|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Triển khai Đề án 2160 và Đề án 65 tại 04 huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang Ngày cập nhật 21/11/2018
Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua đó triển khai có hiệu quả hai Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên” đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 2160),“Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” (gọi tắt là Đề án 65), trong tháng 11/2018, Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, triển khai các Đề án này.
Thành phần tham dự, gồm đại diện lãnh đạo và công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Phòng Tư pháp; đại diện Huyện đoàn; Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; đại diện lãnh đạo và công chức Tư pháp – Hộ tịch các xã, thị trấn; tuyên truyền viên pháp luật. Mỗi huyện có khoảng 80 đại biểu.
Nội dung bồi dưỡng, tập huấn tập trung vào các vấn đề: Công tác triển khai thực hiện Đề án 65 và Đề án 2160, giới thiệu nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và một số quy định pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên.
Đối với Đề án 2160, Hội nghị nêu rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong triển khai thực hiện giai đoạn 2010-2015. Trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện Đề án đến năm 2020 theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, rà soát, bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn II (2016 – 2020) và Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017 – 2021. Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; xây dựng, nhân rộng các mô hình, hình thức PBGDPL hiệu quả cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 – 2015; nắm bắt, đánh giá đúng nhu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của thanh, thiếu niên.
Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết số 39/46 ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987) là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới, mong muốn sớm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội. Ngày 07/11/2013, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn). Ngày 28/11/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về chống tra tấn. Việc xây dựng và thực hiện Đề án 65 là cần thiết nhằm bảo đảm cho Việt Nam thực hiện tốt hơn vai trò là quốc gia thành viên, thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ, nghiêm chỉnh thực hiện các nội dung của Công ước chống tra tấn, khẳng định rõ ràng cam kết có trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, tạo điều kiện cho các thành viên trong xã hội tham gia bảo vệ, thúc đẩy quyền con người theo quy định của Công ước.
Liên quan đến thanh thiếu niên, Báo cáo viên nễu rõ đặc điểm của lứa tuổi thanh thanh thiếu niên và những yếu tố có thể tác động đến hành vi của lứa tuổi này, thực trạng chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên và từ đó đưa ra định hướng nội dung pháp luật cần tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên chấp hành, đó là các lĩnh vực: Pháp luật về hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và an minh mạng.
Hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nêu trên nằm trong khuôn khổ thực hiện Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án 2160 năm 2018 và Kế hoạch số 75/KH-ĐA452 ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Đề án 65 năm 2018. Hoạt động bồi dưỡng, tập huấn này được đặt trong tổng thể công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung nhằm bảo đảm nguồn lực cũng như thực hiện mục tiêu chung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngoài hoạt động này, năm 2018, nhiều nội dung công việc khác cũng được triển khai nhằm tổ chức thực hiện Đề án 2160 và Đề án 65 bảo đảm mục đích, mục tiêu đề ra, như: Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường tiếp cận pháp luật cho thanh, thiếu niên thông qua xây dựng tin, bài thông tin về tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật, chấp hành pháp luật trong thanh, thiếu niên; rà soát, đề xuất, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao năng lực, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, cán bộ Đoàn và cán bộ quản lý, theo dõi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện chỉ đạo điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; biên soạn, phát hành và đăng tải tài liệu phổ biến; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phổ biến trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn, khai thác tủ sách pháp luật, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn...
Tiên An Các tin khác
|
Triển khai Đề án 2160 và Đề án 65 tại 04 huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang Ngày cập nhật 21/11/2018
Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua đó triển khai có hiệu quả hai Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên” đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 2160),“Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” (gọi tắt là Đề án 65), trong tháng 11/2018, Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, triển khai các Đề án này.
Thành phần tham dự, gồm đại diện lãnh đạo và công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Phòng Tư pháp; đại diện Huyện đoàn; Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; đại diện lãnh đạo và công chức Tư pháp – Hộ tịch các xã, thị trấn; tuyên truyền viên pháp luật. Mỗi huyện có khoảng 80 đại biểu.
Nội dung bồi dưỡng, tập huấn tập trung vào các vấn đề: Công tác triển khai thực hiện Đề án 65 và Đề án 2160, giới thiệu nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và một số quy định pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên.
Đối với Đề án 2160, Hội nghị nêu rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong triển khai thực hiện giai đoạn 2010-2015. Trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện Đề án đến năm 2020 theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, rà soát, bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn II (2016 – 2020) và Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017 – 2021. Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; xây dựng, nhân rộng các mô hình, hình thức PBGDPL hiệu quả cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 – 2015; nắm bắt, đánh giá đúng nhu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của thanh, thiếu niên.
Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết số 39/46 ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987) là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới, mong muốn sớm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội. Ngày 07/11/2013, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn). Ngày 28/11/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về chống tra tấn. Việc xây dựng và thực hiện Đề án 65 là cần thiết nhằm bảo đảm cho Việt Nam thực hiện tốt hơn vai trò là quốc gia thành viên, thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ, nghiêm chỉnh thực hiện các nội dung của Công ước chống tra tấn, khẳng định rõ ràng cam kết có trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, tạo điều kiện cho các thành viên trong xã hội tham gia bảo vệ, thúc đẩy quyền con người theo quy định của Công ước.
Liên quan đến thanh thiếu niên, Báo cáo viên nễu rõ đặc điểm của lứa tuổi thanh thanh thiếu niên và những yếu tố có thể tác động đến hành vi của lứa tuổi này, thực trạng chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên và từ đó đưa ra định hướng nội dung pháp luật cần tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên chấp hành, đó là các lĩnh vực: Pháp luật về hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và an minh mạng.
Hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nêu trên nằm trong khuôn khổ thực hiện Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án 2160 năm 2018 và Kế hoạch số 75/KH-ĐA452 ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai Đề án 65 năm 2018. Hoạt động bồi dưỡng, tập huấn này được đặt trong tổng thể công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung nhằm bảo đảm nguồn lực cũng như thực hiện mục tiêu chung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngoài hoạt động này, năm 2018, nhiều nội dung công việc khác cũng được triển khai nhằm tổ chức thực hiện Đề án 2160 và Đề án 65 bảo đảm mục đích, mục tiêu đề ra, như: Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường tiếp cận pháp luật cho thanh, thiếu niên thông qua xây dựng tin, bài thông tin về tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật, chấp hành pháp luật trong thanh, thiếu niên; rà soát, đề xuất, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao năng lực, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, cán bộ Đoàn và cán bộ quản lý, theo dõi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện chỉ đạo điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; biên soạn, phát hành và đăng tải tài liệu phổ biến; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phổ biến trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn, khai thác tủ sách pháp luật, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn...
Tiên An Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.564.603 Lượt truy cập hiện tại 5.206
|
|