|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Hội thảo tham vấn về chính sách hỗ trợ cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 14/06/2022
Với mục tiêu hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thích ứng và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) đã hỗ trợ thực hiện khảo sát và nghiên cứu tình hình hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tác động, hiệu quả đến cộng đồng DNNVV do phụ nữ làm chủ.
Ngày 09/6/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ADB; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Hội Doanh nhân nữ tỉnh tổ chức Hội thảo “Tham vấn về Chính sách hỗ trợ cho DNNVV do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế” để báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu nói trên đồng thời lấy ý kiến xây dựng Kế hoạch hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ tại Khách sạn Vinpearl. Đến tham dự hội thảo có khoảng 60 đại biểu là đại diện của: Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh (tham dự đồng chủ trì, đề nghị mời Trung tâm phát triển phụ nữ tỉnh; Hội Doanh nhân nữ tỉnh; lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Lao động Thương binh và Xã hội; Công thương; Tư pháp; Tài chính; Du lịch; Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Ngân hàng nhà Nước CN tỉnh TT Huế; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Hội doanh nhân trẻ; Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Quỹ đầu tư phát triển tỉnh; Quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh; Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc Hội thảo.
Hội thảo đã nghe Báo cáo tổng hợp pháp lý và chính sách về hỗ trợ DNVVN do nữ làm chủ ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/05/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Báo cáo thực hiện quy định và gợi ý hành động hỗ trợ DNVVN do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Thừa Thiên Huế như: Tiếp cận tài chính; Tiếp cận bảo lãnh tín dụng; Tiếp cận tín dụng ưu đãi và đầu tư; Tiếp cận đầu tư đổi mới công nghệ và dự án đầu tư hạ tầng; Tiếp cận đầu tư của Quỹ Khởi nghiệp Sáng tạo; Tiếp cận tín dụng từ ngân hàng thương mại; Tiếp cận tín dụng vi mô dành cho phụ nữ khởi nghiệp; Tiếp cận Quỹ Phát triển DNNVV thông qua các tổ chức tài chính tham gia (Ngân hàng Thương mại); Ưu đãi thuế và kế toán; Hỗ trợ mặt bằng sản xuất; Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; Hỗ trợ mở rộng thị trường; Tiếp cận thông tin, tư vấn và hỗ trợ pháp lý; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh; Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ DNNVV tham gia chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành; góp ý kết quả nghiên cứu về triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025 như chính sách tín dụng, kích cầu du lịch, phát triển mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo…
Nhiều rào cản trong tiếp cận chính sách
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, cũng như cộng đồng doanh nhân nữ, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn còn gặp phải nhiều rào cản hơn so với nam giới trong tiếp cận chính sách. Cho nên, những chính sách liên quan đến việc trợ giúp DN nữ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ví dụ, các DNNVV do phụ nữ làm chủ có khả năng vay ngân hàng thấp hơn đến 10 điểm phần trăm so với những DN có hiệu quả kinh doanh tương tự do nam giới điều hành. Thậm chí, khi họ có được khoản vay, số tiền cho vay thường nhỏ hơn và có kỳ hạn ngắn hơn.
Nâng cao xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Theo chuyên gia chính sách Phạm Hoàng Ngân, để tăng khả năng tiếp cận chính sách cho DNNVV do nữ làm chủ, Thừa Thiên Huế cần nghiên cứu mở rộng danh mục ưu tiên đầu tư của tỉnh, danh mục ưu tiên bảo lãnh tín dụng cho DNNVV giai đoạn 2022-2025 trình HĐND tỉnh phê duyệt. Trong đó, nghiên cứu bổ sung một số ngành ưu tiên đầu tư và ưu tiên bảo lãnh tín dụng cho DNNVV do phụ nữ làm chủ.
Trong kế hoạch hỗ trợ DNNVV, tỉnh phục hồi kinh tế trong tình hình mới, cần đề xuất nhiệm vụ cho Quỹ Đầu tư và Phát triển và Quỹ Bảo lãnh Tín dụng DNNVV phối hợp với Hội Doanh nhân nữ tỉnh thực hiện các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV do nữ làm chủ chịu ảnh hưởng của COVID-19. Ngoài ra, cần hỗ trợ tăng cường năng lực cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh hoàn thiện bộ công cụ và tiêu chí xếp hạng tín nhiệm DN. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho DNNVV do nữ làm chủ áp dụng bộ công cụ và tiêu chí xếp hạng tín nhiệm DN để tự đánh giá xếp hạng tín nhiệm của DN và xác định các phương án nâng cao xếp hạng tín nhiệm DN.
