|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Kết quả công tác phòng, chống tôi phạm và chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2020 Ngày cập nhật 11/01/2021
Ngày 07 tháng 01 năm 2021, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) và Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đọa 389 Quốc gia chủ trì hội nghị.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo 138/CP, tình hình, diễn biến của các loại tội phạm năm 2020 như sau: Về xâm phạm trật tự xã hội, xảy ra 42.958 vụ, giảm 6,8% so với năm 2019. Tuy giảm số vụ nhưng tính chất vẫn nghiêm trọng, nổi lên là tội phạm giết người, chủ yếu do mâu thuẫn trong sinh hoạt, mâu thuẫn tình ái, giết người thân. Tội phạm có tổ chức được kiềm chế nhưng tại một số địa phương có thời điểm một số băng, nhóm hoạt động trong một thời gian dài mới được phát hiện. Tội phạm xâm hại tình dục, nhất là xâm hại tình dục trẻ em gia tăng; nhiều đối tượng là thân nhân, người quen của nạn nhân. Tội phạm xâm phạm sở hữu và cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm. Tôi phạm chống người thi hành công vụ gia tăng đột biến trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và triển khai Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tệ nạn cờ bạc, mại dâm diễn biến phức tạp, một số sới bạc lớn vẫn hoạt động gây bức xúc.
Tội phạm, vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế nổi lên là hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gia tăng tại các thành phố lớn và trung tâm kinh tế; thủ đoạn giả danh cán bộ cơ quan pháp luật để lừa đảo, sử dụng công nghệ cao để huy động vốn đa cấp, tiền ảo, lợi dụng cổ phần hóa, thoái vốn để trục lợi. Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm diễn ra phức tạp, nhất là trên tuyến biên giới, các cửa khẩu, cảng biển, hàng không. Một số loại tội phạm phát sinh do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19. Tội phạm vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng và chức vụ diễn ra phức tạp, đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa bàn, tình trạng “tham nhũng vặt” trong giải quyết các thủ tục hành chính. Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực với các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia, gây thiệt hại lớn và gia tăng trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Tình trạng trộm cắp, lừa đảo, mua bán thông tin thẻ tín dụng xảy ra nhiều. Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên diễn ra trên các lĩnh vực. Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm vẫn diễn ra phức tạp, nhất là các hành vi sử dụng hóa chất bảo quản thực phẩm, kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Tội phạm vi phạm pháp luật về ma túy diễn biến phức tạp trong diều kiện giãn cách xã hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19. Hoạt động của tội phạm ma túy xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài giảm, song ma túy tổng hợp từ Lào, Camphuchia vận chuyển về Việt Nam tiếp tục có xu hướng gia tăng. Các đối tượng lợi dụng dường hàng không, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế để mua bán, vận chuyển ma túy; lợi dung internet, mạng xã hội để quảng cáo, rao bán ma túy trái phép. Tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp gia tăng (chiếm gần 80% tổng số người nghiện),...
Với diễn biến, tình hình các loại tội phạm như trên, Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ và Ban Chỉ đạo các địa phương đã chủ động nắm chắc tình hình, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiều chính sách về phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tập trung thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các vấn đề tội phạm nổi lên. Công tác phòng, chống tội phạm đạt được những thành tích rất nổi bật. Nhiều loại tội phạm giảm. Tỷ lệ giải quyết tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 89,5%. Tỷ lệ điều tra khám phá án đạt 83,5%, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 91,13%, triệt phá 1.860 băng, nhóm tội phạm các loại. Phát hiện và điều tra khám phá nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, tội phạm sử dụng công nghệ cao, ma túy... Nhiều vấn đề phức tạp về tội phạm được giải quyết tốt, tạo chuyển biến căn bản về an ninh quốc gia, bảo đảm tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại của đất nước.
Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhận định: với sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai liên tục xảy ra, lợi dụng cơ hội này, các đối tượng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn và ngày càng tinh vi, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nổi lên tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa phòng chống dịch, ma túy, pháo nổ; thuê nhà xưởng sản xuất ma túy; kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách Nhà nước và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Đánh giá đầy đủ, toàn diện diễn biến, tình hình, tồn tại, khó khăn và nguyên nhân, Ban Chỉ đạo 138/CP đã xây dựng Kế hoạch công tác năm 2011, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu: Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến năm 2030, Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và tấn công trấn áp tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện mục tiêu “Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh”. Mục tiêu cụ thể là giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với năm 2020; tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt trên 75%, các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số án khởi tố; bảo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đều được thụ lý, tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người đặc xá, chấp hành xong án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện xuống dưới 15%; bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và 50% số đối tượng truy nã mới phát sinh. Chuyển hóa thành công ít nhất 60% tổng số địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được lựa chọn thực hiện. Tập trung đấu tranh phòng, chống làm giảm các loại tội phạm nổi lên hiện nay, như: tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tịn đen, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội xâm hại trẻ em, tội phạm giết người do nguyên xã hội,...
