Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao ban công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm 2020
Ngày cập nhật 17/07/2020

Ngày 11 tháng 7 năm 2020, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm 2020 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Dự họp có các đồng chí là lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở và Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế, với sự chủ trì của đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp và các đồng chí Phó Giám đốc Sở Tư pháp.

 

Ngay từ đầu năm 2020, Ngành Tư pháp Thừa Thiên Huế đã khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác để triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, luôn bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác, chỉ đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Công tác chỉ đạo điều hành có nhiều đổi mới, kịp thời xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức triển khai công việc theo hướng ngày càng đi vào chiều sâu, sát với điều kiện thực tế; bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

Chất lượng công tác thẩm định, tham gia góp ý văn bản quy phạm pháp luật ngày được nâng cao, thời gian thẩm định đảm bảo quy định. Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp đã thẩm định 57 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tham gia góp ý 47 dự thảo văn bản do các Sở, ngành trưng cầu. Sở Tư pháp tự kiểm tra 34 Quyết định và thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 62 văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện 04 văn bản có sai sót, đã đề nghị các cơ quan xử lý theo quy định. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ. 100% các huyện, thị xã, thành phố Huế và hầu hết các cơ quan, địa phương ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của ngành, địa phương. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có bước chuyển biến trong đổi mới hình thức truyên truyền, phổ biến pháp luật với sự tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cấp phát tài liệu, tờ gấp pháp luật, đáp ứng yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong tình hình mới. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực được thực hiện đồng bộ, thống nhất, kết quả giải quyết hầu hết đảm bảo thời hạn quy định. Thực hiện công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 08 công dân Lào hiện đang cư trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành việc nhập quốc tịch cho 17 người Lào theo Đề án “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước”... Các cá nhân được nhập quốc tịch đã được đăng ký cư trú, cấp Giấy Chứng minh nhân dân và đăng ký hộ tịch theo quy định. Cấp 3.874 Phiếu Lý lịch tư pháp, tỷ lệ trả đúng hạn đạt 99%. Thực hiện nhiệm vụ xóa án tích cho 107 trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cập nhật việc tiếp nhận thông tin trên phần mềm đối với 3.058 thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, đơn vị gửi đến. Công tác quản lý nhà nước về bổ trợ Tư pháp tiếp tục được quan tâm,…

Bên cạnh kết quả đạt được, Hội nghị đã tập trung trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong công tác 6 tháng đầu năm 2020. Ở cấp huyện, việc đôn đốc, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản chưa được quan tâm thường xuyên; sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với tổ chức pháp chế trong công tác rà soát văn bản còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính còn nhiều khó khăn, nhất là phương thức tổ chức thực hiện. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nơi còn lúng túng do tình hình dịch bệnh covid-19. Các vướng mắc liên quan đến thể chế, quy định pháp luật trong các lĩnh vực, như: Một số quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành còn chưa phù hợp với thực tiễn, tính khả thi chưa cao, nhiều nội dung còn phức tạp, cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm chính chưa được Bộ Tư pháp xây dựng; việc có hai loại tờ khai khác nhau (Tờ khai đăng ký khai sinh; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu) trong liên thông ba thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi gây mất thời gian, khó khăn cho người đăng ký do một số người dân không biết chữ, hạn chế về chữ viết; bộ mẫu lời chứng hợp đồng giao dịch ban hành kèm theo Thông tư 06/2015/TT-BTP còn nhiều bất cập,… Đặc biệt, Hội nghị đã dành nhiều sự quan tâm đối với vấn đề liên quan đến hộ tịch ở cấp cơ sở trong bối cảnh đẩy mạnh dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đề nghị đăng ký lại khai sinh với số lượng nhiều, tăng nhanh, dẫn đến quá tải cho công chức tư pháp – hộ tịch, đồng thời phát sinh những trường hợp khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký lại khai sinh do giấy tờ đăng ký lại khai sinh không đảm bảo.

Từ tình hình thực tế trong công tác tư pháp 6 tháng đầu năm, đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ trì Hội nghị ghi nhận kết quả đạt được cũng như chia sẽ những khó khăn, vướng mắc trong công tác. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp đề xuất cơ quan có thẩm quyền cũng như tiếp tục phối hợp với ngành để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho công tác tư pháp tỉnh nhà. Đồng thời, yêu cầu các phòng, đơn vị thuộc Sở cũng như các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2020 trên cơ sở bám sát Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 22/01/ 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như các chương trình, kế hoạch trong từng lĩnh vực đã đề ra./.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao ban công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm 2020
Ngày cập nhật 17/07/2020

Ngày 11 tháng 7 năm 2020, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm 2020 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Dự họp có các đồng chí là lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở và Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế, với sự chủ trì của đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp và các đồng chí Phó Giám đốc Sở Tư pháp.

