|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Nam Đông: Các phong tục lạc hậu cần được vận động xóa bỏ Ngày cập nhật 20/09/2018
Ngày 19 tháng 9 năm 2018, Đoàn kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác này đối với huyện Nam Đông và xã Thượng Quảng. Đoàn Kiểm tra do đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh làm Trưởng Đoàn. Đồng chí Lê Thanh Hồ – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông chủ trì buổi làm việc với Đoàn Kiểm tra.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Nam Đông được quan tâm, từ công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành văn bản triển khai đến tổ chức thực hiện. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được củng cố, kiện toàn. Đã lồng ghép, phối hợp với các cơ quan cấp trên triển khai thực hiện các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ đầu năm 2018 đến nay, huyện đã tổ chức 155 cuộc tuyên truyền pháp luật với 10.670 lượt người tham dự; cấp phát miễn phí 6.490 tờ gấp pháp luật; phát sóng chương trình phổ biến pháp luật trên đài truyền thanh huyện 119 lần, đăng tải 19 tin bài pháp luật trên Trang thông tin điện tử của huyện; biên soạn tài liệu và dịch một số văn bản pháp luật từ tiếng kinh sang tiếng đồng bào dân tộc Cơ tu để cấp phát cho bà con. Trong công tác hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải ở cơ sở với 60 Tổ, 402 hòa giải viên. Tổ chức 04 lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Trong năm, đã tiếp nhận 35 vụ việc hòa giải (trong đó: hòa giải thành 27 vụ, hòa giải không thành 3 vụ và 5 vụ đang hòa giải); nội dung hòa giải thuộc các lĩnh vực: tranh chấp đất đai (9 vụ), hôn nhân và gia đình (19 vụ), dân sự và tranh chấp khác (7 vụ). Việc thực hiện các chế độ đối với hòa giải viên và Tổ hòa giải ở cơ sở được thực hiện đúng quy định.
Đối với xã Thượng Quảng, đã quan tâm ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và triển khai theo kế hoạch. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định pháp luật liên quan mật thiết đến cán bộ, nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp, trong đó đã tổ chức 08 đợt tuyên truyền với 469 lượt người tham dự, cấp phát 1.200 tờ gấp pháp luật, 52 quyển tài liệu pháp luật, 14 đĩa DVD; thực hiện luân chuyển tài liệu từ Tủ sách pháp luật của xã đến điểm bưu điện văn hóa xã với 620 đầu sách các loại. Củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải ở cơ sở với 07 tổ/7 thôn, 52 hòa giải viên. Các Tổ hòa giải tiếp nhận và hòa giải thành 4 vụ việc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung trên địa bàn huyện Nam Đông còn những khó khăn, bất cập. Nam Đông là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 44,5% dân số toàn huyện. Bên cạnh sự đa dạng, phong phú, đặc sắc trong đời sống văn hóa của bà con nhân dân ở đây, còn tồn tại một số phong tục lạc hậu, ảnh hưởng đến công tác chấp hành pháp luật, cần được vận động xóa bỏ. Anh Phạm Tấn Sanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện Nam Đông cho biết, đồng bào dân tộc có một số phong tục lạc hậu, ví dụ như: Nối dây, hôn nhân cận huyết thống (quan điểm khác họ thì được lấy nhau mặc dù có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời với bên mẹ, như anh em cô cậu). Những phong tục này đã được các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động xóa bỏ. Tuy nhiên, hiện nay nổi lên tình trạng tranh cháp đất đai với nguyên nhân sâu xa xuất phát từ tập tục du canh du cư của bà con. Cụ thể: Trước đây một số bà con đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện khai hoang, làm ăn sinh sống; được một thời gian thì bỏ đi vùng khác; hiện nay bà con trở lại và đòi lại đất trong khi Nhà nước đã thực hiện cấp đất cho người khác theo chính sách pháp luật đất đai. Từ thực tế đó, liên tục xảy ra tranh chấp đất đai khi một bên đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một bên quyết đòi lại đất, phá bỏ cây trồng trên đất. Đồng chí Hồ Văn Bó - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thượng Quảng thông tin thêm, một số phong tục lạc hậu khác còn tồn tại trong một bộ phận người dân, như: Thách cưới, xây nhà mồ, tổ chức đám cưới nhiều ngày gây tốn kém, thăm tặng quà họ hàng (lợn, gà…) trong dịp tết cổ truyền dù đời sống kinh tế còn khó khăn.
