|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở Ngày cập nhật 19/03/2019
Ngày 15 tháng 3 năm 2019, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. Tham dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở, các đồng chí là đại diện các cơ quan cấp tỉnh: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh; Trưởng các phòng thuộc Sở Tư pháp; Lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế; Công chức Tư pháp – hộ tịch và hòa giải viên các xã, phường, thị trấn.
Tại Hội thảo đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đánh giá chung về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua. Đồng chí đã nêu lên một số kết quả đạt được trong 5 năm triển khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, một số khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới.
Thông qua Hội thảo, các đại biểu cũng đã trình bày một số tham luận: “Thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở” do đồng chí Hoàng Trọng Điệp – Phó Chánh an Tòa án nhân dân tỉnh trình bày. Thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành được quy định tại Chương 33 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 (từ Điều 416 đến Điều 419). Pháp luật quy định kết quả hòa giải ở cơ sở có thể được Tòa án xem xét công nhận theo thủ tục việc dân sự là giải pháp quan trọng để hoạt động hòa giải ở cơ sở thật sự có hiệu quả, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác. Qua đó, giúp các đại biểu hiểu rõ những nội dung về thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành và một số kinh nghiệm trong quá trình hòa giải thông qua một số vụ việc cụ thể; “Những thuận lợi và khó khăn trong việc phối kết hợp giữa cơ quan Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở” do đồng chí Đoàn Văn Tịnh – Phó Trưởng Ban Dân chủ và pháp luật, UBMTTQ VN tỉnh trình bày. Đồng chí đã nêu ra một số kết quả đạt được trong việc phối kết hợp giữa cơ quan Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở, khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ quan Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; “Công tác quản lý nhà nước đối với hòa giải ở cơ sở của huyện Phú Lộc, khó khăn, vướng mắc và các giải pháp” do đồng chí Cái Lê Chính Đạo – Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Phú Lộc trình bày, đồng chí đã nhấn mạnh về những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với hòa giải ở cơ sở của huyện Phú Lộc, có 129 Tổ hòa giải/129 thôn, tổ dân phố với 713 Hòa giải viên, mỗi năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng từ 7 đến 8 đợt cho 18 xã, thị trấn, trung bình mỗi đợt từ 2 đến 3 xã với 12 Tổ hòa giải và từ 40 đến 50 Hòa giải viên tham gia, kết quả hòa giải thành đạt trên 80% và số vụ việc hòa giải thành của năm sau cao hơn năm trước, chú trọng cấp kinh phí hòa giải ở cơ sở cho các xã. Đồng chí cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với hòa giải ở cơ sở của cấp huyện.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng lắng nghe một số tham luận của Hòa giải viên – những người trực tiếp thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. Những người đóng góp rất lớn vào thành công của công tác hòa giải ở cơ sở. Và Hòa giải viên cũng là người hiểu rõ nhất những thuận lợi, khó khăn trong công tác này. Các Hòa giải viên cũng đã kể lại một số vụ việc hòa giải điển hình do mình thực hiện và bài học kinh nghiệm được rút ra.
Kết luận Hội thảo đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở đánh giá cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trong 5 năm qua. Những đề xuất, kiến nghị của đại biểu xin tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở. Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị Phòng Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp; các cơ quan có liên quan tiến hành tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, báo cáo tổng kết 5 năm gửi về Sở Tư pháp đảm bảo đúng thời gian quy định để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tư pháp.
Qua theo dõi toàn tỉnh, tại huyện Phú Lộc và huyện Phong Điền có 2 vụ nổi cộm. Vì vậy, cần thông qua các Tổ hòa giải để vận động, thuyết phục bà con nhân dân, phân tích để bà con nhân dân hiểu rõ về các chủ trương của tỉnh. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2019 Ủy ban nhân tỉnh về việc tăng cường quản lý các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, hoạt động văn hóa gây tiếng ồn, làm mất an ninh trật tự tại khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh Karaoke di động, Phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin hướng dẫn bổ sung các quy định trong hương ước, quy ước để bà con thực hiện; các địa phương tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.
