|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Triển khai Luật Quản lý thuế và Luật Giáo dục Ngày cập nhật 14/10/2019
Ngày 10 tháng 10 năm 2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Quản lý thuế và Luật Giáo dục. Hội nghị có sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và phòng, ban liên quan; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Công chứng viên.
Ngoài giới thiệu khái quát chung về các Luật, Hội nghị đã nghe các báo cáo thông tin những điểm mới cơ bản của các Luật, qua đó giúp các cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện hoặc tiếp tục tuyên truyền, phổ biến được thuận lợi.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 (trừ quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022). Luật gồm 17 Chương với 152 điều, quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. So với các quy định về quản lý thuế hiện hành, Luật năm 2019 có những điểm mới cơ bản, như: Bổ sung thêm quyền cho người nộp thuế nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đảm bảo các quyền trong giao dịch điện tử cũng như nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan thuế khi thực thi công vụ; quy định rõ đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi; bổ sung quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý thuế; bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại; cấu trúc mã số thuế; việc cấp mã số thuế; đăng ký thuế; thủ tục Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp…
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, thay thế Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật số 74/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13. Luật gồm 9 Chương với 115 điều, quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục. Luật số 43/2019/QH14 có những điểm mới cơ bản: Bổ sung quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong giáo dục; định Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; trường tư thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học; quy định học sinh sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học… Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Triển khai Luật Quản lý thuế và Luật Giáo dục Ngày cập nhật 14/10/2019
Ngày 10 tháng 10 năm 2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Quản lý thuế và Luật Giáo dục. Hội nghị có sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và phòng, ban liên quan; đại diện Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Công chứng viên.
Ngoài giới thiệu khái quát chung về các Luật, Hội nghị đã nghe các báo cáo thông tin những điểm mới cơ bản của các Luật, qua đó giúp các cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện hoặc tiếp tục tuyên truyền, phổ biến được thuận lợi.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 (trừ quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022). Luật gồm 17 Chương với 152 điều, quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. So với các quy định về quản lý thuế hiện hành, Luật năm 2019 có những điểm mới cơ bản, như: Bổ sung thêm quyền cho người nộp thuế nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đảm bảo các quyền trong giao dịch điện tử cũng như nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan thuế khi thực thi công vụ; quy định rõ đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi; bổ sung quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý thuế; bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại; cấu trúc mã số thuế; việc cấp mã số thuế; đăng ký thuế; thủ tục Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp…
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, thay thế Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật số 74/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13. Luật gồm 9 Chương với 115 điều, quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục. Luật số 43/2019/QH14 có những điểm mới cơ bản: Bổ sung quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong giáo dục; định Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; trường tư thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học; quy định học sinh sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học… Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.551.369 Lượt truy cập hiện tại 12.468
|
|