Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2016-2020 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 22/01/2021

Ngày 20 tháng 01 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2016-2020 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025, tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Uỷ viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

Hiện nay, theo báo cáo kết quả tổng rà soát, thống kê của các ngành chức năng, tổng người nghiện, người sử dụng và nghi sử dụng ma túy trên địa bàn toàn tỉnh (tính đến 15/12/2020) là 2.400 người. Trong đó, người nghiện ma túy: 456 người (nam: 452, nữ: 4); người sử dụng ma túy: 1.130 người (nam: 1071; nữ: 59); người nghi sử dụng ma túy: 814 người (nam: 797; nữ: 17). Toàn tỉnh hiện có 122/145 xã, phường, thị trấn có người sử dụng ma túy; 111/145 xã, phường, thị trấn có người nghi sử dụng ma túy và 79/145 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy (thành phố Huế: 27, thị xã Hương Thủy: 10, huyện Phong Điền: 05, huyện Quảng Điền: 5; huyện A Lưới: 03, chỉ duy nhất huyện Nam Đông chưa có người nghiện ma túy. 75 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy đã thành lập, kiện toàn Tổ công tác cai nghiện ma túy và xây dựng quy chế hoạt động của Tổ. Cơ quan, chức năng các cấp đã thường xuyên tổ chức khảo sát, điều tra, triệt phá đường dây, ổ nhóm, tụ điểm gái mại dâm; xử lý triệt để các tụ điểm mại dâm đứng đường đón khách. Qua 05 năm các ngành chức năng tỉnh đã triệt phá 14 cơ sở kinh doanh dịch vụ giảm 22 vụ so với giai đoạn 2011-2015, số đối tượng bắt giữ: 75 người (trong đó: 30 gái bán dâm, 30 khách mua dâm, 09 chủ chứa, 02 môi giới, 04 chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ); đề nghị truy tố 07 vụ gồm 10 đối tượng (trong đó: 09 chủ chứa, 01 môi giới). Công an tỉnh, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phát hiện, ngăn chặn 07 vụ với 08 nạn nhân nghi bị mua bán, đang giam, giữ 02 đối tượng mua bán, 01 đối tượng đang bị truy nã liên quan đến mua bán người; ngăn chặn nhiều người xuất cảnh trái phép; nhiều vụ án được xét xử điểm, lưu động có tác dụng răn đe hữu hiệu.

Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể có liên quan cùng sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh trong 05 năm qua được triển khai quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã triển khai xây dựng thí điểm 41 xã, phường, thị trấn lành mạnh không có mại dâm và 09 mô hình thí điểm về “phòng, ngừa mại dâm tại cộng đồng kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa giảm tác hại về phòng, chống HIV trong phòng, chống mại dâm”. Hàng năm đã hướng dẫn cho 09 huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức đăng ký xây dựng mới xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy của năm trước. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các địa phương tổ chức nhiều hình thức truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của người dân, gia đình và xã hội trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh, công tác tuyên truyền được chú trọng đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung nên đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức của quần chúng nhân dân, cụ thể như: Sở Tư pháp đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội vào mô hình sinh hoạt “Ngày pháp luật”, khai thác tủ sách pháp luật, Bản tin Tư pháp và Tờ gấp pháp luật (5.400 tờ). Đồng thời xây dựng 06 tình huống pháp luật liên quan đến tệ nạn xã hội tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh… Bên cạnh mặt làm được, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội còn gặp những khó khăn, hạn chế, những vấn đề chưa thực hiện được: đội ngũ y sĩ và lực lượng bảo vệ làm công tác cai nghiện còn hạn chế về số lượng và trình độ chuyên môn, còn hạn chế trong khả năng xử lý các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra do học viên cai nghiện ma túy gây ra; thành viên của các tổ công tác cai nghiện chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm nên khó khăn trong việc bố trí thời gian cũng như triển khai các hoạt động chuyên môn; nhận thức về những tác hại của mại dâm tại cộng đồng ở một số địa phương còn chưa cao…

          Trong những năm tiếp theo cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng tình hình tệ nạn xã hội (nhất là tệ nạn ma túy) đan xen phát triển, diễn biến phức tạp về cả quy mô, tính chất và hậu quả tác hại, tác động nghiêm trọng đến trực tự an toàn xã hội. Dự báo những năm tới tệ nạn mại dâm, ma túy, nạn mua bán người có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát. Trước thực trạng đó, để tiếp tục tăng cường, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mại dâm trong tình hình mới; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy; đồng thời nhằm tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống tội phạm mua bán người và thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2021-2025 sẽ nặng nề và gặp nhiều khó khăn cần phải tập trung hơn nữa các nguồn lực và đẩy mạnh hơn nữa sự chuyển biến về nhận thức đối với công tác này.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2016-2020 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 22/01/2021

