Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao ban, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018
Ngày cập nhật 23/07/2018

Ngày 20/7/2018, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao ban, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 với thành phần Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế và Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở. Hội nghị do đồng chí Đào Chuẩn, Giám đốc Sở chủ trì.

 

Nhấn mạnh những kết quả đạt được trong công tác tư pháp đầu năm, đồng chí Phan Văn Quả – Phó Giám đốc Sở nêu rõ: Công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2018 đã được ngành Tư pháp địa phương triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, Chương trình, Kế hoạch của UBND tỉnh, Bộ Tư pháp; một số nhiệm vụ công tác có chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao, nổi bật: Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp tiếp tục thể hiện tốt vai trò “gác cổng” về mặt thể chế cho HĐND, UBND các cấp; chất lượng thẩm định ngày càng được nâng cao, chú trọng vào tính khả thi, hợp lý của văn bản; các báo cáo thẩm định được các Sở, ngành, địa phương đánh giá cao. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quan tâm thực hiện bằng việc tham mưu trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và ban hành Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 quy định cụ thể nội dung chi, mức chi cho công tác này tại địa phương.

Việc triển khai các luật do Quốc hội mới ban hành được các Sở, ngành, địa phương tổ chức bài bản, chú trọng các quy định gắn liền với người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, Sở Tư pháp đã tập trung tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố Huế; tăng cường các hoạt động tọa đàm, trao đổi thông tin chuyên đề để đánh giá về kết quả, tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động như: câu lạc bộ pháp luật, báo cáo viên pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước,...

Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 20/6/2018 thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn năm 2018 – 2022”. Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, đặc biệt là việc thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, y tế, lao động, thương binh và xã hội và kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.

Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp đã tập trung nâng cao chất lượng và giải quyết được khối lượng lớn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực hành chính tư pháp, trong đó quan tâm thực hiện việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, từng bước hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho người dân cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước. Từ 01/02/2018 có 152/152 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh áp dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch, việc sử dụng phần mềm tạo thuận lợi cho công tác thống kê hộ tịch theo Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch. Tổ chuyên viên liên hợp thực hiện Thỏa thuận tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tổ chuyên viên liên hợp thực hiện Thỏa thuận tỉnh Sê Kông, tỉnh Salavan – nước CHDCND Lào hoàn thành việc khảo sát thực tế, điều tra, thống kê, phân loại, lập danh sách người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước; hiện UBND tỉnh đang tổ chức mời Đoàn lãnh đạo Ủy ban chính quyền 02 tỉnh Salavan và Sê Kông, nước CHDCND Lào sang tỉnh Thừa Thiên Huế để thống nhất danh sách người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Salavan và tỉnh Sê Kông.

Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Sở Tư pháp đã phối hợp với Đoàn luật sư tỉnh thực hiện các thủ tục báo cáo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy xem xét thành lập Chi bộ cơ sở đảng tại Đoàn luật sư tỉnh. Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14/6/2018 triển khai thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương đang được kiện toàn phù hợp với yêu cầu cải cách, tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sở Tư pháp đã ban hành và đang tổ chức thực hiện các Chương trình hành động số 99/CTr-UBND ngày 28/5/2018 và Chương trình hành động số 100/CTr-UBND ngày 28/5/2018 với 6 nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch của UBND tỉnh.

Tại Hội nghị đã có 18 ý kiến tham gia của các đại biểu phản ánh về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ và trả lời kiến nghị của các phòng nghiệp vụ liên quan đến các nhóm nhiệm vụ về triển khai phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch; việc đăng ký chứng tử cho những trường hợp chết đã lâu; khó khăn trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tại địa bàn các huyện; việc xây dựng các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; khó khăn trong việc thực hiện Điều 30 của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015,... 

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Đào Chuẩn, Giám đốc Sở ghi nhận thành tích công tác tư pháp đạt được, đồng thời cũng phân tích những hạn chế, tồn tại trong công tác tư pháp trong 6 tháng đầu năm và để triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2018, đồng chí đề nghị các đơn vị nghiên cứu, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp 6 tháng cuối năm tại Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh để tiếp tục triển khai, thực hiện, đảm bảo hoàn thành theo kế hoạch công tác năm đề ra; đồng thời nhấn mạnh đối với những vướng mắc, kiến nghị thuộc thẩm quyền chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Tư pháp, các phòng nghiệp vụ thuộc Sở giải đáp, trả lời theo quy định; các vướng mắc về nghiệp vụ chưa được giải đáp đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, các phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở có văn bản xin ý kiến và đề xuất phương án giải quyết, nếu không được thì báo cáo xin ý kiến của UBND tỉnh, Bộ Tư pháp; sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc của Lãnh đạo Bộ và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đề nghị các phòng chuyên môn có hướng dẫn để Phòng Tư pháp cấp huyện và các phòng, đơn vị thực hiện thống nhất./.