Một thực trạng tại Nam Đông là việc tảo hôn. Vấn đề này đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm thực hiện và đang giảm dần số vụ tảo hôn. Tuy nhiên, khó khăn trong công tác quản lý, đó là đa số các trường hợp tảo hôn do đi làm ăn xa sau đó trở về địa phương, nhiều thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi mạng internet.
Đồng chí Phan Văn Quả - Trưởng đoàn Kiểm tra ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Nam Đông cũng như những kiến nghị của địa phương (tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; đề xuất tăng mức chi đối với cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này tại địa bàn huyện miền núi...). Ngoài ra, đồng chí đề nghị huyện chú trọng đôn đốc, theo dõi các xã, ban, ngành trên địa bàn huyện trong việc ban hành kế hoạch, triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, thúc đẩy trách nhiệm, sự chủ động trong tự nghiên cứu, học tập pháp luật của cán bộ, nhân dân. Về nội dung phổ biến, ngoài các quy định pháp luật của cơ quan Trung ương, quan tâm phổ biến thêm các nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. Đối với các phong tục lạc hậu, tăng cường tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ. Về các tranh chấp đất đai có nguyên nhân từ tập tục du canh du cư của bà con, cần giải thích, tuyên truyền, vận động, thuyết phục bà con chấp hành đúng pháp luật; trường hợp tranh chấp không thể hòa giải thì hướng dẫn giải quyết theo đúng quy định pháp luật về đất đai.
Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Nam Đông: Các phong tục lạc hậu cần được vận động xóa bỏ Ngày cập nhật 20/09/2018
Ngày 19 tháng 9 năm 2018, Đoàn kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác này đối với huyện Nam Đông và xã Thượng Quảng. Đoàn Kiểm tra do đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh làm Trưởng Đoàn. Đồng chí Lê Thanh Hồ – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông chủ trì buổi làm việc với Đoàn Kiểm tra.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Nam Đông được quan tâm, từ công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành văn bản triển khai đến tổ chức thực hiện. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được củng cố, kiện toàn. Đã lồng ghép, phối hợp với các cơ quan cấp trên triển khai thực hiện các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ đầu năm 2018 đến nay, huyện đã tổ chức 155 cuộc tuyên truyền pháp luật với 10.670 lượt người tham dự; cấp phát miễn phí 6.490 tờ gấp pháp luật; phát sóng chương trình phổ biến pháp luật trên đài truyền thanh huyện 119 lần, đăng tải 19 tin bài pháp luật trên Trang thông tin điện tử của huyện; biên soạn tài liệu và dịch một số văn bản pháp luật từ tiếng kinh sang tiếng đồng bào dân tộc Cơ tu để cấp phát cho bà con. Trong công tác hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải ở cơ sở với 60 Tổ, 402 hòa giải viên. Tổ chức 04 lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Trong năm, đã tiếp nhận 35 vụ việc hòa giải (trong đó: hòa giải thành 27 vụ, hòa giải không thành 3 vụ và 5 vụ đang hòa giải); nội dung hòa giải thuộc các lĩnh vực: tranh chấp đất đai (9 vụ), hôn nhân và gia đình (19 vụ), dân sự và tranh chấp khác (7 vụ). Việc thực hiện các chế độ đối với hòa giải viên và Tổ hòa giải ở cơ sở được thực hiện đúng quy định.