Tiên An Các tin khác
|
Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở Ngày cập nhật 19/03/2019
Ngày 15 tháng 3 năm 2019, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. Tham dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở, các đồng chí là đại diện các cơ quan cấp tỉnh: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh; Trưởng các phòng thuộc Sở Tư pháp; Lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế; Công chức Tư pháp – hộ tịch và hòa giải viên các xã, phường, thị trấn.
Tại Hội thảo đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đánh giá chung về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua. Đồng chí đã nêu lên một số kết quả đạt được trong 5 năm triển khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở, một số khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới.
Thông qua Hội thảo, các đại biểu cũng đã trình bày một số tham luận: “Thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở” do đồng chí Hoàng Trọng Điệp – Phó Chánh an Tòa án nhân dân tỉnh trình bày. Thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành được quy định tại Chương 33 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 (từ Điều 416 đến Điều 419). Pháp luật quy định kết quả hòa giải ở cơ sở có thể được Tòa án xem xét công nhận theo thủ tục việc dân sự là giải pháp quan trọng để hoạt động hòa giải ở cơ sở thật sự có hiệu quả, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác. Qua đó, giúp các đại biểu hiểu rõ những nội dung về thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành và một số kinh nghiệm trong quá trình hòa giải thông qua một số vụ việc cụ thể; “Những thuận lợi và khó khăn trong việc phối kết hợp giữa cơ quan Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở” do đồng chí Đoàn Văn Tịnh – Phó Trưởng Ban Dân chủ và pháp luật, UBMTTQ VN tỉnh trình bày. Đồng chí đã nêu ra một số kết quả đạt được trong việc phối kết hợp giữa cơ quan Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở, khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ quan Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; “Công tác quản lý nhà nước đối với hòa giải ở cơ sở của huyện Phú Lộc, khó khăn, vướng mắc và các giải pháp” do đồng chí Cái Lê Chính Đạo – Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Phú Lộc trình bày, đồng chí đã nhấn mạnh về những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với hòa giải ở cơ sở của huyện Phú Lộc, có 129 Tổ hòa giải/129 thôn, tổ dân phố với 713 Hòa giải viên, mỗi năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng từ 7 đến 8 đợt cho 18 xã, thị trấn, trung bình mỗi đợt từ 2 đến 3 xã với 12 Tổ hòa giải và từ 40 đến 50 Hòa giải viên tham gia, kết quả hòa giải thành đạt trên 80% và số vụ việc hòa giải thành của năm sau cao hơn năm trước, chú trọng cấp kinh phí hòa giải ở cơ sở cho các xã. Đồng chí cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với hòa giải ở cơ sở của cấp huyện.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng lắng nghe một số tham luận của Hòa giải viên – những người trực tiếp thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. Những người đóng góp rất lớn vào thành công của công tác hòa giải ở cơ sở. Và Hòa giải viên cũng là người hiểu rõ nhất những thuận lợi, khó khăn trong công tác này. Các Hòa giải viên cũng đã kể lại một số vụ việc hòa giải điển hình do mình thực hiện và bài học kinh nghiệm được rút ra.
Kết luận Hội thảo đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở đánh giá cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trong 5 năm qua. Những đề xuất, kiến nghị của đại biểu xin tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở. Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị Phòng Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp; các cơ quan có liên quan tiến hành tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, báo cáo tổng kết 5 năm gửi về Sở Tư pháp đảm bảo đúng thời gian quy định để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tư pháp.
Qua theo dõi toàn tỉnh, tại huyện Phú Lộc và huyện Phong Điền có 2 vụ nổi cộm. Vì vậy, cần thông qua các Tổ hòa giải để vận động, thuyết phục bà con nhân dân, phân tích để bà con nhân dân hiểu rõ về các chủ trương của tỉnh. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2019 Ủy ban nhân tỉnh về việc tăng cường quản lý các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, hoạt động văn hóa gây tiếng ồn, làm mất an ninh trật tự tại khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh Karaoke di động, Phòng Tư pháp phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin hướng dẫn bổ sung các quy định trong hương ước, quy ước để bà con thực hiện; các địa phương tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.
Tiên An Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.559.252 Lượt truy cập hiện tại 2.939
|
|