|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ” Ngày cập nhật 07/09/2020
Ngày 04 tháng 9 năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham dự Hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành và đại diện các doanh nghiệp.
Báo cáo tại Hội thảo về thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đồng chí Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 7.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, số doanh nghiệp đang hoạt động khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp, trong đó một số doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của doanh nghiệp khoa học và công nghệ, song số doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận vẫn còn thấp.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 3 doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo thuộc các loại hình như Máy sấy vật liệu rời dạng hạt (Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tư vấn kỹ thuật CSC), thuốc thú y (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ và sản xuất Minh Nhật Việt), Quy trình xử lý nước ngầm nhiễm phèn và/hoặc nước cứng, hoàn toàn bằng oxy không khí (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khoa học công nghệ và môi trường An Sinh). Tuy nhiên, đây là con số khá khiêm tốn so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực về tài chính hạn hẹp nên công tác truyền thông đến công chúng còn hạn chế dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do các doanh nghiệp tỉnh phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nên chưa mạnh dạn đầu tư cho khoa học và công nghệ; cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ chưa thật sự hấp dẫn, điều kiện, thủ tục để được thụ hưởng một số chính sách ưu đãi còn khó khăn, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp…
Hội thảo cũng ghi nhận nhiều báo cáo tham luận như: một số kết quả nghiên cứu khoa học có khả năng thương mại hóa gắn với phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Đại học Huế; phát triển thương mại hóa sản phẩm Sâm cau (Curuculigo orchioides Gaertn.) theo chuỗi giá trị mang thương hiệu Huế trên thị trường. Các đại biểu cũng được hướng dẫn lập hồ sơ chứng nhận doanh nghiệp và các chính sách ưu đãi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học công nghệ trong thời gian tới theo quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 2 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Hội thảo tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh như: xác định việc phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải được đặt trong tổng thể mô hình phát triển doanh nghiệp của cả tỉnh; phát triển về số lượng phải quan tâm đến chất lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ; thường xuyên đánh giá và cập nhật nhanh chóng cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn của sự phát triển; ngành khoa học và công nghệ tiếp tục hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh và đổi mới cơ chế đầu tư, quản lý; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách cần được quan tâm hơn và nên cải tiến, lựa chọn hình thức phù hợp với từng đối tượng,…
Hội thảo nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ không chỉ phụ thuộc vào chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chính mỗi doanh nghiệp phải tạo sự chuyển biến về nhận thức phát triển khoa học và công nghệ, xem đầu tư cho khoa học và công nghệ là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập./.
Các tin khác
|
Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ” Ngày cập nhật 07/09/2020
Ngày 04 tháng 9 năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham dự Hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành và đại diện các doanh nghiệp.
Báo cáo tại Hội thảo về thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đồng chí Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 7.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, số doanh nghiệp đang hoạt động khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp, trong đó một số doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của doanh nghiệp khoa học và công nghệ, song số doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận vẫn còn thấp.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 3 doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo thuộc các loại hình như Máy sấy vật liệu rời dạng hạt (Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tư vấn kỹ thuật CSC), thuốc thú y (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại dịch vụ và sản xuất Minh Nhật Việt), Quy trình xử lý nước ngầm nhiễm phèn và/hoặc nước cứng, hoàn toàn bằng oxy không khí (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khoa học công nghệ và môi trường An Sinh). Tuy nhiên, đây là con số khá khiêm tốn so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực về tài chính hạn hẹp nên công tác truyền thông đến công chúng còn hạn chế dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do các doanh nghiệp tỉnh phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nên chưa mạnh dạn đầu tư cho khoa học và công nghệ; cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ chưa thật sự hấp dẫn, điều kiện, thủ tục để được thụ hưởng một số chính sách ưu đãi còn khó khăn, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp…
Hội thảo cũng ghi nhận nhiều báo cáo tham luận như: một số kết quả nghiên cứu khoa học có khả năng thương mại hóa gắn với phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Đại học Huế; phát triển thương mại hóa sản phẩm Sâm cau (Curuculigo orchioides Gaertn.) theo chuỗi giá trị mang thương hiệu Huế trên thị trường. Các đại biểu cũng được hướng dẫn lập hồ sơ chứng nhận doanh nghiệp và các chính sách ưu đãi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học công nghệ trong thời gian tới theo quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 2 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Hội thảo tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh như: xác định việc phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải được đặt trong tổng thể mô hình phát triển doanh nghiệp của cả tỉnh; phát triển về số lượng phải quan tâm đến chất lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ; thường xuyên đánh giá và cập nhật nhanh chóng cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn của sự phát triển; ngành khoa học và công nghệ tiếp tục hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh và đổi mới cơ chế đầu tư, quản lý; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách cần được quan tâm hơn và nên cải tiến, lựa chọn hình thức phù hợp với từng đối tượng,…
Hội thảo nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ không chỉ phụ thuộc vào chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chính mỗi doanh nghiệp phải tạo sự chuyển biến về nhận thức phát triển khoa học và công nghệ, xem đầu tư cho khoa học và công nghệ là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập./.
Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.570.786 Lượt truy cập hiện tại 8.317
|
|