Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức phiên họp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Ngày cập nhật 04/03/2019

Ngày 28 tháng 02 năm 2019, Hôi đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức phiên họp bàn về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Phiên họp do đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì.

 

Tại phiên họp, đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật báo cáo: Trong năm qua, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đã tư vấn Ủy ban nhân dân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt kết quả tốt. Trong đó, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với lượng văn bản ban hành chiếm số lượng lớn so với các năm trước đó và được ban hành thường xuyên trong cả năm. Những mô hình, cách làm hiệu quả được giới thiệu, nhân rộng; các vướng mắc được hướng dẫn, giải đáp kịp thời. Nội dung, hình thức phổ biến pháp luật được định hướng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cũng như tình hình thực tiễn. Với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban, ngành, địa phương, năm qua, tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội nhìn chung giảm so với cùng kỳ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn tồn tại một số hạn chế, như: Công tác này có lúc, có nơi chưa đi vào chiều sâu, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người dân chưa cao... Nguyên nhân chủ yếu được xác định do khách quan và chủ quan, như: Nguồn lực thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ; việc chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người dân chưa nghiêm đã phần nào ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẩn; đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa, miền núi còn thiếu thốn, một bộ phận người dân trình độ còn thấp, bị chi phối bởi phong tục tập quán lạc hậu; chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật; phương pháp và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật có lúc thiếu tính phù hợp với đối tượng...

Trên cơ sở đánh giá chung, nhất là những hạn chế và nguyên nhân, cuộc họp đã tập trung thảo luận khá toàn diện về các vấn đề trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bàn về vấn đề xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ông Hoàng Ngọc Thanh – Phó Chủ tịch thường trực Hội Luật gia tỉnh cho rằng, xã hội hóa công tác này là việc tất yếu, nên làm để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được phát huy hiệu quả tốt nhất và duy trì lâu dài; bên cạnh đó, Nhà nước phải đóng vai trò then chốt trong việc tổ chức thực hiện cũng như có các biện pháp tác động để đẩy mạnh việc xã hội hóa.

Phổ biến, giáo dục pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng là nội dung được quan tâm trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay và vai trò quan trọng của truyền thông trong thông tin, tuyên truyền. Ông Nguyễn Huy Hiển - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông khẳng định: Tỉnh hiện có khoảng 178 Cổng/Trang thông tin điện tử, là kênh thực hiện truyền tải thông tin, tuyên truyền các chính sách, pháp luật đến cán bộ, người dân cơ bản hiệu quả, đầy đủ, kịp thời; các Đài phát thanh, truyền hình của tỉnh và địa phương, lực lượng báo chí thời gian qua đóng góp không nhỏ vào công tác này. Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng, cần thiết phải nâng cao chất lượng tin, bài của Cổng/Trang thông tin điện tử, nhất là ở cấp cơ sở. Đối với báo chí, các cơ quan Nhà nước thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí đúng quy định, bảo đảm cho công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật cho người dân.

Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, ông Hồ Xuân Trăng – Trưởng Ban Dân tộc báo cáo, nhiệm vụ này được các cơ quan và địa phương phối hợp thực hiện khá tốt, nhờ đó những năm qua không có đơn thư khiếu nại của bà con dân tộc, tình hình tảo hôn cũng được kiểm soát và dần đi đến hạn chế. Biện pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, theo ông Trăng, đó là phải hiểu rõ bà con, do trình độ của không ít người dân còn hạn chế nên nếu bà con có vướng mắc, chưa rõ vấn đề gì thì cán bộ phải giải thích, tuyên truyền pháp luật ngay để bà con hiểu.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông là lĩnh vực được nhiều thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật bàn thảo. Năm qua, mặc dù tình hình tai nạn giao thông có giảm nhưng những vụ tai nạn giao thông mang tính chất nghiêm trọng vẫn xảy ra cũng như việc kiềm chế vấn đề này còn khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông được xác định có nguyên nhân từ ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người tham gia giao thông; nhận thức của không ít người dân về việc “xe lớn đền xe nhỏ, đi xe đền đi bộ” mà chưa nhận thức đầy đủ về quy tắc giao thông, dẫn đến có sự tùy tiện trong tham gia giao thông của không ít người đi bộ, phương tiện thô sơ; sự thiếu đồng bộ của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ,…

Từ thực tiễn trên, các thành viên đều nhất trí, muốn nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung thì trước hết phải xác định đây là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, tất cả mọi người đều phải chung tay để thực hiện.

Đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh cơ bản đồng tình với ý kiến thảo luận của các thành viên; bên cạnh đó, đồng chí cũng đề nghị các cơ quan cần xác định rõ nguyên nhân của các thực trạng từ nhiều góc độ, đó là nguyên nhân từ người chấp hành; nguyên nhân do việc thực hiện của cơ quan Nhà nước; nguyên nhân từ cơ chế. Trên cơ sở đó để có giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác; trong bối cảnh hệ thống pháp luật nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện, luôn rà soát, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, thay thế quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Kết thúc phiên họp, đồng chí chủ trì ghi nhận kết quả đạt được cũng như sự tham gia tích cực của các cơ quan, địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng chí nhấn mạnh, pháp luật là cho tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức, vì vậy, không chỉ người dân mà mỗi cơ quan, mỗi cán bộ cũng chính là đối tượng phải thường xuyên học tập, nâng cao nhận thức về pháp luật. Trong quá trình tổ chức triển khai, phải vừa làm, vừa ghi nhận những phản hồi từ người dân để không ngừng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong bối cảnh nguồn lực của tỉnh và các địa phương còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ, các cấp, các ngành cố gắng khắc phục, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đa dạng hóa các hình thức thực hiện, đặc biệt phải nắm rõ đặc điểm tình hình của từng vùng, từng địa phương, từng đối tượng để tổ chức tuyên truyền hiệu quả, sát thực. Đồng chí nhắc nhở các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan luôn ghi nhớ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, tất cả đều phải cùng nhau chung tay để hoàn thành mục tiêu chung, hướng đến bảo đảm mọi người dân có cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn, an sinh xã hội được bảo đảm, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, an bình hơn.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức phiên họp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Ngày cập nhật 04/03/2019

Ngày 28 tháng 02 năm 2019, Hôi đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức phiên họp bàn về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Phiên họp do đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì.

 

Tại phiên họp, đồng chí Đào Chuẩn – Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật báo cáo: Trong năm qua, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đã tư vấn Ủy ban nhân dân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt kết quả tốt. Trong đó, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với lượng văn bản ban hành chiếm số lượng lớn so với các năm trước đó và được ban hành thường xuyên trong cả năm. Những mô hình, cách làm hiệu quả được giới thiệu, nhân rộng; các vướng mắc được hướng dẫn, giải đáp kịp thời. Nội dung, hình thức phổ biến pháp luật được định hướng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cũng như tình hình thực tiễn. Với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban, ngành, địa phương, năm qua, tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội nhìn chung giảm so với cùng kỳ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn tồn tại một số hạn chế, như: Công tác này có lúc, có nơi chưa đi vào chiều sâu, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người dân chưa cao... Nguyên nhân chủ yếu được xác định do khách quan và chủ quan, như: Nguồn lực thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ; việc chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người dân chưa nghiêm đã phần nào ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẩn; đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa, miền núi còn thiếu thốn, một bộ phận người dân trình độ còn thấp, bị chi phối bởi phong tục tập quán lạc hậu; chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật; phương pháp và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật có lúc thiếu tính phù hợp với đối tượng...

Trên cơ sở đánh giá chung, nhất là những hạn chế và nguyên nhân, cuộc họp đã tập trung thảo luận khá toàn diện về các vấn đề trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bàn về vấn đề xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ông Hoàng Ngọc Thanh – Phó Chủ tịch thường trực Hội Luật gia tỉnh cho rằng, xã hội hóa công tác này là việc tất yếu, nên làm để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được phát huy hiệu quả tốt nhất và duy trì lâu dài; bên cạnh đó, Nhà nước phải đóng vai trò then chốt trong việc tổ chức thực hiện cũng như có các biện pháp tác động để đẩy mạnh việc xã hội hóa.

