Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 07/04/2020

Ngày 01 tháng 4 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND về Quy định định mức, điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn ban đầu và triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới theo Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2020.

 

Theo đó, đối tượng là những doanh nghiệp thành lập mới (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kể từ ngày 20/12/2019, trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài). Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ được thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Điều 6, Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh.

Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND quy định định mức, điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn ban đầu: Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ: Thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh.

 Để được hưởng chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp thành lập mới phải đảm bảo cả 02 điều kiện:

Thứ nhất: Là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ (điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/ 2019 của HĐND tỉnh).

Thứ hai: Có phương án, dự án sản xuất thuộc một trong các ngành nghề, sản phẩm sau:

1. Sản phẩm đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo do UBND tỉnh tổ chức hàng năm.

2. Lĩnh vực công nghệ thông tin, gồm các ngành nghề, sản phẩm:

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học máy tính và thông tin (mã ngành 7211 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ);

- Đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ thông tin (mã ngành 8531, 8559 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ);

- Thu thập, tạo lập và xử lý dữ liệu số, thông tin số (mã ngành 6311 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ);

- Nghiên cứu sản xuất thiết bị công nghệ số (mã ngành 2610, 2620, 2630, 2640 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ);

- Phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin (mã ngành 5820, 6201, 6202 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ).

3. Lĩnh vực dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống: Gồm các ngành nghề, sản phẩm du lịch, tua du lịch (mã ngành 7911, 7912 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ) liên quan đến: Du lịch di sản, văn hóa Huế; Du lịch làng nghề truyền thống; Du lịch ẩm thực; Du lịch lễ hội; Du lịch tâm linh.

4. Sản phẩm nông nghiệp an toàn, gồm:

- Được sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT và Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu;

 - Được sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý;

- Thuộc dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP theo Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và Thông tư số 06/2018/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012;

- Thuộc dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương (VietGAP, GlobalGAP, ASC, IMC…).

5. Sản phẩm thân thiện môi trường, gồm:

- Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường;

- Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống như túi ni lông, chai nhựa sử dụng một lần;

- Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì).

6. Sản phẩm truyền thống, gồm:

- Sản phẩm mang bản sắc văn hóa Huế;

- Sản phẩm gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề;

- Sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

Ngoài các mức hỗ trợ nêu trên, các doanh nghiệp còn được hỗ trợ các chính sách sau đây:

- Hỗ trợ sử dụng chữ ký số công cộng: Theo đó các doanh nghiệp mới thành lập (trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài) được hỗ trợ chi phí sử dụng chữ ký số công cộng cho năm đầu tiên để kê khai, nộp thuế qua mạng, thông quan điện tử, kê khai và nộp hồ sơ bảo hiểm, ký các hồ sơ điện tử khác. Mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/doanh nghiệp.

- Hỗ trợ chi phí hóa đơn điện tử: Theo đó các doanh nghiệp mới thành lập (trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài) được hỗ trợ chi phí sử dụng hóa đơn điện tử cho lần đăng ký sử dụng đầu tiên. Mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/doanh nghiệp.

- Hỗ trợ chi phí thuê kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ chi phí thuê kế toán trong 02 năm đầu. Mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng/doanh nghiệp.

Điều kiện hỗ trợ: Đảm bảo cả 03 điều kiện: Là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018; Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật; Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh
Ngày cập nhật 07/04/2020

Ngày 01 tháng 4 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND về Quy định định mức, điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn ban đầu và triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới theo Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2020.

 

Theo đó, đối tượng là những doanh nghiệp thành lập mới (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kể từ ngày 20/12/2019, trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài). Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ được thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Điều 6, Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh.

Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND quy định định mức, điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn ban đầu: Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ: Thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh.

 Để được hưởng chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp thành lập mới phải đảm bảo cả 02 điều kiện:

Thứ nhất: Là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ (điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/ 2019 của HĐND tỉnh).

Thứ hai: Có phương án, dự án sản xuất thuộc một trong các ngành nghề, sản phẩm sau:

1. Sản phẩm đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo do UBND tỉnh tổ chức hàng năm.

2. Lĩnh vực công nghệ thông tin, gồm các ngành nghề, sản phẩm:

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học máy tính và thông tin (mã ngành 7211 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ);

- Đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ thông tin (mã ngành 8531, 8559 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ);

- Thu thập, tạo lập và xử lý dữ liệu số, thông tin số (mã ngành 6311 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ);

- Nghiên cứu sản xuất thiết bị công nghệ số (mã ngành 2610, 2620, 2630, 2640 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ);

- Phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin (mã ngành 5820, 6201, 6202 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ).

3. Lĩnh vực dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống: Gồm các ngành nghề, sản phẩm du lịch, tua du lịch (mã ngành 7911, 7912 tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ) liên quan đến: Du lịch di sản, văn hóa Huế; Du lịch làng nghề truyền thống; Du lịch ẩm thực; Du lịch lễ hội; Du lịch tâm linh.

4. Sản phẩm nông nghiệp an toàn, gồm:

- Được sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT và Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu;

 - Được sản xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý;

- Thuộc dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP theo Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và Thông tư số 06/2018/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012;

- Thuộc dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương (VietGAP, GlobalGAP, ASC, IMC…).

5. Sản phẩm thân thiện môi trường, gồm:

- Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường;

- Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống như túi ni lông, chai nhựa sử dụng một lần;

- Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì).

6. Sản phẩm truyền thống, gồm:

- Sản phẩm mang bản sắc văn hóa Huế;

- Sản phẩm gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề;

- Sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

Ngoài các mức hỗ trợ nêu trên, các doanh nghiệp còn được hỗ trợ các chính sách sau đây:

- Hỗ trợ sử dụng chữ ký số công cộng: Theo đó các doanh nghiệp mới thành lập (trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài) được hỗ trợ chi phí sử dụng chữ ký số công cộng cho năm đầu tiên để kê khai, nộp thuế qua mạng, thông quan điện tử, kê khai và nộp hồ sơ bảo hiểm, ký các hồ sơ điện tử khác. Mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/doanh nghiệp.

- Hỗ trợ chi phí hóa đơn điện tử: Theo đó các doanh nghiệp mới thành lập (trừ doanh nghiệp có vốn nước ngoài) được hỗ trợ chi phí sử dụng hóa đơn điện tử cho lần đăng ký sử dụng đầu tiên. Mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/doanh nghiệp.

- Hỗ trợ chi phí thuê kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ chi phí thuê kế toán trong 02 năm đầu. Mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng/doanh nghiệp.

Điều kiện hỗ trợ: Đảm bảo cả 03 điều kiện: Là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018; Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật; Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.574.508
Lượt truy cập hiện tại 9.724