|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Hương Thủy: Phổ biến Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng Ngày cập nhật 04/03/2019
Ngày 27 tháng 02 năm 2019, Hội đồng phổi hợp phổ biển, giáo dục pháp luật thị xã Hương Thủy phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã và Thanh tra thị xã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Tố cáo năm 2018 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cho lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, mặt trận và các đoàn thể thị xã; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cán bộ văn phòng, tư pháp các xã, phường. Đồng chí Nguyễn Thanh Minh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã, chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thị xã phát biểu khai mạc Hội nghị.
Báo cáo viên pháp luật thị xã chủ động báo cáo Luật Tố cáo năm 2018 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 trên cơ sở tiếp thu tại tỉnh, tham khảo tài liệu từ Công Thông tin điện tử của Quốc hội và các nguồn chính thống liên quan.
Luật Tố cáo đã được Quốc hội thông qua vào ngày 11 tháng 11 năm 2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012. Sự ra đời của Luật tố cáo đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, qua hơn 6 năm triển khai thực hiện cho thấy Luật tố cáo đã bộc lộ những hạn chế, bất cập về: nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; việc tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp; tổ chức thi hành kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý về tố cáo; bảo vệ người tố cáo; vấn đề xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm.
Những hạn chế, bất cập nêu trên dẫn đến tình trạng làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo, trật tự, kỷ cương pháp luật vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo nhằm khắc phục tình trạng trên. Luật Tố cáo được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
Sau 10 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (Luật PCTN), công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong khuôn khổ thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên và các diễn đàn quốc tế khác. Luật PCTN đã từng bước giúp tạo ra môi trường thể chế ngày càng công khai, minh bạch; từng bước tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác phòng, chống tham nhũng; cơ chế kiểm soát đối với cán bộ, công chức, viên chức và chế độ công vụ cũng ngày càng được cải thiện; việc xử lý người có hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng cũng được chú trọng và nâng cao hiệu quả; bộ máy cơ quan phòng, chống tham nhũng bước đầu được củng cố, kiện toàn. Tuy nhiên, “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta” (nhận định trong Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng).
Kết quả sau hơn 10 năm thực hiện Luật PCTN cho thấy, những bất cập của Luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, cụ thể như sau: quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện; quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp; chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng; các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; chưa quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; thiếu quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý và thời hạn người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ giải trình về tài sản, thu nhập...; các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, bao gồm kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành và cơ quan giám sát chưa phù hợp; các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ người tố cáo; chưa xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật PCTN và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật dẫn đến cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất… . Những hạn chế đó đòi hỏi phải sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng để phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Mặc dù nội dung tương đối nhiều, nhưng các đồng chí tham gia Hội nghị rất tập trung theo dõi báo cáo viên trình bày, tham gia trao đổi một số vấn đề thực tế về tố cáo và phòng, chống tham nhũng ở địa phương. Hội nghị đã cung cấp những kiến thức cơ bản, những điểm mới về tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để các thành viên tham gia tiếp tục nghiên cứu tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân./.
Trương Cường Các tin khác
|
Hương Thủy: Phổ biến Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng Ngày cập nhật 04/03/2019
Ngày 27 tháng 02 năm 2019, Hội đồng phổi hợp phổ biển, giáo dục pháp luật thị xã Hương Thủy phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã và Thanh tra thị xã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Tố cáo năm 2018 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cho lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, mặt trận và các đoàn thể thị xã; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cán bộ văn phòng, tư pháp các xã, phường. Đồng chí Nguyễn Thanh Minh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã, chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thị xã phát biểu khai mạc Hội nghị.
Báo cáo viên pháp luật thị xã chủ động báo cáo Luật Tố cáo năm 2018 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 trên cơ sở tiếp thu tại tỉnh, tham khảo tài liệu từ Công Thông tin điện tử của Quốc hội và các nguồn chính thống liên quan.
Luật Tố cáo đã được Quốc hội thông qua vào ngày 11 tháng 11 năm 2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012. Sự ra đời của Luật tố cáo đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, qua hơn 6 năm triển khai thực hiện cho thấy Luật tố cáo đã bộc lộ những hạn chế, bất cập về: nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; việc tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp; tổ chức thi hành kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý về tố cáo; bảo vệ người tố cáo; vấn đề xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm.
Những hạn chế, bất cập nêu trên dẫn đến tình trạng làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo, trật tự, kỷ cương pháp luật vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo nhằm khắc phục tình trạng trên. Luật Tố cáo được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
Sau 10 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (Luật PCTN), công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong khuôn khổ thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên và các diễn đàn quốc tế khác. Luật PCTN đã từng bước giúp tạo ra môi trường thể chế ngày càng công khai, minh bạch; từng bước tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác phòng, chống tham nhũng; cơ chế kiểm soát đối với cán bộ, công chức, viên chức và chế độ công vụ cũng ngày càng được cải thiện; việc xử lý người có hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng cũng được chú trọng và nâng cao hiệu quả; bộ máy cơ quan phòng, chống tham nhũng bước đầu được củng cố, kiện toàn. Tuy nhiên, “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta” (nhận định trong Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng).
Kết quả sau hơn 10 năm thực hiện Luật PCTN cho thấy, những bất cập của Luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, cụ thể như sau: quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện; quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp; chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng; các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; chưa quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; thiếu quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý và thời hạn người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ giải trình về tài sản, thu nhập...; các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, bao gồm kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành và cơ quan giám sát chưa phù hợp; các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ người tố cáo; chưa xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật PCTN và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật dẫn đến cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất… . Những hạn chế đó đòi hỏi phải sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng để phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Mặc dù nội dung tương đối nhiều, nhưng các đồng chí tham gia Hội nghị rất tập trung theo dõi báo cáo viên trình bày, tham gia trao đổi một số vấn đề thực tế về tố cáo và phòng, chống tham nhũng ở địa phương. Hội nghị đã cung cấp những kiến thức cơ bản, những điểm mới về tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để các thành viên tham gia tiếp tục nghiên cứu tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân./.
Trương Cường Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.559.363 Lượt truy cập hiện tại 2.979
|
|