Ngày 20 tháng 01 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2016-2020 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025, tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Uỷ viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

Hiện nay, theo báo cáo kết quả tổng rà soát, thống kê của các ngành chức năng, tổng người nghiện, người sử dụng và nghi sử dụng ma túy trên địa bàn toàn tỉnh (tính đến 15/12/2020) là 2.400 người. Trong đó, người nghiện ma túy: 456 người (nam: 452, nữ: 4); người sử dụng ma túy: 1.130 người (nam: 1071; nữ: 59); người nghi sử dụng ma túy: 814 người (nam: 797; nữ: 17). Toàn tỉnh hiện có 122/145 xã, phường, thị trấn có người sử dụng ma túy; 111/145 xã, phường, thị trấn có người nghi sử dụng ma túy và 79/145 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy (thành phố Huế: 27, thị xã Hương Thủy: 10, huyện Phong Điền: 05, huyện Quảng Điền: 5; huyện A Lưới: 03, chỉ duy nhất huyện Nam Đông chưa có người nghiện ma túy. 75 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy đã thành lập, kiện toàn Tổ công tác cai nghiện ma túy và xây dựng quy chế hoạt động của Tổ. Cơ quan, chức năng các cấp đã thường xuyên tổ chức khảo sát, điều tra, triệt phá đường dây, ổ nhóm, tụ điểm gái mại dâm; xử lý triệt để các tụ điểm mại dâm đứng đường đón khách. Qua 05 năm các ngành chức năng tỉnh đã triệt phá 14 cơ sở kinh doanh dịch vụ giảm 22 vụ so với giai đoạn 2011-2015, số đối tượng bắt giữ: 75 người (trong đó: 30 gái bán dâm, 30 khách mua dâm, 09 chủ chứa, 02 môi giới, 04 chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ); đề nghị truy tố 07 vụ gồm 10 đối tượng (trong đó: 09 chủ chứa, 01 môi giới). Công an tỉnh, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phát hiện, ngăn chặn 07 vụ với 08 nạn nhân nghi bị mua bán, đang giam, giữ 02 đối tượng mua bán, 01 đối tượng đang bị truy nã liên quan đến mua bán người; ngăn chặn nhiều người xuất cảnh trái phép; nhiều vụ án được xét xử điểm, lưu động có tác dụng răn đe hữu hiệu.

Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể có liên quan cùng sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh trong 05 năm qua được triển khai quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã triển khai xây dựng thí điểm 41 xã, phường, thị trấn lành mạnh không có mại dâm và 09 mô hình thí điểm về “phòng, ngừa mại dâm tại cộng đồng kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa giảm tác hại về phòng, chống HIV trong phòng, chống mại dâm”. Hàng năm đã hướng dẫn cho 09 huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức đăng ký xây dựng mới xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy của năm trước. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các địa phương tổ chức nhiều hình thức truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của người dân, gia đình và xã hội trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh, công tác tuyên truyền được chú trọng đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung nên đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức của quần chúng nhân dân, cụ thể như: Sở Tư pháp đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội vào mô hình sinh hoạt “Ngày pháp luật”, khai thác tủ sách pháp luật, Bản tin Tư pháp và Tờ gấp pháp luật (5.400 tờ). Đồng thời xây dựng 06 tình huống pháp luật liên quan đến tệ nạn xã hội tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh… Bên cạnh mặt làm được, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội còn gặp những khó khăn, hạn chế, những vấn đề chưa thực hiện được: đội ngũ y sĩ và lực lượng bảo vệ làm công tác cai nghiện còn hạn chế về số lượng và trình độ chuyên môn, còn hạn chế trong khả năng xử lý các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra do học viên cai nghiện ma túy gây ra; thành viên của các tổ công tác cai nghiện chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm nên khó khăn trong việc bố trí thời gian cũng như triển khai các hoạt động chuyên môn; nhận thức về những tác hại của mại dâm tại cộng đồng ở một số địa phương còn chưa cao…

          Trong những năm tiếp theo cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng tình hình tệ nạn xã hội (nhất là tệ nạn ma túy) đan xen phát triển, diễn biến phức tạp về cả quy mô, tính chất và hậu quả tác hại, tác động nghiêm trọng đến trực tự an toàn xã hội. Dự báo những năm tới tệ nạn mại dâm, ma túy, nạn mua bán người có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát. Trước thực trạng đó, để tiếp tục tăng cường, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mại dâm trong tình hình mới; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy; đồng thời nhằm tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống tội phạm mua bán người và thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2021-2025 sẽ nặng nề và gặp nhiều khó khăn cần phải tập trung hơn nữa các nguồn lực và đẩy mạnh hơn nữa sự chuyển biến về nhận thức đối với công tác này.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.564.266
Lượt truy cập hiện tại 5.004