Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế thăm và ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Tư pháp các tỉnh nước bạn Lào
Ngày cập nhật 26/09/2012

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào và 30 năm quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp (1982-2012) giữa hai nước Việt Nam – Lào, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đoàn trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác tư pháp tại một số tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Đoàn công tác do đồng chí Dương Quang Tương – Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn. Trong  05 ngày (từ ngày 09/9-13/9), Đoàn đã đến thăm và làm việc với Sở Tư pháp tỉnh SêKong, tỉnh Salavan của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về công tác Tư pháp. Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn đã đến thăm Sở Tư pháp tỉnh Savannakhet và Trường Cao đẳng Luật miền Nam.
SêKong và Salavan là hai tỉnh của Lào có đường biên giới đi qua huyện vùng cao Alưới của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong công tác Tư pháp, giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh SêKong, tỉnh Salavan có chung vấn đề cần được tiếp tục phối hợp giải quyết, đó là tình trạng người Lào di cư tự do và sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới.
Theo kết quả khảo sát, phân loại của tỉnh Thừa Thiên Huế, tại huyện A Lưới có 112 hộ/447 khẩu người Lào di cư tự do và sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn qua các xã thuộc huyện Alưới. Trong đó, có 57 trường hợp sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn với 105 người con.
Phần lớn người Lào di cư tự do sang cư trú tại huyện Alưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) thuộc các bản Alin, ABả, A Rung, Rư Bả, Ka Lô, huyện Kà Lùm, tỉnh Sê Kong; bản Tà Lo, A Túc, huyện Tù Muồi, tỉnh  Salavan.
Đời sống của các hộ người Lào di cư tự do sang Việt Nam tại huyện Alưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn chung còn khó khăn về kinh tế. Bên cạnh đó, việc thiếu các giấy tờ tùy thân, không chứng minh được quốc tịch cũng là khó khăn trong thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật cũng như thụ hưởng các chính sách của Nhà nước Việt Nam.
Qua khảo sát, phần lớn những người này có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam. Do đó, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã lập hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét đối với 147 trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam, nghĩa là những người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/7/2009 ngày Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Đến nay, đã có 29 người được nhập quốc tịch Việt Nam, 118 trường hợp còn lại đang được xem xét, thẩm tra hồ sơ.
Từ thực trạng đó, căn cứ Biên bản hợp tác giai đoạn từ năm 2011-2015 giữa Bộ Tư pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Bộ Tư pháp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 25 tháng 8 năm 2010; Biên bản ghi nhớ giữa Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Thừa Thiên Huế - Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh SêKong ngày 21/6/2011 và tỉnh Salavan – Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 22 tháng 6 năm 2011; sau khi trao đổi và thống nhất, Sở Tư

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế thăm và ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Tư pháp các tỉnh nước bạn Lào
Ngày cập nhật 26/09/2012

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào và 30 năm quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp (1982-2012) giữa hai nước Việt Nam – Lào, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đoàn trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác tư pháp tại một số tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Đoàn công tác do đồng chí Dương Quang Tương – Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn. Trong  05 ngày (từ ngày 09/9-13/9), Đoàn đã đến thăm và làm việc với Sở Tư pháp tỉnh SêKong, tỉnh Salavan của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về công tác Tư pháp. Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn đã đến thăm Sở Tư pháp tỉnh Savannakhet và Trường Cao đẳng Luật miền Nam.
SêKong và Salavan là hai tỉnh của Lào có đường biên giới đi qua huyện vùng cao Alưới của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong công tác Tư pháp, giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh SêKong, tỉnh Salavan có chung vấn đề cần được tiếp tục phối hợp giải quyết, đó là tình trạng người Lào di cư tự do và sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới.
Theo kết quả khảo sát, phân loại của tỉnh Thừa Thiên Huế, tại huyện A Lưới có 112 hộ/447 khẩu người Lào di cư tự do và sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn qua các xã thuộc huyện Alưới. Trong đó, có 57 trường hợp sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn với 105 người con.
Phần lớn người Lào di cư tự do sang cư trú tại huyện Alưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) thuộc các bản Alin, ABả, A Rung, Rư Bả, Ka Lô, huyện Kà Lùm, tỉnh Sê Kong; bản Tà Lo, A Túc, huyện Tù Muồi, tỉnh  Salavan.
Đời sống của các hộ người Lào di cư tự do sang Việt Nam tại huyện Alưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn chung còn khó khăn về kinh tế. Bên cạnh đó, việc thiếu các giấy tờ tùy thân, không chứng minh được quốc tịch cũng là khó khăn trong thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật cũng như thụ hưởng các chính sách của Nhà nước Việt Nam.
Qua khảo sát, phần lớn những người này có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam. Do đó, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã lập hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét đối với 147 trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam, nghĩa là những người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày 01/7/2009 ngày Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Đến nay, đã có 29 người được nhập quốc tịch Việt Nam, 118 trường hợp còn lại đang được xem xét, thẩm tra hồ sơ.
Từ thực trạng đó, căn cứ Biên bản hợp tác giai đoạn từ năm 2011-2015 giữa Bộ Tư pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Bộ Tư pháp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 25 tháng 8 năm 2010; Biên bản ghi nhớ giữa Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Thừa Thiên Huế - Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh SêKong ngày 21/6/2011 và tỉnh Salavan – Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 22 tháng 6 năm 2011; sau khi trao đổi và thống nhất, Sở Tư

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 19.741.511
Lượt truy cập hiện tại 104