|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Ngày cập nhật 28/10/2019
Ngày 25 tháng 10 năm 2019, Sở Tư pháp – Cơ quan chủ trì Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” tổ chức Hội thảo bàn về các giải pháp triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Giám sát và điều hành đô thị thông minh của tỉnh, Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh, đại diện một số Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Hội thảo giới thiệu khái quát nội dung của Đề án và xác định những vấn đề trao đổi, thảo luận chuyên sâu, đó là 03 vấn đề chính: Xây dựng, nâng cấp Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế; tích hợp Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh vào Trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; xây dựng, bổ sung chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật vào Trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.
Theo báo cáo của Sở Tư pháp, hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh được cập nhật thường xuyên, kiên tục qua Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (https://stp.thuathienhue.gov.vn). Trung bình mỗi năm cập nhật khoảng 600 tin, bài thuộc các chuyên mục: Giải đáp pháp luật; giới thiệu văn bản pháp luật, nghiên cứu, trao đổi; hướng dẫn nghiệp vụ; tin tức; đề cương giới thiệu văn bản pháp luật... Các nội dung thông tin, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đã giúp hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như cung cấp thông tin pháp luật cho nhân dân.
Bên cạnh đó, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật qua Trang thông tin điện tử còn một số hạn chế: Thiếu chuyên mục, ứng dụng có sự tương tác trực tiếp với người dân; các chuyên mục hỏi – đáp trực tuyến, tư vấn, đối thoại; tài liệu tuyên truyền chưa được cập nhật đầy đủ (chủ yếu một số đề cương có tổ chức hội nghị triển khai; các nội dung khác chưa được biên soạn kịp thời); tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được hệ thống trong một mục mà được cập nhật ở nhiều chuyên mục nên khó khăn cho người tra cứu.
Từ thực tiễn của Trang thông tin điện tử của Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và so với yêu cầu xây dựng Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật mà Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu, có sự tương tích nhất định, cụ thể: Đã có đầy đủ các nội dung bắt buộc phải có theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định quản lý, hoạt động và cung cấp thông tin trên cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; ngoài ra, một số nội dung theo yêu cầu của Đề án cơ bản đã có triển khai, một số nội dung mang tính tương tác trực tiếp chưa có: Hỏi đáp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến; Đối thoại chính sách - pháp luật; các video tiểu phẩm...
Để triển khai thực hiện, sẽ nâng cấp Trang thông tin điện tử của cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; tích hợp, cập nhật đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Dự kiến thực hiện hoàn thiện, xây dựng theo cơ chế thuê trọn gói để thiết kế, hoàn thiện về mặt kỹ thuật.
Trên cơ sở định hướng chung, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho công tác triển khai thực hiện. Đại diện Sở Thông và Truyền thông, Trung tâm Giám sát và điều hành đô thị thông minh trình bày về chủ trương chung của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo đó, việc xây dựng Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh phải bám sát các chủ trương này. Đại diện Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh và một số Sở, ngành đề nghị thiết lập app ứng dụng trên các điện thoại thông minh để chuyển tải Trang phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh trong bối cảnh ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại thông minh; cài đặt qua các ứng dụng Hue-S (Đô thị thông minh Huế), Hue-G (Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế). Bên cạnh các ý kiến liên quan trực tiếp về mặt kỹ thuật, nhiều đại biểu đề nghị có sự tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức viết tin bài để nâng cao chất lượng tin bài, phù hợp với nhiều đối tượng được tuyên truyền qua mạng internet; phân công cụ thể người có trách nhiệm cập nhật tin bài phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, địa phương nhằm đảm bảo tin bài được đầy đủ, kịp thời,…
Ghi nhận các ý kiến góp ý, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Chủ trì Hội thảo khẳng định, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có và được nhiều cơ quan thực hiện. Tuy nhiên, để hệ thống một cách khoa học, đầy đủ, rõ ràng, cần thiết lập Trang phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của Đề án. Sở Tư pháp sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để hoàn chỉnh Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật của các sở, ngành, địa phương trong năm 2019. Trong quá trình triển khai thực hiện, ghi nhận các góp ý để nghiên cứu, áp dụng. Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức các cơ quan. Đồng chí cũng đề nghị các Sở, ngành, địa phương tích cực phối hợp với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện Đề án đạt kết quả tốt nhất.
