|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Thực hiện Chiến lược phát triển luật sư đến năm 2020 tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 29/07/2020
Đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập từ năm 1992 theo Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 24/7/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian đầu thành lập, Đoàn Luật sư tỉnh chỉ có 05 luật sư, đến năm 2010 số lượng luật sư tăng lên 21 luật sư. Nhận thấy việc phát triển đội ngũ luật sư trên địa bàn còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, năm 2011 được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Học viện tư pháp - Bộ Tư pháp để mở 01 lớp đào tạo luật sư tại Thừa Thiên Huế nhằm tạo điều kiện cho những cá nhân có nhu cầu trở thành luật sư, nhưng không có điều kiện tham gia các khóa đào tạo tại Học viện tư pháp. Lớp đào tạo luật sư được sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh đã thu hút hơn 80 học viên từ Quảng Bình đến Đăk Lăk tham gia học tập, qua đó, số lượng luật sư trên địa bàn tỉnh và các địa bàn lân cận được gia tăng đáng kể. Với 21 luật sư vào năm 2010 thì đến nay đã có 65 luật sư, về trình độ chuyên môn có 07 thạc sĩ luật và 01 luật sư đang làm nghiên cứu sinh. Một số luật sư đã chủ động tham gia các khóa bồi dưỡng về hòa giải thương mại, quản tài viên, trong đó 4 luật sư đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc; 02 luật sư đăng ký quản tài viên.
Việc triển khai Chiến lược phát triển luật sư đến năm 2020 tại tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động luật sư được cơ quan chức năng tham mưu thực hiện tốt, góp phần thúc đẩy phát triển cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; Hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh đang phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Đoàn Luật sư tỉnh đã khẳng định vai trò tự quản của mình trong việc tích cực quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của luật sư, giám sát các hoạt động tập sự hành nghề luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư, ngày càng được sự tín nhiệm của tỉnh trong việc sử dụng dịch vụ luật sư, với vai trò là tư vấn, phản biện trong các dự án, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật,… Đây là cơ hội để các luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh nâng cao vai trò, trách nhiệm đối với sự phát triển của tỉnh nhà, nắm bắt và hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách của tỉnh.
Từ năm 2011 đến nay, các luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh đã thực hiện gần 7.000 vụ, việc gồm: tư vấn, tham gia tố tụng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các lĩnh vực: hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, hành chính, tư vấn pháp luật về kinh doanh thương mại,... Ngoài ra, các luật sư còn là cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, thường xuyên tham gia công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, chuyên mục Chính sách pháp luật do Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện. Đội ngũ luật sư từng bước khẳng định thương hiệu của mình, số vụ, việc tham gia bào chữa ngày càng tăng, chất lượng chuyên môn ngày càng cao, nhiều vụ, việc được cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức và người dân đồng tình ủng hộ. Đội ngũ luật sư được rèn luyện về kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế đã khẳng định trình độ và bản lĩnh của mình.
Mục tiêu đặt ra là xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư tận tâm với nghề, giỏi về chuyên môn, chuyên sâu về nghiệp vụ, đảm bảo khả năng tư vấn và tham gia tranh tụng trong các lĩnh vực, cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân và phấn đấu có đội ngũ luật sư của tỉnh được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, trong đó có luật sư đạt tiêu chuẩn luật sư quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực cũng như tài chính. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh số luật sư thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác để có thể giao tiếp và có những bài tham luận bằng ngôn ngữ thứ hai tại các Hội thảo quốc tế, luật sư am hiểu luật pháp quốc tế hoặc có kinh nghiệm hành nghề trong môi trường đa quốc gia hầu như không có. Rất ít luật sư có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại; chưa có luật sư được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực thương mại quốc tế, ngoại ngữ chuyên ngành.
Bên cạnh đó, tuy rằng số lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhanh trong 10 năm qua, nhưng về quy mô các tổ chức hành nghề luật sư còn nhỏ, hoạt động hành nghề luật sư hiện nay khá phân tán (với 65 luật sư nhưng có tới 27 tổ chức hành nghề). Các luật sư hành nghề đa phần riêng lẻ, với quy mô phổ biến từ 01 đến 03 luật sư trong 01 tổ chức hành nghề luật sư, chưa có tổ chức luật sư nào có từ 10 luật sư trở lên. Với quy mô nhỏ này thì phù hợp với đặc điểm phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý thời gian qua, khi mà cá nhân vẫn là đối tượng khách hàng chính, và dịch vụ chủ yếu là tham gia tố tụng và các giao dịch dân sự của cá nhân, tổ chức trong nước, không phù hợp với các khách hàng lớn, có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý trong nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại quốc tế... Việc tập trung các tổ chức hành nghề luật sư trên cùng một địa bàn (26/27 tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại thành phố Huế) cũng là một hạn chế, không đáp ứng hết yêu cầu về dịch vụ pháp lý của xã hội.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt, song với sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng và sự phấn đấu của cá nhân mỗi luật sư, tin tưởng rằng trong thời gian tới, đội ngũ luật sư của tỉnh tiếp tục đoàn kết, phấn đấu, góp sức xây dựng thương hiệu luật sư của Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển vững mạnh, bản lĩnh, chuyên nghiệp, tạo niềm tin với Đảng, Nhà nước, người dân và được tôn vinh trong xã hội./.