Bà Trịnh Thị Hương, Trưởng Phòng Tổng hợp và Chính sách, Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, không nên ban hành các chính sách tách riêng đối với DNNVV do nữ làm chủ mà nên lồng ghép các chính sách hỗ trợ trong đó ưu tiên DNNVV do nữ làm chủ. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế cần hỗ trợ kết nối mạng lưới chuyên gia tư vấn phát triển DN; hỗ trợ đào tạo quản trị DN; hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của DN cho các DNNVV do nữ làm chủ đã chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN giúp doanh nhân nữ có thêm kiến thức, kỹ năng quản trị DN hiệu quả.
Hiện nay tỉnh Từa Thiên Huế đã ban hành rất nhiều các chính sách hỗ trợ DN và khá sát với thực tế của DN như chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, đào tạo DN, kết nối thị trường… trong đó DNNVV do nữ làm chủ luôn là đối tượng được ưu tiên. Chính quyền, các sở, ngành cũng đã có những thay đổi trong tư duy hỗ trợ DN theo hướng lấy DN làm trung tâm bằng cách bắt tay kết nối với cộng đồng DN, tìm đến DN để hỗ trợ thay vì đợi DN liên hệ để được tư vấn hỗ trợ. Tuy nhiên, DNNVV nói chung và DNNVV do nữ làm chủ nói riêng cũng cần mạnh dạn, chủ động trong tiếp cận chính sách cũng như nâng cao năng lực của chính mình. Việc này có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức, trong đó có chủ động đăng ký tham gia các khóa đào tạo khác nhau do các sở ngành tổ chức, tham gia các hội, nhóm để có cách tiếp cận đa chiều với chính sách, ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã khẳng định.
Thủy Phương Các tin khác
|
Hội thảo tham vấn về chính sách hỗ trợ cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 14/06/2022
Với mục tiêu hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thích ứng và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp) đã hỗ trợ thực hiện khảo sát và nghiên cứu tình hình hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tác động, hiệu quả đến cộng đồng DNNVV do phụ nữ làm chủ.
Ngày 09/6/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ADB; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Hội Doanh nhân nữ tỉnh tổ chức Hội thảo “Tham vấn về Chính sách hỗ trợ cho DNNVV do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế” để báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu nói trên đồng thời lấy ý kiến xây dựng Kế hoạch hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ tại Khách sạn Vinpearl. Đến tham dự hội thảo có khoảng 60 đại biểu là đại diện của: Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh (tham dự đồng chủ trì, đề nghị mời Trung tâm phát triển phụ nữ tỉnh; Hội Doanh nhân nữ tỉnh; lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Lao động Thương binh và Xã hội; Công thương; Tư pháp; Tài chính; Du lịch; Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Ngân hàng nhà Nước CN tỉnh TT Huế; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Hội doanh nhân trẻ; Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Quỹ đầu tư phát triển tỉnh; Quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh; Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc Hội thảo.
