|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
A Lưới: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Ngày cập nhật 16/03/2020
Nhằm tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống tác hại của rượu, bia , sáng ngày 27/02/2020, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện A Lưới (Hội đồng) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan do đồng chí Ngô Thời Mười – Phó Chủ tịch Hội đồng – Trưởng phòng Tư pháp chủ trì.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí đại diện các cơ quan trung ương, tỉnh đóng trên địa bàn huyện; các phòng ban chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và đại diện lãnh đạo, Trưởng Công an, Công chức Tư pháp – Hộ tịch các xã, thị trấn.
Tại hội nghị đồng chí Ngô Thời Mười đã triển khai điểm mới đáng chú ý của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020 (thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016) như các quy định về xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp, xe thô sơ, xe máy, ô tô…) khi phát hiện nồng độ cồn trong khí thở với mức xử phạt tương đối cao, có thể đến 40 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng. Cụ thể, người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (mức cao nhất) sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng (quy định cũ tại Nghị định 46 thì mức xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng), cùng với hành vi vi phạm như trên nếu là người điều khiển xe mô tô sẽ phải chịu mức xử phạt từ 6 đến 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng (quy định cũ tại Nghị định 46 thì mức xử phạt từ 3 - 4 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng); người điều khiển xe đạp, xe thô sơ sẽ bị phạt từ 400 - 600 ngàn đồng (trước đây chưa quy định xử phạt về nội dung này).... . Các mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn khác đều tăng so với các quy định cũ tại Nghị định 46.
Tại Hội nghị, đồng chí cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 có hiệu lực từ 01.01.2020 đến tận cán bộ và Nhân dân trên địa bàn Các tin khác
|
A Lưới: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Ngày cập nhật 16/03/2020
Nhằm tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống tác hại của rượu, bia , sáng ngày 27/02/2020, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện A Lưới (Hội đồng) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan do đồng chí Ngô Thời Mười – Phó Chủ tịch Hội đồng – Trưởng phòng Tư pháp chủ trì.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí đại diện các cơ quan trung ương, tỉnh đóng trên địa bàn huyện; các phòng ban chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và đại diện lãnh đạo, Trưởng Công an, Công chức Tư pháp – Hộ tịch các xã, thị trấn.
Tại hội nghị đồng chí Ngô Thời Mười đã triển khai điểm mới đáng chú ý của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020 (thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016) như các quy định về xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp, xe thô sơ, xe máy, ô tô…) khi phát hiện nồng độ cồn trong khí thở với mức xử phạt tương đối cao, có thể đến 40 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng. Cụ thể, người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (mức cao nhất) sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng (quy định cũ tại Nghị định 46 thì mức xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng), cùng với hành vi vi phạm như trên nếu là người điều khiển xe mô tô sẽ phải chịu mức xử phạt từ 6 đến 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng (quy định cũ tại Nghị định 46 thì mức xử phạt từ 3 - 4 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng); người điều khiển xe đạp, xe thô sơ sẽ bị phạt từ 400 - 600 ngàn đồng (trước đây chưa quy định xử phạt về nội dung này).... . Các mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn khác đều tăng so với các quy định cũ tại Nghị định 46.
Tại Hội nghị, đồng chí cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 có hiệu lực từ 01.01.2020 đến tận cán bộ và Nhân dân trên địa bàn Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.577.050 Lượt truy cập hiện tại 153
|
|