|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự Hội nghị tập huấn Nghị định số 82/2020/NĐ-CP Tại Tỉnh Ninh Bình. Ngày cập nhật 15/04/2021
Trong hai ngày , 08, 09 tháng 4 năm 2021, tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự ; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hội nghị do đồng chí Nguyễn Hồng Diện - Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chủ trì, cùng với sự tham gia của các đồng chí là đại diện Lãnh đạo, công chức thanh tra 26 Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố phía Bắc và Bắc trung Bộ. Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế có đồng chí Phan Văn Quả - Phó giám đốc Sở và các công chức thanh tra tham dự Hội nghị.
Tại Hội nghị, đồng chí Tạ Thị Lài – Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư Pháp giới thiệu về Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2020 và thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ. So với Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP gồm có 9 Chương 91 Điều, tăng thêm 1 chương 12 Điều, bổ sung thêm nội dung về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hòa giải thương mại, thừa phát lại và bồi thường nhà nước .
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo trong một số hoạt động như: luật sư, tư vấn, công chứng, đấu giá tài sản, giám định tư pháp, chứng thực, hộ tịch, giao dịch bảo đảm, hôn nhân và gia đình, quản lý thanh lý tài sản để phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Tăng mức phạt tiền đối với nhiều hành vi vi phạm tại hầu hết các lĩnh vực, hoạt động. Đồng thời, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP cũng quy định mới 12 biện pháp khắc phục hậu quả nhằm khắc phục một cách triệt để hậu quả của các hành vi vi phạm bị xử phạt ...
Ngoài việc triển khai Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, các đại biểu được tập huấn một số nội dung liên quan như: Kỹ năng chuyên sâu về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp; xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đấu giá tài sản; kỹ năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đấu giá tài sản.
Cũng tại Hội nghị, đồng chí Lê Thanh Bình – Phó Cục trưởng Cục quản lý, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành phát luật – Bộ Tư pháp đã giải đáp, trao đổi một số vấn đề còn vướng mắc như: xử lý việc báo cáo không đầy đủ, không chính xác của tổ chức luật sư, xử phạt trong các trường hợp tảo hôn; xử phạt đối với trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không còn hành nghề công chứng, luật sư, đấu giá ...
Đồng chí Nguyễn Văn Niêm – Chánh Thanh tra Sở Tư Pháp tỉnh Thừa Thiên Huế nêu lên một số vướng mắc rút ra từ thực tiễn công tác thanh tra tại địa phương, đó là việc xử lý các tổ chức hành nghề luật sư không ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc phiếu thỏa thuận dịch vụ pháp lý có thu trong thời gian dài (từ 01 đến 02 năm); xử lý trường hợp tổ chức hành nghề công chứng ghi lời chứng không chính xác về địa điểm khi thực hiện công chứng ngoài trụ sở.
Thông qua Hội nghị, các đại biểu tham dự đã được củng cố, làm rõ hơn những vấn đề pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính để thực hiện tốt hơn công tác này tại địa phương, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong ngành Tư Pháp .
Thùy Trang Các tin khác
|
Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tham dự Hội nghị tập huấn Nghị định số 82/2020/NĐ-CP Tại Tỉnh Ninh Bình. Ngày cập nhật 15/04/2021
Trong hai ngày , 08, 09 tháng 4 năm 2021, tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự ; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hội nghị do đồng chí Nguyễn Hồng Diện - Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chủ trì, cùng với sự tham gia của các đồng chí là đại diện Lãnh đạo, công chức thanh tra 26 Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố phía Bắc và Bắc trung Bộ. Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế có đồng chí Phan Văn Quả - Phó giám đốc Sở và các công chức thanh tra tham dự Hội nghị.
Tại Hội nghị, đồng chí Tạ Thị Lài – Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư Pháp giới thiệu về Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2020 và thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ. So với Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP gồm có 9 Chương 91 Điều, tăng thêm 1 chương 12 Điều, bổ sung thêm nội dung về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hòa giải thương mại, thừa phát lại và bồi thường nhà nước .
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo trong một số hoạt động như: luật sư, tư vấn, công chứng, đấu giá tài sản, giám định tư pháp, chứng thực, hộ tịch, giao dịch bảo đảm, hôn nhân và gia đình, quản lý thanh lý tài sản để phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Tăng mức phạt tiền đối với nhiều hành vi vi phạm tại hầu hết các lĩnh vực, hoạt động. Đồng thời, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP cũng quy định mới 12 biện pháp khắc phục hậu quả nhằm khắc phục một cách triệt để hậu quả của các hành vi vi phạm bị xử phạt ...
Ngoài việc triển khai Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, các đại biểu được tập huấn một số nội dung liên quan như: Kỹ năng chuyên sâu về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp; xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đấu giá tài sản; kỹ năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đấu giá tài sản.
Cũng tại Hội nghị, đồng chí Lê Thanh Bình – Phó Cục trưởng Cục quản lý, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành phát luật – Bộ Tư pháp đã giải đáp, trao đổi một số vấn đề còn vướng mắc như: xử lý việc báo cáo không đầy đủ, không chính xác của tổ chức luật sư, xử phạt trong các trường hợp tảo hôn; xử phạt đối với trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không còn hành nghề công chứng, luật sư, đấu giá ...
Đồng chí Nguyễn Văn Niêm – Chánh Thanh tra Sở Tư Pháp tỉnh Thừa Thiên Huế nêu lên một số vướng mắc rút ra từ thực tiễn công tác thanh tra tại địa phương, đó là việc xử lý các tổ chức hành nghề luật sư không ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc phiếu thỏa thuận dịch vụ pháp lý có thu trong thời gian dài (từ 01 đến 02 năm); xử lý trường hợp tổ chức hành nghề công chứng ghi lời chứng không chính xác về địa điểm khi thực hiện công chứng ngoài trụ sở.
Thông qua Hội nghị, các đại biểu tham dự đã được củng cố, làm rõ hơn những vấn đề pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính để thực hiện tốt hơn công tác này tại địa phương, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong ngành Tư Pháp .
Thùy Trang Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.559.513 Lượt truy cập hiện tại 3.055
|
|