 

Ngay từ đầu năm 2020, Ngành Tư pháp Thừa Thiên Huế đã khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác để triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, luôn bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác, chỉ đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Công tác chỉ đạo điều hành có nhiều đổi mới, kịp thời xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức triển khai công việc theo hướng ngày càng đi vào chiều sâu, sát với điều kiện thực tế; bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

Chất lượng công tác thẩm định, tham gia góp ý văn bản quy phạm pháp luật ngày được nâng cao, thời gian thẩm định đảm bảo quy định. Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp đã thẩm định 57 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tham gia góp ý 47 dự thảo văn bản do các Sở, ngành trưng cầu. Sở Tư pháp tự kiểm tra 34 Quyết định và thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 62 văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện 04 văn bản có sai sót, đã đề nghị các cơ quan xử lý theo quy định. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ. 100% các huyện, thị xã, thành phố Huế và hầu hết các cơ quan, địa phương ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của ngành, địa phương. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có bước chuyển biến trong đổi mới hình thức truyên truyền, phổ biến pháp luật với sự tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cấp phát tài liệu, tờ gấp pháp luật, đáp ứng yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong tình hình mới. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực được thực hiện đồng bộ, thống nhất, kết quả giải quyết hầu hết đảm bảo thời hạn quy định. Thực hiện công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 08 công dân Lào hiện đang cư trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành việc nhập quốc tịch cho 17 người Lào theo Đề án “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước”... Các cá nhân được nhập quốc tịch đã được đăng ký cư trú, cấp Giấy Chứng minh nhân dân và đăng ký hộ tịch theo quy định. Cấp 3.874 Phiếu Lý lịch tư pháp, tỷ lệ trả đúng hạn đạt 99%. Thực hiện nhiệm vụ xóa án tích cho 107 trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cập nhật việc tiếp nhận thông tin trên phần mềm đối với 3.058 thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, đơn vị gửi đến. Công tác quản lý nhà nước về bổ trợ Tư pháp tiếp tục được quan tâm,…

Bên cạnh kết quả đạt được, Hội nghị đã tập trung trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong công tác 6 tháng đầu năm 2020. Ở cấp huyện, việc đôn đốc, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản chưa được quan tâm thường xuyên; sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với tổ chức pháp chế trong công tác rà soát văn bản còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính còn nhiều khó khăn, nhất là phương thức tổ chức thực hiện. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nơi còn lúng túng do tình hình dịch bệnh covid-19. Các vướng mắc liên quan đến thể chế, quy định pháp luật trong các lĩnh vực, như: Một số quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành còn chưa phù hợp với thực tiễn, tính khả thi chưa cao, nhiều nội dung còn phức tạp, cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm chính chưa được Bộ Tư pháp xây dựng; việc có hai loại tờ khai khác nhau (Tờ khai đăng ký khai sinh; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu) trong liên thông ba thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi gây mất thời gian, khó khăn cho người đăng ký do một số người dân không biết chữ, hạn chế về chữ viết; bộ mẫu lời chứng hợp đồng giao dịch ban hành kèm theo Thông tư 06/2015/TT-BTP còn nhiều bất cập,… Đặc biệt, Hội nghị đã dành nhiều sự quan tâm đối với vấn đề liên quan đến hộ tịch ở cấp cơ sở trong bối cảnh đẩy mạnh dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đề nghị đăng ký lại khai sinh với số lượng nhiều, tăng nhanh, dẫn đến quá tải cho công chức tư pháp – hộ tịch, đồng thời phát sinh những trường hợp khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký lại khai sinh do giấy tờ đăng ký lại khai sinh không đảm bảo.

Từ tình hình thực tế trong công tác tư pháp 6 tháng đầu năm, đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ trì Hội nghị ghi nhận kết quả đạt được cũng như chia sẽ những khó khăn, vướng mắc trong công tác. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp đề xuất cơ quan có thẩm quyền cũng như tiếp tục phối hợp với ngành để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho công tác tư pháp tỉnh nhà. Đồng thời, yêu cầu các phòng, đơn vị thuộc Sở cũng như các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2020 trên cơ sở bám sát Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 22/01/ 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như các chương trình, kế hoạch trong từng lĩnh vực đã đề ra./.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.571.575
Lượt truy cập hiện tại 8.522