Đối với xã Thượng Quảng, đã quan tâm ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và triển khai theo kế hoạch. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định pháp luật liên quan mật thiết đến cán bộ, nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp, trong đó đã tổ chức 08 đợt tuyên truyền với 469 lượt người tham dự, cấp phát 1.200 tờ gấp pháp luật, 52 quyển tài liệu pháp luật, 14 đĩa DVD; thực hiện luân chuyển tài liệu từ Tủ sách pháp luật của xã đến điểm bưu điện văn hóa xã với 620 đầu sách các loại. Củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải ở cơ sở với 07 tổ/7 thôn, 52 hòa giải viên. Các Tổ hòa giải tiếp nhận và hòa giải thành 4 vụ việc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung trên địa bàn huyện Nam Đông còn những khó khăn, bất cập. Nam Đông là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 44,5% dân số toàn huyện. Bên cạnh sự đa dạng, phong phú, đặc sắc trong đời sống văn hóa của bà con nhân dân ở đây, còn tồn tại một số phong tục lạc hậu, ảnh hưởng đến công tác chấp hành pháp luật, cần được vận động xóa bỏ. Anh Phạm Tấn Sanh – Trưởng phòng Tư pháp huyện Nam Đông cho biết, đồng bào dân tộc có một số phong tục lạc hậu, ví dụ như: Nối dây, hôn nhân cận huyết thống (quan điểm khác họ thì được lấy nhau mặc dù có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời với bên mẹ, như anh em cô cậu). Những phong tục này đã được các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động xóa bỏ. Tuy nhiên, hiện nay nổi lên tình trạng tranh cháp đất đai với nguyên nhân sâu xa xuất phát từ tập tục du canh du cư của bà con. Cụ thể: Trước đây một số bà con đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện khai hoang, làm ăn sinh sống; được một thời gian thì bỏ đi vùng khác; hiện nay bà con trở lại và đòi lại đất trong khi Nhà nước đã thực hiện cấp đất cho người khác theo chính sách pháp luật đất đai. Từ thực tế đó, liên tục xảy ra tranh chấp đất đai khi một bên đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một bên quyết đòi lại đất, phá bỏ cây trồng trên đất. Đồng chí Hồ Văn Bó - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thượng Quảng thông tin thêm, một số phong tục lạc hậu khác còn tồn tại trong một bộ phận người dân, như: Thách cưới, xây nhà mồ, tổ chức đám cưới nhiều ngày gây tốn kém, thăm tặng quà họ hàng (lợn, gà…) trong dịp tết cổ truyền dù đời sống kinh tế còn khó khăn.
Một thực trạng tại Nam Đông là việc tảo hôn. Vấn đề này đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm thực hiện và đang giảm dần số vụ tảo hôn. Tuy nhiên, khó khăn trong công tác quản lý, đó là đa số các trường hợp tảo hôn do đi làm ăn xa sau đó trở về địa phương, nhiều thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi mạng internet.
Đồng chí Phan Văn Quả - Trưởng đoàn Kiểm tra ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Nam Đông cũng như những kiến nghị của địa phương (tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; đề xuất tăng mức chi đối với cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này tại địa bàn huyện miền núi...). Ngoài ra, đồng chí đề nghị huyện chú trọng đôn đốc, theo dõi các xã, ban, ngành trên địa bàn huyện trong việc ban hành kế hoạch, triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, thúc đẩy trách nhiệm, sự chủ động trong tự nghiên cứu, học tập pháp luật của cán bộ, nhân dân. Về nội dung phổ biến, ngoài các quy định pháp luật của cơ quan Trung ương, quan tâm phổ biến thêm các nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. Đối với các phong tục lạc hậu, tăng cường tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ. Về các tranh chấp đất đai có nguyên nhân từ tập tục du canh du cư của bà con, cần giải thích, tuyên truyền, vận động, thuyết phục bà con chấp hành đúng pháp luật; trường hợp tranh chấp không thể hòa giải thì hướng dẫn giải quyết theo đúng quy định pháp luật về đất đai.
Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.568.636 Lượt truy cập hiện tại 7.533
|
|