Phổ biến, giáo dục pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng là nội dung được quan tâm trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay và vai trò quan trọng của truyền thông trong thông tin, tuyên truyền. Ông Nguyễn Huy Hiển - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông khẳng định: Tỉnh hiện có khoảng 178 Cổng/Trang thông tin điện tử, là kênh thực hiện truyền tải thông tin, tuyên truyền các chính sách, pháp luật đến cán bộ, người dân cơ bản hiệu quả, đầy đủ, kịp thời; các Đài phát thanh, truyền hình của tỉnh và địa phương, lực lượng báo chí thời gian qua đóng góp không nhỏ vào công tác này. Tuy nhiên, để phát huy tốt nhất hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng, cần thiết phải nâng cao chất lượng tin, bài của Cổng/Trang thông tin điện tử, nhất là ở cấp cơ sở. Đối với báo chí, các cơ quan Nhà nước thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí đúng quy định, bảo đảm cho công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật cho người dân.

Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, ông Hồ Xuân Trăng – Trưởng Ban Dân tộc báo cáo, nhiệm vụ này được các cơ quan và địa phương phối hợp thực hiện khá tốt, nhờ đó những năm qua không có đơn thư khiếu nại của bà con dân tộc, tình hình tảo hôn cũng được kiểm soát và dần đi đến hạn chế. Biện pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, theo ông Trăng, đó là phải hiểu rõ bà con, do trình độ của không ít người dân còn hạn chế nên nếu bà con có vướng mắc, chưa rõ vấn đề gì thì cán bộ phải giải thích, tuyên truyền pháp luật ngay để bà con hiểu.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông là lĩnh vực được nhiều thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật bàn thảo. Năm qua, mặc dù tình hình tai nạn giao thông có giảm nhưng những vụ tai nạn giao thông mang tính chất nghiêm trọng vẫn xảy ra cũng như việc kiềm chế vấn đề này còn khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông được xác định có nguyên nhân từ ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người tham gia giao thông; nhận thức của không ít người dân về việc “xe lớn đền xe nhỏ, đi xe đền đi bộ” mà chưa nhận thức đầy đủ về quy tắc giao thông, dẫn đến có sự tùy tiện trong tham gia giao thông của không ít người đi bộ, phương tiện thô sơ; sự thiếu đồng bộ của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ,…

Từ thực tiễn trên, các thành viên đều nhất trí, muốn nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung thì trước hết phải xác định đây là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, tất cả mọi người đều phải chung tay để thực hiện.

Đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh cơ bản đồng tình với ý kiến thảo luận của các thành viên; bên cạnh đó, đồng chí cũng đề nghị các cơ quan cần xác định rõ nguyên nhân của các thực trạng từ nhiều góc độ, đó là nguyên nhân từ người chấp hành; nguyên nhân do việc thực hiện của cơ quan Nhà nước; nguyên nhân từ cơ chế. Trên cơ sở đó để có giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác; trong bối cảnh hệ thống pháp luật nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện, luôn rà soát, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, thay thế quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Kết thúc phiên họp, đồng chí chủ trì ghi nhận kết quả đạt được cũng như sự tham gia tích cực của các cơ quan, địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng chí nhấn mạnh, pháp luật là cho tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức, vì vậy, không chỉ người dân mà mỗi cơ quan, mỗi cán bộ cũng chính là đối tượng phải thường xuyên học tập, nâng cao nhận thức về pháp luật. Trong quá trình tổ chức triển khai, phải vừa làm, vừa ghi nhận những phản hồi từ người dân để không ngừng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong bối cảnh nguồn lực của tỉnh và các địa phương còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ, các cấp, các ngành cố gắng khắc phục, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đa dạng hóa các hình thức thực hiện, đặc biệt phải nắm rõ đặc điểm tình hình của từng vùng, từng địa phương, từng đối tượng để tổ chức tuyên truyền hiệu quả, sát thực. Đồng chí nhắc nhở các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan luôn ghi nhớ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, tất cả đều phải cùng nhau chung tay để hoàn thành mục tiêu chung, hướng đến bảo đảm mọi người dân có cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn, an sinh xã hội được bảo đảm, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, an bình hơn.

 

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.560.887
Lượt truy cập hiện tại 3.606