Các tin khác
|
Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Ngày cập nhật 28/10/2019
Ngày 25 tháng 10 năm 2019, Sở Tư pháp – Cơ quan chủ trì Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” tổ chức Hội thảo bàn về các giải pháp triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Giám sát và điều hành đô thị thông minh của tỉnh, Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh, đại diện một số Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Hội thảo giới thiệu khái quát nội dung của Đề án và xác định những vấn đề trao đổi, thảo luận chuyên sâu, đó là 03 vấn đề chính: Xây dựng, nâng cấp Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế; tích hợp Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh vào Trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; xây dựng, bổ sung chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật vào Trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.
Theo báo cáo của Sở Tư pháp, hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh được cập nhật thường xuyên, kiên tục qua Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (https://stp.thuathienhue.gov.vn). Trung bình mỗi năm cập nhật khoảng 600 tin, bài thuộc các chuyên mục: Giải đáp pháp luật; giới thiệu văn bản pháp luật, nghiên cứu, trao đổi; hướng dẫn nghiệp vụ; tin tức; đề cương giới thiệu văn bản pháp luật... Các nội dung thông tin, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đã giúp hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như cung cấp thông tin pháp luật cho nhân dân.
Bên cạnh đó, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật qua Trang thông tin điện tử còn một số hạn chế: Thiếu chuyên mục, ứng dụng có sự tương tác trực tiếp với người dân; các chuyên mục hỏi – đáp trực tuyến, tư vấn, đối thoại; tài liệu tuyên truyền chưa được cập nhật đầy đủ (chủ yếu một số đề cương có tổ chức hội nghị triển khai; các nội dung khác chưa được biên soạn kịp thời); tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được hệ thống trong một mục mà được cập nhật ở nhiều chuyên mục nên khó khăn cho người tra cứu.
Từ thực tiễn của Trang thông tin điện tử của Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và so với yêu cầu xây dựng Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật mà Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu, có sự tương tích nhất định, cụ thể: Đã có đầy đủ các nội dung bắt buộc phải có theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định quản lý, hoạt động và cung cấp thông tin trên cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; ngoài ra, một số nội dung theo yêu cầu của Đề án cơ bản đã có triển khai, một số nội dung mang tính tương tác trực tiếp chưa có: Hỏi đáp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến; Đối thoại chính sách - pháp luật; các video tiểu phẩm...
Để triển khai thực hiện, sẽ nâng cấp Trang thông tin điện tử của cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; tích hợp, cập nhật đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Dự kiến thực hiện hoàn thiện, xây dựng theo cơ chế thuê trọn gói để thiết kế, hoàn thiện về mặt kỹ thuật.
Trên cơ sở định hướng chung, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho công tác triển khai thực hiện. Đại diện Sở Thông và Truyền thông, Trung tâm Giám sát và điều hành đô thị thông minh trình bày về chủ trương chung của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo đó, việc xây dựng Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh phải bám sát các chủ trương này. Đại diện Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh và một số Sở, ngành đề nghị thiết lập app ứng dụng trên các điện thoại thông minh để chuyển tải Trang phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh trong bối cảnh ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại thông minh; cài đặt qua các ứng dụng Hue-S (Đô thị thông minh Huế), Hue-G (Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế). Bên cạnh các ý kiến liên quan trực tiếp về mặt kỹ thuật, nhiều đại biểu đề nghị có sự tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức viết tin bài để nâng cao chất lượng tin bài, phù hợp với nhiều đối tượng được tuyên truyền qua mạng internet; phân công cụ thể người có trách nhiệm cập nhật tin bài phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, địa phương nhằm đảm bảo tin bài được đầy đủ, kịp thời,…
Ghi nhận các ý kiến góp ý, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Chủ trì Hội thảo khẳng định, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có và được nhiều cơ quan thực hiện. Tuy nhiên, để hệ thống một cách khoa học, đầy đủ, rõ ràng, cần thiết lập Trang phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của Đề án. Sở Tư pháp sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để hoàn chỉnh Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật của các sở, ngành, địa phương trong năm 2019. Trong quá trình triển khai thực hiện, ghi nhận các góp ý để nghiên cứu, áp dụng. Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan, địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức các cơ quan. Đồng chí cũng đề nghị các Sở, ngành, địa phương tích cực phối hợp với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện Đề án đạt kết quả tốt nhất.
Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.551.057 Lượt truy cập hiện tại 12.367
|
|