Hội thảo đã nghe Báo cáo tổng hợp pháp lý và chính sách về hỗ trợ DNVVN do nữ làm chủ ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/05/2022 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Báo cáo thực hiện quy định và gợi ý hành động hỗ trợ DNVVN do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Thừa Thiên Huế như: Tiếp cận tài chính; Tiếp cận bảo lãnh tín dụng; Tiếp cận tín dụng ưu đãi và đầu tư; Tiếp cận đầu tư đổi mới công nghệ và dự án đầu tư hạ tầng; Tiếp cận đầu tư của Quỹ Khởi nghiệp Sáng tạo; Tiếp cận tín dụng từ ngân hàng thương mại; Tiếp cận tín dụng vi mô dành cho phụ nữ khởi nghiệp; Tiếp cận Quỹ Phát triển DNNVV thông qua các tổ chức tài chính tham gia (Ngân hàng Thương mại); Ưu đãi thuế và kế toán; Hỗ trợ mặt bằng sản xuất; Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; Hỗ trợ mở rộng thị trường; Tiếp cận thông tin, tư vấn và hỗ trợ pháp lý; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh; Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ DNNVV tham gia chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành; góp ý kết quả nghiên cứu về triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025 như chính sách tín dụng, kích cầu du lịch, phát triển mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo…
Nhiều rào cản trong tiếp cận chính sách
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, cũng như cộng đồng doanh nhân nữ, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn còn gặp phải nhiều rào cản hơn so với nam giới trong tiếp cận chính sách. Cho nên, những chính sách liên quan đến việc trợ giúp DN nữ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ví dụ, các DNNVV do phụ nữ làm chủ có khả năng vay ngân hàng thấp hơn đến 10 điểm phần trăm so với những DN có hiệu quả kinh doanh tương tự do nam giới điều hành. Thậm chí, khi họ có được khoản vay, số tiền cho vay thường nhỏ hơn và có kỳ hạn ngắn hơn.
Nâng cao xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
Theo chuyên gia chính sách Phạm Hoàng Ngân, để tăng khả năng tiếp cận chính sách cho DNNVV do nữ làm chủ, Thừa Thiên Huế cần nghiên cứu mở rộng danh mục ưu tiên đầu tư của tỉnh, danh mục ưu tiên bảo lãnh tín dụng cho DNNVV giai đoạn 2022-2025 trình HĐND tỉnh phê duyệt. Trong đó, nghiên cứu bổ sung một số ngành ưu tiên đầu tư và ưu tiên bảo lãnh tín dụng cho DNNVV do phụ nữ làm chủ.
Trong kế hoạch hỗ trợ DNNVV, tỉnh phục hồi kinh tế trong tình hình mới, cần đề xuất nhiệm vụ cho Quỹ Đầu tư và Phát triển và Quỹ Bảo lãnh Tín dụng DNNVV phối hợp với Hội Doanh nhân nữ tỉnh thực hiện các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV do nữ làm chủ chịu ảnh hưởng của COVID-19. Ngoài ra, cần hỗ trợ tăng cường năng lực cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh hoàn thiện bộ công cụ và tiêu chí xếp hạng tín nhiệm DN. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho DNNVV do nữ làm chủ áp dụng bộ công cụ và tiêu chí xếp hạng tín nhiệm DN để tự đánh giá xếp hạng tín nhiệm của DN và xác định các phương án nâng cao xếp hạng tín nhiệm DN.
Bà Trịnh Thị Hương, Trưởng Phòng Tổng hợp và Chính sách, Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, không nên ban hành các chính sách tách riêng đối với DNNVV do nữ làm chủ mà nên lồng ghép các chính sách hỗ trợ trong đó ưu tiên DNNVV do nữ làm chủ. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế cần hỗ trợ kết nối mạng lưới chuyên gia tư vấn phát triển DN; hỗ trợ đào tạo quản trị DN; hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của DN cho các DNNVV do nữ làm chủ đã chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN giúp doanh nhân nữ có thêm kiến thức, kỹ năng quản trị DN hiệu quả.
Hiện nay tỉnh Từa Thiên Huế đã ban hành rất nhiều các chính sách hỗ trợ DN và khá sát với thực tế của DN như chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, đào tạo DN, kết nối thị trường… trong đó DNNVV do nữ làm chủ luôn là đối tượng được ưu tiên. Chính quyền, các sở, ngành cũng đã có những thay đổi trong tư duy hỗ trợ DN theo hướng lấy DN làm trung tâm bằng cách bắt tay kết nối với cộng đồng DN, tìm đến DN để hỗ trợ thay vì đợi DN liên hệ để được tư vấn hỗ trợ. Tuy nhiên, DNNVV nói chung và DNNVV do nữ làm chủ nói riêng cũng cần mạnh dạn, chủ động trong tiếp cận chính sách cũng như nâng cao năng lực của chính mình. Việc này có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức, trong đó có chủ động đăng ký tham gia các khóa đào tạo khác nhau do các sở ngành tổ chức, tham gia các hội, nhóm để có cách tiếp cận đa chiều với chính sách, ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã khẳng định.
Thủy Phương Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.548.653 Lượt truy cập hiện tại 11.469
|
|