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chức năng tập trung làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021 nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gồm: công tác tham mưu phải kịp thời trên cơ sở nắm chắc tình hình, nhận diện các vấn đề phức tạp; công tác chỉ đạo điều hành; chỉ đạo công tác truyền thông và phổ biến pháp luật theo hướng đổi mới cả bề rộng và chiều sâu để xã hội nhận biết tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tuyên truyền cho nhân dân không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, tham gia tố giác tội phạm, cùng chung tay với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực này; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đôn đốc thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; công tác xây dựng lực lượng; nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Thường trực. Các tin khác
|
Kết quả công tác phòng, chống tôi phạm và chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2020 Ngày cập nhật 11/01/2021
Ngày 07 tháng 01 năm 2021, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) và Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đọa 389 Quốc gia chủ trì hội nghị.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo 138/CP, tình hình, diễn biến của các loại tội phạm năm 2020 như sau: Về xâm phạm trật tự xã hội, xảy ra 42.958 vụ, giảm 6,8% so với năm 2019. Tuy giảm số vụ nhưng tính chất vẫn nghiêm trọng, nổi lên là tội phạm giết người, chủ yếu do mâu thuẫn trong sinh hoạt, mâu thuẫn tình ái, giết người thân. Tội phạm có tổ chức được kiềm chế nhưng tại một số địa phương có thời điểm một số băng, nhóm hoạt động trong một thời gian dài mới được phát hiện. Tội phạm xâm hại tình dục, nhất là xâm hại tình dục trẻ em gia tăng; nhiều đối tượng là thân nhân, người quen của nạn nhân. Tội phạm xâm phạm sở hữu và cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm. Tôi phạm chống người thi hành công vụ gia tăng đột biến trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và triển khai Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tệ nạn cờ bạc, mại dâm diễn biến phức tạp, một số sới bạc lớn vẫn hoạt động gây bức xúc.
Tội phạm, vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế nổi lên là hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gia tăng tại các thành phố lớn và trung tâm kinh tế; thủ đoạn giả danh cán bộ cơ quan pháp luật để lừa đảo, sử dụng công nghệ cao để huy động vốn đa cấp, tiền ảo, lợi dụng cổ phần hóa, thoái vốn để trục lợi. Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm diễn ra phức tạp, nhất là trên tuyến biên giới, các cửa khẩu, cảng biển, hàng không. Một số loại tội phạm phát sinh do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19. Tội phạm vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng và chức vụ diễn ra phức tạp, đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa bàn, tình trạng “tham nhũng vặt” trong giải quyết các thủ tục hành chính. Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực với các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia, gây thiệt hại lớn và gia tăng trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Tình trạng trộm cắp, lừa đảo, mua bán thông tin thẻ tín dụng xảy ra nhiều. Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên diễn ra trên các lĩnh vực. Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm vẫn diễn ra phức tạp, nhất là các hành vi sử dụng hóa chất bảo quản thực phẩm, kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Tội phạm vi phạm pháp luật về ma túy diễn biến phức tạp trong diều kiện giãn cách xã hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19. Hoạt động của tội phạm ma túy xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài giảm, song ma túy tổng hợp từ Lào, Camphuchia vận chuyển về Việt Nam tiếp tục có xu hướng gia tăng. Các đối tượng lợi dụng dường hàng không, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế để mua bán, vận chuyển ma túy; lợi dung internet, mạng xã hội để quảng cáo, rao bán ma túy trái phép. Tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp gia tăng (chiếm gần 80% tổng số người nghiện),...
Với diễn biến, tình hình các loại tội phạm như trên, Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ và Ban Chỉ đạo các địa phương đã chủ động nắm chắc tình hình, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiều chính sách về phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tập trung thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các vấn đề tội phạm nổi lên. Công tác phòng, chống tội phạm đạt được những thành tích rất nổi bật. Nhiều loại tội phạm giảm. Tỷ lệ giải quyết tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt 89,5%. Tỷ lệ điều tra khám phá án đạt 83,5%, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 91,13%, triệt phá 1.860 băng, nhóm tội phạm các loại. Phát hiện và điều tra khám phá nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, tội phạm sử dụng công nghệ cao, ma túy... Nhiều vấn đề phức tạp về tội phạm được giải quyết tốt, tạo chuyển biến căn bản về an ninh quốc gia, bảo đảm tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại của đất nước.
Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhận định: với sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai liên tục xảy ra, lợi dụng cơ hội này, các đối tượng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn và ngày càng tinh vi, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nổi lên tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa phòng chống dịch, ma túy, pháo nổ; thuê nhà xưởng sản xuất ma túy; kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách Nhà nước và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Đánh giá đầy đủ, toàn diện diễn biến, tình hình, tồn tại, khó khăn và nguyên nhân, Ban Chỉ đạo 138/CP đã xây dựng Kế hoạch công tác năm 2011, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu: Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến năm 2030, Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy và kiểm soát ma túy, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và tấn công trấn áp tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện mục tiêu “Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh”. Mục tiêu cụ thể là giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với năm 2020; tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt trên 75%, các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số án khởi tố; bảo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đều được thụ lý, tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người đặc xá, chấp hành xong án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện xuống dưới 15%; bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và 50% số đối tượng truy nã mới phát sinh. Chuyển hóa thành công ít nhất 60% tổng số địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội được lựa chọn thực hiện. Tập trung đấu tranh phòng, chống làm giảm các loại tội phạm nổi lên hiện nay, như: tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tịn đen, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội xâm hại trẻ em, tội phạm giết người do nguyên xã hội,...
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chức năng tập trung làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021 nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gồm: công tác tham mưu phải kịp thời trên cơ sở nắm chắc tình hình, nhận diện các vấn đề phức tạp; công tác chỉ đạo điều hành; chỉ đạo công tác truyền thông và phổ biến pháp luật theo hướng đổi mới cả bề rộng và chiều sâu để xã hội nhận biết tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tuyên truyền cho nhân dân không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, tham gia tố giác tội phạm, cùng chung tay với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực này; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đôn đốc thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; công tác xây dựng lực lượng; nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Thường trực. Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.564.440 Lượt truy cập hiện tại 5.120
|
|