹ, thỉnh thoảng lại hỏng, dùng để đánh máy các văn bản của Đoàn và luận cứ của các luật sư. Điều ấn tượng là các luật sư viết luận cứ rất cẩn thận, cân nhắc câu chữ, chỉnh sửa kỹ lưỡng đến từng dấu phẩy, dấu chấm, đọc đi đọc lại, thận trọng gọt giũa từng từ và đặc biệt chữ viết rất nắn nót, sạch, đẹp. Bên cạnh các yếu tố pháp lý được chọn lọc, phân tích, dành trọn trong bản luận cứ còn là tâm huyết và tấm lòng của luật sư. Mỗi luận cứ được viết xong, các luật sư rất vui vẻ và hài lòng như thể đã kỳ công hoàn thành một tác phẩm vậy.

Bên cạnh bàn luận về công việc, các luật sư cũng thường trò chuyện về những hoàn cảnh đáng thương mà họ gặp trong quá trình giúp đỡ pháp lý và động lòng trắc ẩn. Có lần, luật sư Đàn nhận bào chữa cho một bị cáo. Gia đình họ rất nghèo nên luật sư không thu phí. Lúc ấy là mùa đông. Khi phiên tòa kết thúc, thấy người cha già của bị cáo gầy yếu, co ro dưới trời mưa lạnh, luật sư Đàn đã thương tình đến bên động viên và biếu ông ít tiền. Thời bấy giờ, phương tiện đi lại của các luật sư chủ yếu là xe đạp, chỉ bác Đàn và bác Diệu là có xe máy. Việc luật sư về các huyện để tham gia tố tụng gặp rất nhiều khó khăn. Còn nhớ, luật sư Lê Thanh Vân tham gia một vụ dân sự ở Hương Trà. Vụ việc này phức tạp đi lại rất nhiều lần, đường xá xa xôi, lại khó đi, trời thì nắng nóng, nhưng chỉ thu phí có 150.000 đồng, vì “Nhà họ khó khăn, tội lắm” – luật sư Vân tâm sự.

Người chèo lái

Luật sư Hồ Ngọc Đàn là người có công rất lớn đối với việc thành lập và phát triển Đoàn Luật sư. Ông đã dành rất nhiều thời gian, công sức, tham gia các cuộc họp cùng các cơ quan chức năng trong quá trình thiết lập hồ sơ thành lập Đoàn Luật sư. Khi Đoàn luật sư được thành lập và mới đi vào hoạt động, ông là người chèo lái, đưa Đoàn Luật sư vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, đi vào hoạt động ổn định và vững mạnh. Chiếc máy chữ đầu tiên phục vụ cho Đoàn Luật sư là của ông cho Đoàn mượn. Những bộ bàn ghế đẹp đẽ, chắc chắn để các luật sư ngồi làm việc và hội họp trong thời gian đầu Đoàn đi vào hoạt động là do ông nhờ người bạn của mình là chủ xưởng mộc đóng giúp trong khi Đoàn chưa có kinh phí để trả. Những nơi mà Đoàn Luật sư thuê đặt trụ sở cũng là do ôngĐàn kiếm tìm thông qua các mối quan hệ và cũng vì tình thân mà giá thuê cũng phải chăng để chia sẻ khó khăn với Đoàn… Với đạo đức, uy tín, sự tận tâm và nhiệt huyết nghề nghệp, ông đã cùng các luật sư của Đoàn tạo dựng nên vị thế của Đoàn Luật sư, tạo được ấn tượng tốt và sự ủng hộ của các cấp, các ngành.

Thay cho lời kết

Ba mươi năm đã trôi qua, nhưng mỗi lần nhớ lại, dấu ấn không quên vẫn là không khí vui vẻ ở Đoàn Luật sư, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các luật sư, mặc dù thời bấy giờ còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Ngày nay, Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế đã lớn mạnh với đội ngũ luật sư đông đảo, được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm, hoạt động với nhiều mục tiêu lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi một chặng đường dài, không ngừng phấn đấu. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đoàn Luật sư, chúng ta lại tưởng nhớ về các vị luật sư tiền bối của Đoàn với lòng thành kính và tri ân sâu sắc, những người đã tạo dựng nền móng cho Đoàn Luật sư để chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển, đạt được những thành quả tốt đẹp như ngày hôm nay./. 

Trương Thị Xuân Hải
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.548.523
Lượt truy cập hiện tại 10.002