Phan Thùy Dương Các tin khác
|
Thực hiện Chiến lược phát triển luật sư đến năm 2020 tại tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 29/07/2020
Đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập từ năm 1992 theo Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 24/7/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian đầu thành lập, Đoàn Luật sư tỉnh chỉ có 05 luật sư, đến năm 2010 số lượng luật sư tăng lên 21 luật sư. Nhận thấy việc phát triển đội ngũ luật sư trên địa bàn còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, năm 2011 được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Học viện tư pháp - Bộ Tư pháp để mở 01 lớp đào tạo luật sư tại Thừa Thiên Huế nhằm tạo điều kiện cho những cá nhân có nhu cầu trở thành luật sư, nhưng không có điều kiện tham gia các khóa đào tạo tại Học viện tư pháp. Lớp đào tạo luật sư được sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh đã thu hút hơn 80 học viên từ Quảng Bình đến Đăk Lăk tham gia học tập, qua đó, số lượng luật sư trên địa bàn tỉnh và các địa bàn lân cận được gia tăng đáng kể. Với 21 luật sư vào năm 2010 thì đến nay đã có 65 luật sư, về trình độ chuyên môn có 07 thạc sĩ luật và 01 luật sư đang làm nghiên cứu sinh. Một số luật sư đã chủ động tham gia các khóa bồi dưỡng về hòa giải thương mại, quản tài viên, trong đó 4 luật sư đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc; 02 luật sư đăng ký quản tài viên.
Việc triển khai Chiến lược phát triển luật sư đến năm 2020 tại tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động luật sư được cơ quan chức năng tham mưu thực hiện tốt, góp phần thúc đẩy phát triển cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; Hoạt động hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh đang phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Đoàn Luật sư tỉnh đã khẳng định vai trò tự quản của mình trong việc tích cực quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của luật sư, giám sát các hoạt động tập sự hành nghề luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư, ngày càng được sự tín nhiệm của tỉnh trong việc sử dụng dịch vụ luật sư, với vai trò là tư vấn, phản biện trong các dự án, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật,… Đây là cơ hội để các luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh nâng cao vai trò, trách nhiệm đối với sự phát triển của tỉnh nhà, nắm bắt và hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách của tỉnh.
Từ năm 2011 đến nay, các luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh đã thực hiện gần 7.000 vụ, việc gồm: tư vấn, tham gia tố tụng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các lĩnh vực: hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, hành chính, tư vấn pháp luật về kinh doanh thương mại,... Ngoài ra, các luật sư còn là cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, thường xuyên tham gia công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, chuyên mục Chính sách pháp luật do Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện. Đội ngũ luật sư từng bước khẳng định thương hiệu của mình, số vụ, việc tham gia bào chữa ngày càng tăng, chất lượng chuyên môn ngày càng cao, nhiều vụ, việc được cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức và người dân đồng tình ủng hộ. Đội ngũ luật sư được rèn luyện về kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế đã khẳng định trình độ và bản lĩnh của mình.
Mục tiêu đặt ra là xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư tận tâm với nghề, giỏi về chuyên môn, chuyên sâu về nghiệp vụ, đảm bảo khả năng tư vấn và tham gia tranh tụng trong các lĩnh vực, cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân và phấn đấu có đội ngũ luật sư của tỉnh được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, trong đó có luật sư đạt tiêu chuẩn luật sư quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực cũng như tài chính. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh số luật sư thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác để có thể giao tiếp và có những bài tham luận bằng ngôn ngữ thứ hai tại các Hội thảo quốc tế, luật sư am hiểu luật pháp quốc tế hoặc có kinh nghiệm hành nghề trong môi trường đa quốc gia hầu như không có. Rất ít luật sư có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại; chưa có luật sư được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực thương mại quốc tế, ngoại ngữ chuyên ngành.
Bên cạnh đó, tuy rằng số lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhanh trong 10 năm qua, nhưng về quy mô các tổ chức hành nghề luật sư còn nhỏ, hoạt động hành nghề luật sư hiện nay khá phân tán (với 65 luật sư nhưng có tới 27 tổ chức hành nghề). Các luật sư hành nghề đa phần riêng lẻ, với quy mô phổ biến từ 01 đến 03 luật sư trong 01 tổ chức hành nghề luật sư, chưa có tổ chức luật sư nào có từ 10 luật sư trở lên. Với quy mô nhỏ này thì phù hợp với đặc điểm phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý thời gian qua, khi mà cá nhân vẫn là đối tượng khách hàng chính, và dịch vụ chủ yếu là tham gia tố tụng và các giao dịch dân sự của cá nhân, tổ chức trong nước, không phù hợp với các khách hàng lớn, có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý trong nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại quốc tế... Việc tập trung các tổ chức hành nghề luật sư trên cùng một địa bàn (26/27 tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại thành phố Huế) cũng là một hạn chế, không đáp ứng hết yêu cầu về dịch vụ pháp lý của xã hội.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt, song với sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng và sự phấn đấu của cá nhân mỗi luật sư, tin tưởng rằng trong thời gian tới, đội ngũ luật sư của tỉnh tiếp tục đoàn kết, phấn đấu, góp sức xây dựng thương hiệu luật sư của Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển vững mạnh, bản lĩnh, chuyên nghiệp, tạo niềm tin với Đảng, Nhà nước, người dân và được tôn vinh trong xã hội./.
Phan Thùy Dương Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.571.785 Lượt truy cập hiện tại 8.591
|
|