Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ triển khai Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật ”
Ngày cập nhật 27/08/2018

Trong 02 ngày 16-17/8/2018, Sở Tư pháp tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng tại địa bàn trọng điểm. Lớp tập huấn gồm 174 người là Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Trưởng phòng, chuyên viên Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế; Công chức Tư pháp - Hộ tịch, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, người có uy tín trong cộng đồng dân cư thuộc các xã, phường, thị trấn được chọn thực hiện Đề án.

Tại lớp tập huấn, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã giới thiệu khái quát chung về Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật ” (gọi tắt là Đề án 1259) và công tác triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2017 triển khai Đề án đến năm 2021, đặt trong tổng thể triển khai nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đến năm 2021 cơ bản đạt được mục tiêu chung của Đề án là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội; từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật. Nâng cao năng lực, nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm trong phạm vi Đề án để đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Một số mục tiêu cụ thể cũng được đặt ra, như: 90% Nhân dân tại các địa bàn thực hiện điểm được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trọng tâm là những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến tình hình vi phạm pháp luật phù hợp với đặc thù của từng địa bàn; 100% cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại địa bàn trọng điểm được cung cấp kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực pháp luật liên quan; tiếp tục kiềm chế, phấn đấu giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn; 100% tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật được biên soạn trong khuôn khổ của Đề án được đăng tải công khai trên mạng internet để cán bộ, nhân dân tại địa bàn khai thác, tham khảo và sử dụng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; xây dựng mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng phát hiện gương người tốt, việc tốt, trọng tâm phản ánh thực tiễn thi hành các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi Đề án. Kế hoạch được triển khai tại 09 đơn vị cấp xã, gồm: Phường Phước Vĩnh (thành phố Huế); phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy); xã Hương Phong (thị xã Hương Trà); xã  Phú Thượng (huyện Phú Vang); thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc); xã Quảng An (huyện Quảng Điền); xã Điền Lộc (huyện Phong Điền); thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông); thị trấn A Lưới (huyện A Lưới).

Hội nghị cũng đã giới thiệu một số quy định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ để bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho những người làm tham gia triển khai Đề án trong năm 2018 nhằm góp phần kiềm chế, giảm thiểu tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng như hướng đến hoàn thành các mục tiêu của Đề án./.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ triển khai Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật ”
Ngày cập nhật 27/08/2018

Trong 02 ngày 16-17/8/2018, Sở Tư pháp tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng tại địa bàn trọng điểm. Lớp tập huấn gồm 174 người là Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Trưởng phòng, chuyên viên Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế; Công chức Tư pháp - Hộ tịch, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, người có uy tín trong cộng đồng dân cư thuộc các xã, phường, thị trấn được chọn thực hiện Đề án.

Tại lớp tập huấn, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã giới thiệu khái quát chung về Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật ” (gọi tắt là Đề án 1259) và công tác triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2017 triển khai Đề án đến năm 2021, đặt trong tổng thể triển khai nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 ban hành theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đến năm 2021 cơ bản đạt được mục tiêu chung của Đề án là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội; từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật. Nâng cao năng lực, nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm trong phạm vi Đề án để đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Một số mục tiêu cụ thể cũng được đặt ra, như: 90% Nhân dân tại các địa bàn thực hiện điểm được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trọng tâm là những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến tình hình vi phạm pháp luật phù hợp với đặc thù của từng địa bàn; 100% cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại địa bàn trọng điểm được cung cấp kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực pháp luật liên quan; tiếp tục kiềm chế, phấn đấu giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn; 100% tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật được biên soạn trong khuôn khổ của Đề án được đăng tải công khai trên mạng internet để cán bộ, nhân dân tại địa bàn khai thác, tham khảo và sử dụng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; xây dựng mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng phát hiện gương người tốt, việc tốt, trọng tâm phản ánh thực tiễn thi hành các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi Đề án. Kế hoạch được triển khai tại 09 đơn vị cấp xã, gồm: Phường Phước Vĩnh (thành phố Huế); phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy); xã Hương Phong (thị xã Hương Trà); xã  Phú Thượng (huyện Phú Vang); thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc); xã Quảng An (huyện Quảng Điền); xã Điền Lộc (huyện Phong Điền); thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông); thị trấn A Lưới (huyện A Lưới).

Hội nghị cũng đã giới thiệu một số quy định pháp luật về an toàn giao thông đường bộ để bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho những người làm tham gia triển khai Đề án trong năm 2018 nhằm góp phần kiềm chế, giảm thiểu tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng như hướng đến hoàn thành các mục tiêu của Đề án./.

Nguyễn Thị Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.570.168
Lượt truy cập hiện tại 8.149