Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012
Ngày cập nhật 13/12/2012

Ngày 05/12/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012. Hội nghị do đồng chí Ngô Hòa – Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh  chủ trì.

Qua 5 năm thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, một số chỉ tiêu vượt mức tối thiểu theo kế hoạch, như: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp được phổ biến, giáo dục pháp luật (vượt mức từ 2%-5%),…
Nhiều hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai thực hiện phù hợp với tình hình đặc điểm của từng khu vực. Đối với những địa bàn có tình trạng an ninh, trật tự, an toàn xã hội chưa được tốt hoặc nơi có khả năng xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (như bến xe, bến tàu, nơi tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn, chợ, khu vực có nhiều người lưu trú), thực hiện tuyên truyền kết hợp với vận động nhân dân chấp hành pháp luật, tăng thời lượng phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng các mô hình điểm, tổ chức ký cam kết không vi phạm pháp luật. Đối với những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số (huyện Nam Đông, ALưới,…), tăng cường hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác cho chính quyền địa phương, biên soạn tài liệu bằng tiếng dân tộc để tuyên truyền pháp luật cho người dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện kết hợp với giải quyết các yêu cầu nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước và địa phương một cách kịp thời, hiệu quả, như: Vấn đề về biên giới, biển đảo, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vấn đề về di cư tự do ở khu vực biên giới, quốc tịch, giao thông đường bộ,…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận, giới thiệu về mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, như: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới; phổ biến, giáo dục pháp luật qua Báo Thừa Thiên Huế; thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai thực hiện các Đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012 tại thị xã Hương Thủy; mô hình xây dựng tủ sách pháp luật tại thôn, xóm, khu dân cư của xã Phong Hải, huyện Phong Điền.
Bên cạnh kết quả đạt được, Hội nghị đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nguyên nhân của vấn đề. Đó là việc triển khai thiếu kịp thời, đồng bộ hai Đề án thuộc Chương trình (Đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” và Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”); thiếu biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả cho một số nhóm đối tượng, như: Người lao động, thanh thiếu niên tự do, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa phát huy hiệu quả trên phạm vi rộng (Tủ sách pháp luật, ngày pháp luật),...
Phát biểu kết luận tại

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012
Ngày cập nhật 13/12/2012

Ngày 05/12/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012. Hội nghị do đồng chí Ngô Hòa – Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh  chủ trì.

Qua 5 năm thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, một số chỉ tiêu vượt mức tối thiểu theo kế hoạch, như: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp được phổ biến, giáo dục pháp luật (vượt mức từ 2%-5%),…
Nhiều hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai thực hiện phù hợp với tình hình đặc điểm của từng khu vực. Đối với những địa bàn có tình trạng an ninh, trật tự, an toàn xã hội chưa được tốt hoặc nơi có khả năng xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (như bến xe, bến tàu, nơi tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn, chợ, khu vực có nhiều người lưu trú), thực hiện tuyên truyền kết hợp với vận động nhân dân chấp hành pháp luật, tăng thời lượng phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng các mô hình điểm, tổ chức ký cam kết không vi phạm pháp luật. Đối với những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số (huyện Nam Đông, ALưới,…), tăng cường hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác cho chính quyền địa phương, biên soạn tài liệu bằng tiếng dân tộc để tuyên truyền pháp luật cho người dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện kết hợp với giải quyết các yêu cầu nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước và địa phương một cách kịp thời, hiệu quả, như: Vấn đề về biên giới, biển đảo, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vấn đề về di cư tự do ở khu vực biên giới, quốc tịch, giao thông đường bộ,…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận, giới thiệu về mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, như: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới; phổ biến, giáo dục pháp luật qua Báo Thừa Thiên Huế; thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai thực hiện các Đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2008-2012 tại thị xã Hương Thủy; mô hình xây dựng tủ sách pháp luật tại thôn, xóm, khu dân cư của xã Phong Hải, huyện Phong Điền.
Bên cạnh kết quả đạt được, Hội nghị đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nguyên nhân của vấn đề. Đó là việc triển khai thiếu kịp thời, đồng bộ hai Đề án thuộc Chương trình (Đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” và Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”); thiếu biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả cho một số nhóm đối tượng, như: Người lao động, thanh thiếu niên tự do, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa phát huy hiệu quả trên phạm vi rộng (Tủ sách pháp luật, ngày pháp luật),...
Phát biểu kết luận tại

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.737.479
Lượt truy cập hiện tại 12.510