 

Nguyễn Ngọc Thiên An
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao ban, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018
Ngày cập nhật 23/07/2018

Ngày 20/7/2018, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao ban, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 với thành phần Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố Huế và Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở. Hội nghị do đồng chí Đào Chuẩn, Giám đốc Sở chủ trì.

 

Nhấn mạnh những kết quả đạt được trong công tác tư pháp đầu năm, đồng chí Phan Văn Quả – Phó Giám đốc Sở nêu rõ: Công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2018 đã được ngành Tư pháp địa phương triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, Chương trình, Kế hoạch của UBND tỉnh, Bộ Tư pháp; một số nhiệm vụ công tác có chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao, nổi bật: Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp tiếp tục thể hiện tốt vai trò “gác cổng” về mặt thể chế cho HĐND, UBND các cấp; chất lượng thẩm định ngày càng được nâng cao, chú trọng vào tính khả thi, hợp lý của văn bản; các báo cáo thẩm định được các Sở, ngành, địa phương đánh giá cao. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quan tâm thực hiện bằng việc tham mưu trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và ban hành Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 quy định cụ thể nội dung chi, mức chi cho công tác này tại địa phương.

Việc triển khai các luật do Quốc hội mới ban hành được các Sở, ngành, địa phương tổ chức bài bản, chú trọng các quy định gắn liền với người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, Sở Tư pháp đã tập trung tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố Huế; tăng cường các hoạt động tọa đàm, trao đổi thông tin chuyên đề để đánh giá về kết quả, tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động như: câu lạc bộ pháp luật, báo cáo viên pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước,...

Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 20/6/2018 thực hiện “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn năm 2018 – 2022”. Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, đặc biệt là việc thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, y tế, lao động, thương binh và xã hội và kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.

Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp đã tập trung nâng cao chất lượng và giải quyết được khối lượng lớn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực hành chính tư pháp, trong đó quan tâm thực hiện việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, từng bước hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho người dân cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước. Từ 01/02/2018 có 152/152 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh áp dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch, việc sử dụng phần mềm tạo thuận lợi cho công tác thống kê hộ tịch theo Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch. Tổ chuyên viên liên hợp thực hiện Thỏa thuận tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tổ chuyên viên liên hợp thực hiện Thỏa thuận tỉnh Sê Kông, tỉnh Salavan – nước CHDCND Lào hoàn thành việc khảo sát thực tế, điều tra, thống kê, phân loại, lập danh sách người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước; hiện UBND tỉnh đang tổ chức mời Đoàn lãnh đạo Ủy ban chính quyền 02 tỉnh Salavan và Sê Kông, nước CHDCND Lào sang tỉnh Thừa Thiên Huế để thống nhất danh sách người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Salavan và tỉnh Sê Kông.

Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Sở Tư pháp đã phối hợp với Đoàn luật sư tỉnh thực hiện các thủ tục báo cáo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy xem xét thành lập Chi bộ cơ sở đảng tại Đoàn luật sư tỉnh. Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14/6/2018 triển khai thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương đang được kiện toàn phù hợp với yêu cầu cải cách, tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sở Tư pháp đã ban hành và đang tổ chức thực hiện các Chương trình hành động số 99/CTr-UBND ngày 28/5/2018 và Chương trình hành động số 100/CTr-UBND ngày 28/5/2018 với 6 nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch của UBND tỉnh.

Tại Hội nghị đã có 18 ý kiến tham gia của các đại biểu phản ánh về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ và trả lời kiến nghị của các phòng nghiệp vụ liên quan đến các nhóm nhiệm vụ về triển khai phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch; việc đăng ký chứng tử cho những trường hợp chết đã lâu; khó khăn trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tại địa bàn các huyện; việc xây dựng các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; khó khăn trong việc thực hiện Điều 30 của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015,... 

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Đào Chuẩn, Giám đốc Sở ghi nhận thành tích công tác tư pháp đạt được, đồng thời cũng phân tích những hạn chế, tồn tại trong công tác tư pháp trong 6 tháng đầu năm và để triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2018, đồng chí đề nghị các đơn vị nghiên cứu, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp 6 tháng cuối năm tại Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh để tiếp tục triển khai, thực hiện, đảm bảo hoàn thành theo kế hoạch công tác năm đề ra; đồng thời nhấn mạnh đối với những vướng mắc, kiến nghị thuộc thẩm quyền chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Tư pháp, các phòng nghiệp vụ thuộc Sở giải đáp, trả lời theo quy định; các vướng mắc về nghiệp vụ chưa được giải đáp đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, các phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở có văn bản xin ý kiến và đề xuất phương án giải quyết, nếu không được thì báo cáo xin ý kiến của UBND tỉnh, Bộ Tư pháp; sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc của Lãnh đạo Bộ và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đề nghị các phòng chuyên môn có hướng dẫn để Phòng Tư pháp cấp huyện và các phòng, đơn vị thực hiện thống nhất./.

 

Nguyễn Ngọc Thiên An
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.522.420
Lượt truy cập hiện tại 3.285