Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ngày cập nhật 20/10/2020

Ngày 16 tháng 10 năm 2020, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Phan Chí Hiếu, chủ trì Hội nghị.

 

Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, có các đồng chí lãnh đạo Sở Tư pháp, đại diện Ban pháp chế - Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh; các Sở, Ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế và các Phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp... Đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp, chủ trì điểm cầu tại Thừa Thiên Huế.

Báo cáo tại hội nghị đồng chí Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã giới thiệu và quán triệt những nội dung mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp (Luật số 63/2020/QH14). Theo đó, Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật của Luật năm 2015, với những nội dung mới cơ bản sau đây:

Một là, tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hai là, bổ sung và làm rõ quy định về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ba là, bổ sung một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật:

- Bổ sung hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

 - Bổ sung hình thức thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ)

Bốn là, sửa đổi thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, cấp xã:

- Cho phép Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định quy phạm pháp luật để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới.

(Bổ sung trường hợp “nghị quyết của Quốc hội giao” thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, Luật năm 2020 đã tách Điều 30 thành 2 khoản, trong đó khoản 1 quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện và khoản 2 quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã để tránh nhầm lẫn trong quá trình áp dụng.

Năm là, quy định hợp lý hơn các loại văn bản quy phạm pháp luật phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách và quy định cụ thể trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Sáu là, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp của các cơ quan trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Bảy là, quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Tám là, quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật.

Chín là, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhằm bảo đảm tính thống nhất và nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Mười là, quy định hợp lý, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

Ngoài ra. Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác như: quy định rõ các trường hợp một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành; bổ sung trường hợp ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật; xác định rõ thời hạn đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương; quy định hợp lý về thời gian, thời hạn gửi hồ sơ, tài liệu…

Đồng chí Võ Văn Tuyển - Phó Vụ trưởng, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã quán triệt triển khai Quyết định số 1323/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1995/QĐ-BTP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hội nghị đã dành thời gian trao đổi, giải đáp những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung của các bộ, ngành, địa phương./.

 

Văn Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ngày cập nhật 20/10/2020

Ngày 16 tháng 10 năm 2020, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Phan Chí Hiếu, chủ trì Hội nghị.

 

Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, có các đồng chí lãnh đạo Sở Tư pháp, đại diện Ban pháp chế - Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh; các Sở, Ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế và các Phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp... Đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp, chủ trì điểm cầu tại Thừa Thiên Huế.

Báo cáo tại hội nghị đồng chí Nguyễn Hồng Tuyến - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã giới thiệu và quán triệt những nội dung mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp (Luật số 63/2020/QH14). Theo đó, Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật của Luật năm 2015, với những nội dung mới cơ bản sau đây:

Một là, tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hai là, bổ sung và làm rõ quy định về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ba là, bổ sung một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật:

- Bổ sung hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

 - Bổ sung hình thức thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ)

Bốn là, sửa đổi thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, cấp xã:

- Cho phép Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định quy phạm pháp luật để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới.

(Bổ sung trường hợp “nghị quyết của Quốc hội giao” thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, Luật năm 2020 đã tách Điều 30 thành 2 khoản, trong đó khoản 1 quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện và khoản 2 quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã để tránh nhầm lẫn trong quá trình áp dụng.

Năm là, quy định hợp lý hơn các loại văn bản quy phạm pháp luật phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách và quy định cụ thể trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Sáu là, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp của các cơ quan trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Bảy là, quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Tám là, quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật.

Chín là, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhằm bảo đảm tính thống nhất và nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Mười là, quy định hợp lý, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

Ngoài ra. Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác như: quy định rõ các trường hợp một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành; bổ sung trường hợp ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật; xác định rõ thời hạn đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương; quy định hợp lý về thời gian, thời hạn gửi hồ sơ, tài liệu…

Đồng chí Võ Văn Tuyển - Phó Vụ trưởng, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã quán triệt triển khai Quyết định số 1323/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1995/QĐ-BTP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hội nghị đã dành thời gian trao đổi, giải đáp những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung của các bộ, ngành, địa phương./.

 

Văn Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.569.826
Lượt truy cập hiện tại 8.064