Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị của Tỉnh Ủy về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Ngày cập nhật 31/12/2019

Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (theo kết luận 56-KL/TW, ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

 

- Tiếp tục tổ chức thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 24-NQ/TW, Kết luận 56-KL/TW của Bộ Chính trị, các văn bản khác của Trung ương và của tỉnh (Kết luận số 77-KL/TU ngày 07 tháng 10 năm 2013, Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014) có liên quan. Tổ chức đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kết luận 77-KL/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV); thường xuyên quan tâm công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đặt yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một trong những vị trí trung tâm của các quyết định phát triển kinh tế - xã hội; là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

          -Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trước những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gia tăng... Trong tuyên truyền, cần chú trọng đa dạng các hình thức, nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là tại cơ sở, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tích cực hưởng ứng, tham gia “Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch, không rác thải”; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, “Ngày Chủ nhật xanh” và phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”;

         - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ; đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn; đồng thời, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cho những năm tiếp theo, tầm nhìn đến năm 2030; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí, khai thác không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát thải nhiều chất ô nhiễm, hủy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường...; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế của tỉnh ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên và môi trường. Kết hợp xử lý hành chính, hình sự với áp dụng công cụ kinh tế, thị trường để bảo đảm thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật. Có cơ chế và khuyến khích người dân tham gia giám sát việc quản lý, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị của Tỉnh Ủy về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Ngày cập nhật 31/12/2019

Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (theo kết luận 56-KL/TW, ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

 

- Tiếp tục tổ chức thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 24-NQ/TW, Kết luận 56-KL/TW của Bộ Chính trị, các văn bản khác của Trung ương và của tỉnh (Kết luận số 77-KL/TU ngày 07 tháng 10 năm 2013, Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014) có liên quan. Tổ chức đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kết luận 77-KL/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV); thường xuyên quan tâm công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đặt yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một trong những vị trí trung tâm của các quyết định phát triển kinh tế - xã hội; là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

          -Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trước những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gia tăng... Trong tuyên truyền, cần chú trọng đa dạng các hình thức, nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là tại cơ sở, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, giáo dục, vận động toàn xã hội tích cực hưởng ứng, tham gia “Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch, không rác thải”; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, “Ngày Chủ nhật xanh” và phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”;

         - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ; đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn; đồng thời, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cho những năm tiếp theo, tầm nhìn đến năm 2030; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí, khai thác không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát thải nhiều chất ô nhiễm, hủy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường...; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế của tỉnh ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên và môi trường. Kết hợp xử lý hành chính, hình sự với áp dụng công cụ kinh tế, thị trường để bảo đảm thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật. Có cơ chế và khuyến khích người dân tham gia giám sát việc quản lý, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.548.523
Lượt truy cập hiện tại 10.956