|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 Ngày cập nhật 10/12/2019
Ngày 06 tháng 12 năm 2019, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 và Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012-2020. Tham dự Hội nghị có đồng chí Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng đại diện Vụ thi đua khen thưởng, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật; Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp); đại diện Sở tư pháp và Cục thi hành án các địa phương.
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 cho thấy qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu, có thể khẳng định hệ thống văn bản pháp luật quy định về quy chuẩn, chính sách cho xây dựng nông thôn mới đã được ban hành khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện Chương trình được bài bản. Sau khi nội dung “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” thành tiêu chí thành phần 18.5 của Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ Tư pháp đã chú trọng tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện. Việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã góp phần quan trọng vào đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2017, có 6.865 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt 61,54%), trong đó có 5.316 xã đạt chuẩn (đạt 59,71%); năm 2018 có 9.064 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật(đạt 81,25%) trong đó có 7.142 xã đạt chuẩn (đạt 80,22%). Số xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ cao là 80% đã góp phần quan trọng, thiết thực vào kết quả 50,8% số xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới (tính đến tháng 8/2019). Từ khi Bộ Tư pháp đưa phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở là các tiêu chí thành phần trong tiêu chí xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng thực hiện, hướng về cơ sở, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Hiện cả nước có 1.947 báo cáo viên pháp luật trung ương, 7.143 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 17.766 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 146.003 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, hơn 650.000 hòa giải viên ở thôn, làng, bản, ấp (tính đến tháng 6/2019). Công tác hòa giải ở cơ sở với tỷ lệ hòa giải thành trung bình giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 đạt khoảng 81% qua đó đã giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư, hạn chế vụ việc phải đưa ra chính quyền, tòa án giải quyết.
Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức xây dựng nông thôn mới” được hưởng ứng và triển khai tích cực, tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực với phương châm hướng về cơ sở, góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương. Với đặc thù của công tác thi hành án dân sự là thường xuyên tiếp xúc với người dân, các cơ quan Thi hành án dân sự đã lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp và vận động nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tại hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến tham luận, nhiều bài học kinh nghiệm của các Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự các địa phương trong việc chung sức xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đánh giá cao những thành quả mà các đơn vị trên cả nước đã đạt được trong phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010- 2020. “Có thể nói, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 10 năm qua thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm chính trị của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp; đã tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí, trong đó có hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Đề nghị các cơ quan tư pháp, thi hành án dân sự tiếp tục thực hiện việc đánh giá công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng cụ thể hóa các tiêu chí thành phần; tiếp tục phát động tổ chức phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” trong toàn ngành giai đoạn 2021 – 2025 gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành và từng đơn vị”.
Cũng tại Hội nghị, Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế là 01 trong 51 tập thể và 30 cá nhân được Thứ trưởng Phan Chí Hiếu trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012-2020./.
Ngọc Hiền Các tin khác
|
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 Ngày cập nhật 10/12/2019
Ngày 06 tháng 12 năm 2019, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 và Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012-2020. Tham dự Hội nghị có đồng chí Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng đại diện Vụ thi đua khen thưởng, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật; Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp); đại diện Sở tư pháp và Cục thi hành án các địa phương.
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 cho thấy qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu, có thể khẳng định hệ thống văn bản pháp luật quy định về quy chuẩn, chính sách cho xây dựng nông thôn mới đã được ban hành khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện Chương trình được bài bản. Sau khi nội dung “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” thành tiêu chí thành phần 18.5 của Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ Tư pháp đã chú trọng tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện. Việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã góp phần quan trọng vào đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2017, có 6.865 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (đạt 61,54%), trong đó có 5.316 xã đạt chuẩn (đạt 59,71%); năm 2018 có 9.064 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật(đạt 81,25%) trong đó có 7.142 xã đạt chuẩn (đạt 80,22%). Số xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ cao là 80% đã góp phần quan trọng, thiết thực vào kết quả 50,8% số xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới (tính đến tháng 8/2019). Từ khi Bộ Tư pháp đưa phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở là các tiêu chí thành phần trong tiêu chí xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng thực hiện, hướng về cơ sở, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Hiện cả nước có 1.947 báo cáo viên pháp luật trung ương, 7.143 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 17.766 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 146.003 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, hơn 650.000 hòa giải viên ở thôn, làng, bản, ấp (tính đến tháng 6/2019). Công tác hòa giải ở cơ sở với tỷ lệ hòa giải thành trung bình giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 đạt khoảng 81% qua đó đã giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư, hạn chế vụ việc phải đưa ra chính quyền, tòa án giải quyết.
Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức xây dựng nông thôn mới” được hưởng ứng và triển khai tích cực, tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực với phương châm hướng về cơ sở, góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương. Với đặc thù của công tác thi hành án dân sự là thường xuyên tiếp xúc với người dân, các cơ quan Thi hành án dân sự đã lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp và vận động nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tại hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến tham luận, nhiều bài học kinh nghiệm của các Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự các địa phương trong việc chung sức xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đánh giá cao những thành quả mà các đơn vị trên cả nước đã đạt được trong phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010- 2020. “Có thể nói, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 10 năm qua thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm chính trị của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp; đã tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí, trong đó có hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Đề nghị các cơ quan tư pháp, thi hành án dân sự tiếp tục thực hiện việc đánh giá công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng cụ thể hóa các tiêu chí thành phần; tiếp tục phát động tổ chức phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” trong toàn ngành giai đoạn 2021 – 2025 gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành và từng đơn vị”.
Cũng tại Hội nghị, Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế là 01 trong 51 tập thể và 30 cá nhân được Thứ trưởng Phan Chí Hiếu trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2012-2020./.
Ngọc Hiền Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.550.053 Lượt truy cập hiện tại 11.964
|
|